Trước khi đi du lịch nước ngoài, việc tìm hiểu một chút về văn hóa của quốc gia nơi bạn sẽ đến là cực kỳ cần thiết để chuyến đi của bạn tránh được những rắc rối không đáng có.

Mỗi nền văn hóa lại có một nét đặc trưng riêng, do đó không tránh khỏi mâu thuẫn vào thời điểm giao thoa văn hóa xảy ra, khi những cử chỉ, hành động rất bình thường từ nền văn hóa này lại là điều cấm kỵ ở nơi khác.

Có một hành động rất phổ biến trong ngôn ngữ cơ thể tại rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng riêng tại Ấn Độ và Trung Đông lại cực kỳ không nên làm, đặc biệt là đối với phụ nữ. Đó chính là giao tiếp bằng ánh mắt – eye contact.

Du lịch nước ngoài

Ánh mắt – thứ ngôn ngữ tích cực và tiêu cực

Trước kia, chỉ có nền văn hóa Tây phương là coi ánh mắt như một ngôn ngữ cơ thể quan trọng. Tại Mỹ, Anh, Úc, và nhiều quốc gia thuộc châu Âu, việc nhìn thẳng vào mắt đối phương là một cử chỉ phù hợp trong hầu hết mọi trường hợp giao tiếp.

Nó thể hiện người nghe đang chú ý vào câu chuyện của người đối phương, và nếu như không có “eye contact”, nó có thể mang nghĩa xúc phạm đến người nói. Ngoài ra, nó còn cho thấy bản thân là một người vững vàng và đáng tin cậy.

Văn hóa châu Á thì khác. Với văn hóa phong kiến kéo dài, nơi tầng lớp xã hội được phân cấp rõ ràng, việc nhìn thẳng vào mắt được xem là không phù hợp, nhất là người dưới nhìn lên bề trên. Tuy nhiên, sự giao thoa và hòa nhập với văn hóa thế giới đã đưa vị thế của ánh mắt lên một tầm cao khác, trở thành một công cụ đắc lực trong giao tiếp công việc hàng ngày.

Ở châu Phi và châu Mỹ Latin, ánh mắt có ý tiêu cực hơn. Việc duy trì ánh nhìn lâu thể hiện sự hung hăng, gây sự, và hoàn toàn thiếu tôn trọng đối phương.

Được coi là thứ ngôn ngữ “lãng mạn” tại Ấn Độ và Trung Đông.


Nói chính xác hơn, nó nguy hiểm với người Hồi Giáo. Trung Đông là khu vực của người Hồi Giáo. Còn Ấn Độ, tuy người Hồi Giáo chỉ chiếm 14% dân số cả nước, nhưng như vậy cũng tương đương với gần 200 triệu người, tức là hơn gấp 2 lần so với toàn bộ dân số Việt Nam.

Người Hồi giáo có quy định rất hà khắc về giao tiếp bằng ánh mắt giữa 2 người khác giới. Dù chỉ là một khoảnh khắc, việc nhìn vào mắt là tuyệt đối không thể. Đó chính là lý do mà phụ nữ Hồi giáo khi đi ra đường luôn đeo mạng che mặt.

Phụ nữ khi du lịch đến những quốc gia này cũng cần cẩn trọng. Nguyên do là vì đàn ông ở đây khá “tò mò” với người ngoại quốc do sự khác biệt về ngoại hình, và họ cũng chẳng ngần ngại thử giao tiếp bằng ánh mắt. Việc nhìn đáp lại lúc này có thể bị hiểu nhầm thành “có hứng thú với một mối quan hệ lãng mạn”.

Còn giữa 2 người đàn ông, việc nhìn vào mắt có ý nghĩa tích cực hơn: để thể hiện sự chân thành của bản thân.

Đây không phải là bí kíp giúp bạn tránh bị xâm hại tại Ấn Độ, một trong những quốc gia có tỉ lệ hiếp dâm cao trên thế giới, mà đơn giản chỉ là cách giúp bạn tránh được những tình huống khó xử về giao tiếp văn hóa.

Hotline : Mrs Hương 0914 338 533

———————————LACVIETTRAVEL

TRỤ SỞ CHÍNH: Phòng 102 – 104 TALICO Building 22 Hồ Giám, Đống Đa, Hà NộiTel : +84.4 3 51 88 400 – 0914 338 533 – Fax : +84.4 3 81 89 028

CHI NHÁNH MIỀN TRUNG: Số 49 Nguyễn Khuyến, P.Phú Nhuận, TP.HuếTel: (+84.54) 39 33 131; (+84.54) 39 33 132

CHI NHÁNH MIỀN NAM: Phòng 102 – Building 54 Trương Quốc Dung – Quận Phú Nhuận – Tp.HCMTel: 0917547938

Tour hot: Du lịch Nhật Bản, tour du lịch nhật bản, du lịch nhật bản giá rẻ, tour nhật