Bơ sáp trịnh mười, mãng cầu daklak, dâu tây đà lạt, quýt lai vung, xoài cát hòa lộc, xoài cát chu , thanh long ruột đỏ, phúc bồn tử

    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #11
    Măng cụt không những là loại quả dễ ăn mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Các kháng thể Xanthones trong măng cụt có thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng có lợi cho sức khỏe.
    Nước dừa có tác dụng gì?
    Tác dụng tuyệt vời của quả bơ với phụ nữ mang thai
    Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của dưa lê
    Bột sắn dây có tác dụng gì?
    Trái măng cụt có nhiều hỗn hợp kháng thể Xanthones thiên nhiên. Cho đến bây giờ công trình nghiên cứu y khoa đã khám phá ra trên 40 loại kháng thể Xanthones thiên nhiên trong vỏ măng cụt (Khoảng 20% của tổng số kháng thể Xanthones đã được khám phá trên địa cầu), và chưa có một loại trái cây nào có thể sánh bằng trái măng cụt về phương diện này.

    Trong phần ăn được của quả măng cụt rất giàu dưỡng chất như: chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho,… và vitamin như B1, C.

    Trái măng cụt được biết đến với một số tác dụng sau:

    1. Tăng cường sinh lực

    Khả năng chống mệt mỏi của măng cụt là một trong những điểm lợi tìm thấy từ trái cây này. Có thể tiên đoán và tin được rằng măng cụt đem lại sự tăng cường sinh lực một cách an toàn. Những người dùng Măng cụt đã từng khen ngợi về sự tăng cường sinh lực thấy rõ và trạng thái khỏe khoắn trong người.


    Măng cụt có khả năng chống mệt mỏi.
    2. Giảm cân

    Trong thế giới mập phì của chúng ta, các màng tế bào thường trở nên cứng và không thể thấm nước. Các kháng thể Xanthones trong Măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm và có thể thấm nước, có khả năng biến thực phẩm chúng ta ăn vào trở thành năng lượng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn và đồng thời giúp chúng ta giảm cân.

    3. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

    Bệnh tim và chứng động mạch có vách dày và cứng xảy ra khi tính đàn hồi của các mạch máu quanh quả tim không còn nữa. Măng cụt giúp củng cố hệ thống tuần hoàn qua hiệu năng chống vi thể và chống lão hóa. Khi những mạch máu trở nên khỏe mạnh, nguy cơ của bệnh tim cũng giảm theo.

    4. Giảm huyết áp

    Áp huyết cao là một trong những nguyên do đưa đến chứng động mạch có vách dày và cứng. Những mảnh vụn nhỏ nguy hiểm thường được cấu tạo và làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Măng cụt đã tỏ ra hữu hiệu, nhất là đối với những người có một trọng lượng trung bình, trong việc giảm áp huyết và ngăn ngừa sự tấn công áp huyết của mạch máu đường phổi.

    iframe: approve:
    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #12
    5. Cải thiện tình trạng dạ dày

    Một trong những hậu quả của sự lão hóa là sự giảm sút tự nhiên của các chất acid trong dạ dày. Điều này làm cho việc gia tăng vi khuẩn trong dạ dày và gây ra tiêu chảy, đau quặn, ợ hơi, và không thể hấp thu dinh dưỡng. Kháng thể Xanthones trong Măng cụt đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn để cải tiến và tái lập sự quân bình trong dạ dày.

    6. Cải tiến hệ thống tiêu hóa

    Cái vỏ của Măng cụt hâu như cấu tạo bởi chất xơ. Chất xơ có tác dụng đẩy phế thải qua ruột non mau chóng hơn, ngăn ngừa táo bón và ngày cả ung thư ruột. Chất xơ có thể giúp kiểm soát cholesterol bằng cách lấy đi những acid đắng độc hại.


    Kháng thể Xanthones trong Măng cụt đã chứng tỏ khả năng tiêu diệt sự sinh sôi quá độ của vi khuẩn để cải tiến và tái lập sự quân bình trong dạ dày.

