Trên thị trường hiện nay đang rộ lên việc mua và sử dụng tỏi đen. Tuy nhiên, đa phần mọi người vẫn chưa biết nhiều về tỏi đen là gì và tỏi đen được trồng như thế nào?


Sau khi sưu tầm được một số thông tin về tỏi đen thì hôm nay tôi xin giới thiệu để mọi người có thể hiểu rõ hơn về tỏi đen, tác dụng của tỏi đen và cách sử dụng tỏi đen như thế nào.


1. Tỏi đen là gì?


Tỏi đen (black garlic) là sản phẩm lên men từ tỏi trắng (tỏi gia vị dùng làm thực phẩm thông thường). Ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật, Pháp,.. toi den được sử dụng rộng rãi với vai trò là một loại thực phẩm tăng cường sức khỏe, sử dụng tỏi đen trở thành nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng. Hoạt chất trong Tỏi đen có khả năng chống oxy hóa rất cao, giúp phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và chống lão hóa.





Hàn Quốc là nơi xuất hiện tỏi đen đầu tiên, sau đó người Nhật Bản thấy rõ công dụng của tỏi đen nên đã nghiên cứu thêm và tỏi đen trở thành sản phẩm thương mại phố biến trên thế giới từ năm 2005. Các thị trường tại Mỹ, châu Âu rất ưa chuộng sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên này. Giá tỏi đen xuất khẩu sang các nước này cũng cao ngất ngưởng, khoảng 300 – 500 USD/ kg. Giá tỏi đen Nhật Bản có thể lên tới 500 USD/kg.Trung quốc hiện là nước sản xuất và xuất khẩu tỏi đen nhiều nhất thế giới.


Như vậy bạn đã phần nào nắm rõ về nguồn gốc cũng như các thông tin liên quan đến toi den la gi rồi. Tiếp theo xin được giới thiệu các dòng tỏi đen của các nước như sau:


2. Tỏi đen Việt Nam.


Ở Việt Nam, lần đầu tiên tỏi đen được HỌC VIỆN QUÂN Y nghiên cứu quy trình lên men cũng như thành phần hóa học và tác dụng sinh học của tỏi đen trong đề tài cấp Nhà nước mã số KC10.TN05/11-1, tiến sĩ Vũ Bình Dương là chủ nhiệm đề tài.Để có được thành công này, các nhà khoa học hàng đầu của Học Viện Quân Y đã phải thử nghiệm hàng chục tấn tỏi tươi và mất hơn 5 năm.


Sở dĩ như vậy bởi để làm ra tỏi có màu đen thì rất dễ, thậm chí có thể làm tỏi đen tại nhà với dụng cụ nồi cơm điện, nhưng để đạt được lượng hoạt chất yêu cầu và thậm chí nâng cao hơn nữa lượng hoạt chất so với tỏi đen khác trên thị trường thế giới thì không hề đơn giản. Sau này, cũng có các trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp phát triển sản xuất và bán phổ biến rộng rãi trong cả nước làm cho thị trường tỏi đen ở Việt Nam được phân chia làm nhiều loại khá đa dạng, do các vùng tỏi khác nhau và giống tỏi khác nhau.





Tỏi đen Lý Sơn, nguyên liệu có thương hiệu, tuy nhiên củ nhỏ, tép tỏi nhỏ khó bóc. Giá thường cao do giá tỏi Lý Sơn đầu vào cao.


Tỏi đen miền Bắc: làm từ tỏi Hải Dương, Bắc Giang, Nam Định…


Tỏi đen đơn côi (hay còn gọi là tỏi đen cô đơn), làm từ tỏi cô đơn. Dễ bóc nhưng giá rất cao.


Hiện nay giá tỏi nguyên liệu đang tăng rất nhiều so với các năm trước. Đây là cơ hội cho nghề trồng tỏi ở Việt Nam


3. Tỏi đen Hàn Quốc


Hàn Quốc là nước đầu tiên làm ra tỏi đen nhờ vào kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên tỏi đen Hàn Quốc và tỏi đen Nhật Bản bị hạn chế bởi vùng nguyên liệu và khó khăn về thời tiết nên sản phẩm của các nước này không có lợi thế bằng tỏi đen Việt Nam.


4. Tỏi đen nhật Bản


Thị trường Nhật rất ưa chuộng thực phẩm chức năng tỏi đen, là nước tiêu thụ tỏi đen hàng đầu thế giới, tuy nhiên tỏi đen sản xuất tại Nhật Bản không nhiều do hạn chế về thời tiết, thổ nhưỡng. Vì vậy thị trường Nhật Bản thường phải tỏi đen từ các nước khác, chủ yếu là Trung quốc và các nước châu Âu, Học Viện Quân Y hiện cũng đã đưa sản phẩm tỏi đen của mình sang thị trường Singapore và xúc tiến các thị trường ngoại khác.