Mình với gia đình mới đi lên Sapa về, Sapa thì trước đấy mình có đi một lần rồi, lần trước đi cùng nhóm bạn nên đi theo kiểu tự lo, đi tàu lên Lào Cai, bắt xe lên Sapa rồi thuê xe máy đi lại. Chi phí mỗi người cũng phải cỡ trên 2tr, lần này là đi với gia đình nên mình đặt tour đi cho an toàn mà đỡ phải nghĩ ngợi. Tính nguyên chi phí cả tour là gần 1tr8, mẹ nào còn mua quà về nhà hay đi ăn nhà hàng bên ngoài thì tính thêm chi phí đó vào. Mình tính ra đi tour còn rẻ hơn cả đi tự túc bởi chi phí ăn uống, thuê xe trên đó cũng khá đắt.

Các mẹ vào bấm vào link sau để xem chi tiết tour nhé: Deal du lịch





Mình cũng đăt tour ở trên trang này thôi. Còn đây là lịch trình cho các me:

Đêm 1: Hà Nội – Lào Cai – Sapa

21h30-22h00: Xe đón khách tại Khách sạn gần phố cổ Hà Nội, bắt đầu hành trình đi Sapa bằng xe giường nằm. Xe này theo mình thấy thì khá sạch sẽ, có điều hòa, tiện nghi, dễ chịu.

Ngày 1: Sapa – Thác Bạc - Trạm Tôn - Cát Cát (Ăn Sáng, Trưa, Tối)

Xe sẽ dừng ở Sapa tầm sáng sớm. Sau đó sẽ có điều hành tour giới thiệu 5-10p về Sapa và lịch trình cho khách. Khách được tặng đồ uống chào mừng luôn.

6h00-8h00: Ăn sáng buffet tại Khách sạn.
8h00: Sau bữa sáng, xe và hướng dẫn viên đưa khách đi Trạm Tôn và Cổng Trời. Cổng trời này giáp với Lai Châu, cảnh trên đó thì đẹp tuyệt vời. Lên cổng trời thì sẽ đi qua đèo Ô Quy Hồ, đây là đoạn đèo khung cảnh hùng vĩ vào loại bậc nhất ở Sapa. Các bác có thể dừng xe chụp ảnh ở 1 số điểm.

Ảnh minh họa cho các mẹ:





Sau đó khách đi thăm Thác Bạc. Về cơ bản thì Thác Bạc không có gì quá đặc sắc nhưng đã được trả tiền vé thì cứ vào thôi ạ. Đường lên nhìn thì sợ chứ cũng không hề khó đi và không quá cao như mình tưởng.





Tiếp đến, khách thăm trang trại nuôi cá Hồi của người dân nơi đây. Cá hồi nuôi ở đây thì được cái đảm bảo sạch và ngon hơn cá hồi các mẹ mua siêu thị dán mác nước ngoài.
11h00: lên xe trở về thị trấn.
12h00: Ăn bữa trưa và nhận phòng nghỉ ngơi.
14h30: Xe đưa đi thăm bản Cát Cát nơi sinh sống của người H’mong đen. Bản Cát Cát này vẫn còn giữ được khá nhiều nét dân tộc của người H’mong đen như là nhà sàn, thổ cẩm, cho đến đồ ăn.

Lên bản Cát Cát gặp tây còn nhiều hơn cả người Việt, đặc biệt bản này có nhà hàng bán lẩu cá tầm ăn khá ngon. Cá được câu ở suối và mang về nấu ngay cho khách nên sẽ hơi lâu 1 chút nhưng đảm bảo vị tươi ngon khó tìm. Sau đấy di chuyển đến thác nước Cát Cát, trạm thủy điện Cát Cát của người Pháp xây dựng từ những năm đầu thế kỉ XX. Chụp hình xong thì xe đưa về khách sạn nghỉ ngơi.




19h00: Ăn tối tại nhà hàng khách sạn. Sau đó tự do dạo chơi, thưởng thức café phố núi,… Ngủ đêm tại Sapa. Thời tiết tầm này trên sapa rất dễ chịu, ban ngày thì vẫn có nắng nhẹ nhưng đến tối ngủ vẫn phải dùng đệm sưởi.

Ngày 02: Sapa – Khu du lịch Hàm Rồng – Sapa – Hà Nội (Ăn Sáng, Trưa)
7h00: Ăn buffet sáng tại khách sạn.
8h00: Leo núi Hàm Rồng – khu vực địa chất được cấu thành từ nham thạch núi lửa, với những hình dạng hết sức độc đáo và kỳ thú. Núi Hàm Rồng này rất gần thị trấn Sapa và leo cũng không quá cao nên không mất sức cho lắm.

Lên đến núi Hàm Rồng thì có thể tham quan các điểm sau: Vườn Lan 1- 2, vườn Lê, vườn Táo Mèo, Vườn hoa trung tâm, Hòn Đá Gãy, Cổng trời 1, Cổng trời 2, Đầu Rồng, Hòn Cá Sấu, Khu Thiên Thách Lâm, Hòn Phật Bà, Sân Mây, tháp truyền hình ...,đặc biệt là lên đến Hàm Rồng có thể ngắm nhìn toàn cảnh Sa Pa từ trên cao từ chân tháp truyền hình.


11h00: Quay về thị trấn.
11h30: Trả phòng khách sạn và dùng bữa trưa
Buổi chiều: Tự do khám phá thị trấn Sapa: Thăm quan nhà thờ Đá Sapa, chợ Sapa, Hồ Sapa, Vườn Hoa, khu địa chính. Bữa tối thì có thể thử rượu ngô, lợn bản quay và đặc biệt là Thắng Cố. Các mẹ có thể ăn tại các nhà hàng ở thị trấn, lưu ý là rượu ngô ở đấy rất rất nặng.
21h30-22h00: Lên xe về Hà Nội
4h30-5h00 sáng hôm sau: Về tới Hà Nội.

Tất nhiên với dân phượt có sức khỏe và ham mạo hiểm thì có thể chọn cách đi phượt, tự lo hết mọi việc. Còn với các mẹ ít thời gian mà lại đi cùng chồng con, thích đi kiểu nhàn hạ mà an toàn, có người lo cho hết, giá lại rẻ thì nên chọn mua tour kiểu này ạ.