    7. Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường (Tuyp II)

    Với khả năng làm thấp và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực, chống viêm, và làm giảm nhu cầu thuốc men vì lượng đường trong máu xuống bất bình thường, Măng cụt có thể là điều cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

    8. Giúp tinh thần thêm minh mẫn

    Sự hư hại do hiện tượng lão hóa đối với não bộ là một nguyên nhân chính yếu của các bệnh tâm thần, lãng trí, tay chân run lẩy bẩy và những bệnh khác có liên hệ đến trung khu thần kinh. Măng cụt là một trong những thứ hữu hiệu nhất để chống lão hóa, cho nên nó được xem như có hiệu quả trong việc phòng ngừa sự thoái hóa của tinh thần. Hơn nữa, nó đã chứng minh cho thấy khả năng cải tiến sự bén nhạy.

    9. Giảm Cholesterol

    Khi mà loại cholesterol xấu (LDL) bị oxy hóa trong dòng máu và các động mạch, những mảng sợi sẽ được tạo ra. Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các kháng thể Xanthones trong Măng cụt có tác dụng là giảm sự lão hóa của loại cholesterol xấu (LDL), và ngăn ngừa sự tạo thành của những mảng sợi nguy hiểm.

    iframe: approve:
    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #13
    Bộ phận dùng: Vỏ quả Quýt chín - Pericarpium Citri Reticulatae, thường gọi là Trần bì.

    Vỏ quả còn xanh - Pericupium Citri Reticulatae Viride, thường gọi là Thanh bì.

    Vỏ quả ngoài - Exocarpium Citri Rubrum, gọi là Quất hồng.

    Hạt quýt - Semen Citri Reticulatae, gọi là Quất hạch.

    Người ta còn dùng lá Quýt.

    Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn Ðộ và Trung Quốc, được trồng khắp nơi để lấy quả, nhiều nhất là ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên, Nam Hà, Hà Bắc, Bắc Thái. Thu hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi khô làm Trần bì, Trần bì để càng lâu càng tốt; để lấy vỏ quả ngoài gọt hết lớp vỏ trong; quả còn xanh bóc lấy vỏ phơi khô dùng làm Thanhh bì. Hạt Quýt lấy ở quả chín phơi khô làm Quất hạch.

    Thành phần hóa học: Trong vỏ có 2 loại dầu, loại dầu cam 0,50% và loại dầu cam rụng 0,50%. Thành phần chính trong dầu là d và dl-limonen 78,5%, d và dl-limonene 2,5% tương ứng với 2 loại dầu và linalool 15,4%. Còn có một ít citrale, các aldehyd nonylic và decylic và chừng 1% methyl anthranylat methyl.

    Dịch của quả chứa đường và acid amin tự do, acid citric, vitamin C, caroten. Lá cũng chứa 0,5% tinh dầu. Hạt cũng có tinh dầu.

    Tính vị, tác dụng:

    - Hoa kích thích

    - Quả Quýt (chủ yếu là dịch); vị chua ngọt, tính mát; có tác dụng giải khát, mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái.

    - Vỏ quả Quýt và lá Quýt đều có tinh dầu, có tác dụng chữa ho đờm và giúp tiêu hoá.

    - Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá.

    - Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp.

    - Lá và hạt Quýt có vị đắng the, mùi thơm, tính bình; có tác dụng hành khí, tiêu viêm.

    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin. Vỏ và lá để chế tinh dầu.

    - Trần bì (vỏ Quýt chín) dùng chữa ho, tức ngực, nhiều đờm, trúng thực đầy bụng, đau bụng, ợ hơi, nôn mửa, ỉa lỏng; còn dùng trừ thấp, lợi tiểu, giải độc cá tanh. Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc.

    - Thanh bì dùng chữa đau gan, tức ngực, đau mạng sườn, sốt rét.

    - Hạt Quýt dùng chữa sa ruột, hòn dái sưng đau, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.

    - Ta còn dùng lá chữa tức ngực, ho, đau bụng, sưng vú, núm vú nứt lở (sao nóng đắp, có khi phơi khô, sắc uống như vỏ Quýt).

