Nhà hàng Gò Duối! Thanh khiết hồn quê Việt!

    • 2 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #1

    Nhà hàng Gò Duối khai trương vào ngày 16 tháng 6 năm 2012 tại 97A đường 14, phường 8, quận Gò Vấp, Tp.HCM (ra dường Cây Trâm khoảng 100m; ra đường Quang Trung khoảng 300m). Nhà hàng được thiết kế theo lối kiến trúc giản dị, sang trọng và thoáng mát nằm trong khu dân cư yên tĩnh. Với sức chứa trên 100 khách, nhà hàng phục vụ thực khách các món ăn mộc mạc mà nguyên liệu chính và máy móc hầu hết được nhập từ quê hương Gò Duối kết hợp với những đôi bàn tay khéo léo của một đội ngũ đầu bếp đến từ Phú Yên đã có trên chục năm kinh nghiệm về các món ăn truyền thống và một đội ngũ nhân viên với phong cách phục vụ tận tình, chu đáo sẽ giúp Quý khách tận hưởng những giây phút thật nhẹ nhàng, thư thái và khó phai.


    Nhà hàng Gò Duối là nơi tái hiện lại những món ăn truyền thống đôi lúc đã bị lãng quên và nay đến với Gò Duối quý khách tha hồ lực chọn các món ăn thuần Việt như bánh hỏi lòng heo, cháo lòng, bánh căn, bánh bèo, bánh xèo, bánh canh hẹ, bánh nậm, bánh ít, bánh phu thê ... và đặc biệt là món mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc bắc.,.






    Nhà hàng Gò Duối! Thanh khiết hồn quê Việt!
    Xin được hân hạnh đón chào Quý khách!

    Gò Duối Quán
    Hotline: 0982 770 116
    97A, Đường số 14, Phường 8, Q. Gò Vấp, TPHCM
    Điện Thoại: 08 - 6293 7737 - Fax: 08 - 6293 7738
    Email: cara@dacsangoduoi.com
    Website: www.dacsangoduoi.com


    Chỉnh sửa lần cuối bởi khoinguyen2992; 19/07/2012 vào lúc 09:51 PM.
    iframe: approve:
    • 2 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #2
    Bánh hỏi lòng heo Gò Duối
    Buổi sáng, xe chạy ngang chợ Gò Duối (xã Xuân Lộc, huyện Sông Cầu, Phú Yên) mà không ghé ăn đĩa bánh hỏi lòng heo thì quả là thiếu sót. "Bánh hỏi ở nơi nào cũng có, lòng heo lại càng không phải món hiếm, nhưng muốn ăn miếng bánh hỏi ngon thì phải về đây!". Khách đường xa đã từng một lần thử món này tại đây đều phải tấm tắc như thế.
    Tiêu chuẩn của một đĩa bánh hỏi ngon là cọng bánh phải nhỏ bằng que tăm tre, các miếng bánh không bị rời ra hay vón cục, khi cắn vào miệng người ăn không thấy bở, lúc nhai kỹ thì cảm nhận được vị ngọt của bột gạo, vị béo của dầu dừa và mùi thơm của rau hẹ. Tất cả hỗn hợp ấy sẽ hòa lẫn cùng vị bùi của miếng gan heo, vị béo của miếng phèo non hoặc miếng thịt ba chỉ được luộc khéo để thành món ăn sáng được xếp vào hàng đặc sản của vùng đất một thời nổi tiếng dệt lãnh.
    Để làm ra mỗi lá bánh, người thợ phải giàu kinh nghiệm và công kỹ ở từng công đoạn. Đầu tiên, chọn gạo tốt ngâm với nước lã một đêm. Sau đó, vo và xả đi xả lại ba bốn lần. Khi nào thấy nước trong thì đem xay thành bột. Bột được ngâm thêm một buổi, lóng trong và thay nước vài ba lần nữa (chính giai đoạn này sẽ làm cho bột nở ra, giúp chiếc bánh thành phẩm có độ dai hấp dẫn mà không phải thêm bất kỳ một chất phụ gia nào). Qua thời kỳ chuẩn bị, người thợ bánh dùng một thanh tre lớn (đẽo hình giống chiếc mái chèo) dáo bột.

    iframe: approve:

LinkBacks Enabled by vBSEO