    Liều dùng 4-12 vỏ, 6-12 hạt, lá.

    iframe: approve:
    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #14
    Những tác dụng bất ngờ của vỏ cam quýt với sức khỏe
    Giúp ngủ ngon

    Dùng nước hãm từ vỏ quýt hoặc vỏ cam còn tươi với nước nấu sôi trong một giờ, đậy nắp kín, sau đó lược sạch và vắt nước phần vỏ để pha vào bồn tắm. Đồng thời vắt thêm tinh dầu từ vỏ còn tươi trộn chung với muối tán mịn cho vào nước tắm. Trước khi đi ngủ khoảng một giờ, hãy ngâm mình trong hỗn hợp trên 15 phút và thực hiện cách ngày một lần.

    Trị viêm phế quản mãn tính

    Lấy vỏ quýt tươi từ 5 - 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày.

    Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.

    Trị ho

    Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng.

    Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.

    Trị đau đầu

    Xông mặt bằng hỗn hợp tinh dầu vỏ cam, quýt với nước có tác dụng giảm thiểu những cơn đau đầu khó chịu. Ngoài ra, những món ăn có chế biến thêm vỏ quýt để đề phòng bệnh viêm gan, do thành phần tinh dầu có trong vỏ quýt loại trừ hàm lượng: cholesterol LDL gây hại cho cơ thể.

    Hướng dẫn cách xông hơi

    Nhỏ vài giọt tinh dầu có trong vỏ quý, cam vào 1 chậu nước sạch rồi ghé sát mặt vào chậu, có thể dùng thêm khăn mặt để trùm kín lên đầu. Tinh dầu sẽ theo hơi nước phả vào mặt một cách trực tiếp, từ đó góp phần nhanh chóng đẩy các độc tố qua lỗ chân lông, làm da săn chắc lại. Khi nước đã nguội, bạn có thể tận dụng chậu nước này để rửa mặt.

    iframe: approve:
    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #15
    Tác dụng chữa bệnh của xoài
    Theo y học cổ truyền, xoài có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, được dùng để chữa ho ra máu, chảy máu đường ruột, đau răng, rong kinh, trừ giun sán. Tất cả các loại xoài ở Việt Nam đều có thể dùng làm thuốc.

    Sau đây là một số bài thuốc từ xoài:
    - Ho ra máu: Vỏ trái xoài chín nấu thành cao lỏng, mỗi lần dùng 10 g hòa với 120 ml nước, cách 1-2 giờ uống 1 thìa cà phê.

    - Chảy máu đường ruột hoặc tử cung: Lấy vỏ quả xoài cát chín nấu thành cao lỏng. Khi dùng, lấy 10 g cao hòa với 120 ml nước sôi, cách 3 giờ uống 2 thìa cà phê.

    - Đau răng, lở loét chân răng: Vạt lấy một miếng vỏ cây xoài bằng 2 bàn tay, thái nhỏ, đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Mỗi ngày ngậm (thỉnh thoảng súc cho thuốc thấm vào chân răng) 3 lần, mỗi lần 10 phút.

    Hoặc: Vỏ cây xoài sao khô 3 phần, bồ kết sao khô 1 phần, quả na sao khô 1 phần. Tất cả tán mịn, trộn đều, rắc vào chỗ răng đau hoặc xát vào lợi.

    - Thổ tả: Lá xoài 100 g (sao vàng), lá chanh 100 g, đổ 2 bát nước vào sắc còn 1 bát, sau đó cho vào 10 ml r*** bạc hà (hoặc thêm 50 g lá bạc hà vào nấu chung), uống nóng, từng hớp một.

    - Rong kinh và khí hư: Vỏ quả xoài chín 30 g, sắc uống hằng ngày.

    - Đi ngoài ra máu, lỵ mạn tính: Vỏ quả xoài chín 50 g, phơi khô, sắc uống hằng ngày.

    - Trừ giun đũa: Nhân hạt xoài 20 g, hạt chanh 15 g, 2 thứ giã nát, đổ 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào sáng sớm lúc còn đói, uống liền trong 2-3 ngày.

    - Làm săn da: Lá xoài tươi 50 g, giã nát, đắp mặt trong 20 phút rồi rửa mặt thật sạch.

    - Rửa vết thương: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun sôi 10 phút, dùng để rửa vết thương.

    - Ho, viêm họng: Lá xoài tươi 200 g, cho vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho sôi 15 phút, sau đó bắc xuống, dùng khăn trùm kín đầu để xông. Khi xông nhớ há miệng để đưa hơi vào cổ họng. Làm mỗi ngày 1 lần.

    Lưu ý:

    - Thịt quả xoài có tác dụng lợi tiểu, chữa hoại huyết, nhưng nếu ăn nhiều sẽ nóng.

    - Mủ xoài có chất độc gây nôn mửa, tiêu chảy, viêm da.

    Nguồn: Sức khỏe và đời sống

    Công dụng của xoài
    (Dân trí) - Quả xoài là một thứ quả ngon có giá trị lớn so với nhiều quả khác. Cách thưởng thức thú vị là thái xoài thành từng miếng mỏng ngâm trong r*** vang và đường, thêm ít quế cho thơm. Tuy nhiên, xoài không chỉ là nguồn cung cấp Vitamin C hiệu quả…
    Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê.

    Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch.

    Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị.

    Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 - 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên. Đây là công thức của người Philipin

    Vỏ thân xoài (dùng tươi hoặc khô): Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô dưới dạng thuốc sắc được dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới của phụ nữ. Tại miền Bắc Việt Nam, vỏ được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng.

    Nhựa vỏ cây xoài: có màu đen không mùi, vị đắng hắc, ra không khí đặc lại, hoà vào nước chanh dùng bôi trị ghẻ lở.

    Lá xoài: được dùng tại một số vùng ở Ấn Độ để nuôi trâu bò nhưng lá già chứa một lượng nhỏ chất độc cho nên nếu trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc chết trâu bò.

    iframe: approve:
    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #16
    MÓN MỚI RA MẮT THỰC KHÁCH ĐÂY AH
    CHUỐI SÁP ĐỒNG THÁP

    Không biết có ai ghiền món dân dã này như tui không, chứ tui thật sự là ghiền. Phân tích đủ thứ về cái sự ghiền của tui: Thứ nhất, chuối là bổ. Các bác chẳng thấy tivi báo chí nói đầy ra đấy chứ, chuối rất tốt cho sức khỏe, một ngày nên ăn 1 quả chuối.

    Tui không biết cái chuối sáp này ăn vào có ích cho sức khỏe như thế nào. Nhưng túm lại cho khỏi phải mệt, cứ chuối là bổ. Bất kể chuối sáp tui ghiền không giống các loại chuối khác là ăn khi quả chín. Uh, mà cái nào ăn mà chả phải lúc nó chín rồi. Nhưng mà ý tui nói là các loại chuối kia chín tự nhiên, còn chuối tui thích phải chín nhân tạo thì mới ăn được. Nghĩa là phải cho vào nồi nấu cho ba đào chuyển động, đến khi chuối nứt vỏ, lộ ra cái ruột vàng ươm như nghệ thế kia thì mới ăn được. Túm lại cho gọn, tui không biết tui dài dòng khó hiểu từ khi nào nữa. Túm lại thêm lần nữa, chuối sáp chín luộc ăn là ngon.

    Chuối sáp tui mua về khi nó còn xanh nhưng đã xem bộ già rồi. Tui về tui để vài hôm, vỏ chuối chín vàng hườm huờm thế là tui đem luộc. Luộc khá lâu, chuối nứt vỏ, vàng rực tắt bếp. Chuối sáp ăn nóng cũng ngon, ăn lạnh cũng ngon - có nghĩa là cho vào tủ lạnh ăn dần. Cắn một miếng vào, dẻo nghẹo, ngọt không hẳn ngọt lịm mà cũng không phải là nhạt đâu, cái ngọt đủ cho nguời ta ăn 1 trái, với bẻ thêm trái nữa. Có những nải chuối, luộc để vài ngày, cắn vào 1 miếng, ở giữa, chỗ mấy cái hột chuối nó tươm mật, ăn ngon gì đâu á.

    Nghe nói mà thèm, vài nải chuối để dành luộc ăn chơi

    iframe: approve:
    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #17
    Dâu tây chứa rất nhiều dưỡng chất nên rất tốt cho chúng ta đấy!
    Tăng cường hệ miễn dịch

    Trong dâu tây có chứa rất nhiều vitamin C – một chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống oxy hóa cực hiệu quả. Chính vì vậy, nó có thể làm tăng sức đề kháng, ngăn cản sự viêm nhiễm trong cơ thể của chúng ta.

    Đặc biệt, theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia, khả năng chống oxy hóa của dâu tây có thể phát huy tác dụng chỉ trong vài tuần lễ. Mức protein C-reactive (loại protein biểu hiện tình trạng viêm nhiễm của cơ thể) có thể giảm tới 14% chỉ sau một tuần bổ sung dâu tây vào thực đơn thôi đó!

    Ngăn chặn đủ loại bệnh nguy hiểm

    Đặc tính chống oxy hóa trong dâu tây có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, giúp bảo vệ mắt, tăng cường sự khỏe mạnh cho giác mạc và võng mạc, nhất là khi tiếp xúc với tia tử ngoại.

    Không chỉ thế, các chất có trong dâu tây như lutein, zeathacins, acid ellagic, các loại vitamin A, B1, B2, C và chất xơ chính là những “liều thuốc” rất tốt giúp chúng ta phòng chống các căn bệnh như táo bón, viêm ruột, tiểu đường, và thậm chí là cả ung thư nữa nhé!

    Người bạn tuyệt vời của làn da

    Lượng vitamin giàu có trong dâu tây chính là người bạn tuyệt vời cho làn da của chúng ta. Nó không chỉ làm tăng cường quá trình tổng hợp collagen, mà còn cải thiện độ đàn hồi, chống lão hóa, giúp da luôn căng mịn, tươi trẻ.

    Ngoài ra, acid ellagic trong dâu tây còn giúp ngăn ngừa sự phá hủy collagen và chống viêm rất hiệu quả. Nó giúp bảo vệ da khỏi các các nếp nhăn và tác động xấu của tia tử ngoại.

    Có lợi cho tim mạch

    Theo các chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng thuộc Canada, việc tăng cường dâu tây trong khẩu phần ăn có thể ngăn cản quá trình oxy hóa, hạ thấp lượng mỡ trong máu, giúp kiểm soát được cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường…

    Các chất trong dâu tây có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, giúp bảo vệ tim mạch, chống lại ảnh hưởng có hại của cholesterol LDL. Ngoài ra, chất kali có trong loại quả này có thể giúp điều hòa huyết áp và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ natri nữa cơ đấy!

    Làm trắng răng

    Acid malic trong dâu tây có vai trò như một chất tẩy trắng rất an toàn đối với men răng. Cùng với đó, nguồn vitamin C dồi dào còn giúp làm trắng và lấy đi những vết ố vàng trên răng.

    Chính vì thế, các bạn có thể dùng dâu tây để làm trắng răng bằng những cách rất đơn giản như sử dụng những lát dâu mỏng hoặc trộn với soda để thoa lên bề mặt răng. Tuy nhiên, sau đó, chúng ta vẫn cần đánh răng lại để tránh trường hợp chất đường trong dâu tích tụ và làm hỏng răng nhé!

    iframe: approve:
    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #18
    cm có nhu cầu thì ới em nhé

    iframe: approve:
    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #19
    lên nào

    iframe: approve:
    • 118 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #20
    ngày mai nhà em có thanh long đỏ, xoài cát hòa lộc , xoài cát chu, quýt đường Lai vung , cm oder mai em giao hàng nhé

    iframe: approve:

LinkBacks Enabled by vBSEO