Cổng thanh toán (Payment Gateway) có thể được hiểu như hệ thống xử lý thẻ tín dụng tại bất kỳ siêu thị hoặc cửa hàng nào. Nếu bạn đang điều hành một website, bạn sẽ muốn có một cổng thanh toán trực tuyến. Ngày nay, việc thiết lập một cổng thanh toán đã dễ dàng hơn nhiều nhưng việc có quá nhiều nhà cung cấp cổng thanh toán có thể gây nhiều khó khăn và sai lầm trong việc lựa chọn của doanh nghiệp.


Theo Statista.com, các khoản đặt cước du lịch trực tuyến lên đến 533.52 tỷ $ vào cuối năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 762 tỷ $ vào năm 2019. Trước sự tăng trưởng thần kỳ này, điều dễ hiểu là không có một doanh nghiệp du lịch nào muốn tụt hậu khỏi cuộc đua chung. Vì vậy, qua bài viết này, chúng tôi mong muốn hỗ trợ bạn trong quá trình lựa chọn cổng thanh toán để bạn có thể thanh toán trực tuyến ngay trên website của mình và thỏa mãn khách hàng tốt nhất.


Cổng thanh toán là dịch vụ cho phép website chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng trong thời gian thực. Nó hoạt động như một liên kết giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp để xử lý các thanh toán một cách an toàn. Cổng thanh toán và Merchant Account là các thuật ngữ còn chưa rõ ràng. Một Merchant Account giữ tiền trong tài khoản ngân hàng trước khi gửi vào tài khoản thực tế của bạn trong khi cổng thanh toán trực tuyến chỉ đơn giản chấp nhận hoặc bác bỏ một giao dịch. Khi có một giao dịch phát sinh, website gửi thông tin liên quan đến thẻ tới cổng thanh toán, nếu thông tin khớp với thông tin trên hồ sơ, giao dịch được chấp nhận. Sau đó, cổng thanh toán sẽ chuyển tiền từ thẻ tín dụng của khách hàng sang thẻ của người bán là bạn.


Thông thường, cổng thanh toán và Merchant Account được cung cấp bởi cùng 1 công ty, nếu không, bạn sẽ phải tạo một Merchant Account trước. Dưới đây là cách một cổng thanh toán hoạt động:


Trước khi chọn cổng thanh toán, có một số tiêu chí bạn nên quan tâm để giảm thiểu rất nhiều rắc rối phát sinh sau này:


Khả năng tương thích hệ thống


Tốt nhất bạn nên kiểm tra lại các thông tin Hosting của mình. Cho dù dịch vụ Website Hosting của bạn có thể tích hợp các cổng thanh toán hay không thì các cổng thanh toán này đều cần dễ dàng tích hợp với phần mềm đặt chỗ trực tuyến của bạn. Hiện tại có rất nhiều cổng thanh toán trực tuyến, hãy loại bỏ những lựa chọn không tương thích với hệ thống bạn đang sử dụng.


Thiết lập thời gian


Lưu ý đầu tiên: bạn có thể mất đến một tháng để có Merchant Account và cổng thanh toán. Trong trường hợp nhà cung cấp sẵn sàng ký mà không có Merchant Account thì bạn có thể bắt đầu ngay lập tức. Paypal và Stripe là hai trong số các nhà cung cấp dạng này. Thiết lập một Merchant Account luôn tốn một khoảng thời gian dài mặc dù bạn sẽ muốn nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp. Vì vậy, nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, hãy lên kế hoạch làm điều này đầu tiên.


Ngân sách


Điều tối quan trọng là quyết định ngân sách dự kiến cho việc mua một cổng thanh toán. Bạn nên biết các khoản phí của cổng thanh toán trước khi quyết định và đưa ra một mức chi phí hợp lý nhất (chi phí thiết lập + phí giao dịch + phí quản trị).


Một số nhà cung cấp cổng thanh toán yêu cầu bạn trả phí trên mỗi giao dịch, một số khác yêu cầu bạn cung cấp một khoản phí hàng tháng cho một số lượng giao dịch cố định. Trong trường hợp số lượng giao dịch của bạn thấp, tốt nhất nên tránh phí hàng tháng và chi phí thiết lập cao. Nhưng đồng thời, bạn phải hoạch định được nhu cầu trong tương lai của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp.


Hãy xác nhận cẩn thận trước khi đăng ký vì bạn có thể phát hiện những khoản phí bổ sung khác. Ví dụ:


- Phí xác minh địa chỉ: kiểm tra địa chỉ thanh toán đã khớp với địa chỉ thanh toán trong hồ sơ với nhà cung cấp chưa


- Phí hủy bỏ: Nếu bạn dừng sử dụng tài khoản của mình sớm hơn trong hợp đồng, bạn sẽ phải trả một khoản phạt.


- Phí bồi hoàn: Bạn phải trả phí nếu khách hàng của bạn không chấp nhận thanh toán.


- Phí tối thiểu hàng tháng: Có thể có phí tối thiểu hàng tháng cho dù bạn có giao dịch hay không


- Phí phát hành: Phí đưa ra cho việc tạo các giấy tờ cho tài khoản của bạn


- Lệ phí giao dịch: Đây là khoản phí thông thường bạn phải trả, nhưng yếu tố chính là để biết bạn có phải trả phí hay không cho một giao dịch đủ hoặc không đủ điều kiện. Họ cung cấp mức phí thấp nhất cho một giao dịch đủ điều kiện nhưng vấn đề là hầu hết các giao dịch của bạn luôn đủ điều kiện để họ tính phí cao hơn. Vì vậy, đừng bị lừa bởi cụm từ “phí thấp”. Vì vậy, tốt nhất là hiểu tất cả các loại phí và từng mức phí trước khi đưa ra quyết định rõ ràng.


Bảo mật


Mối quan tâm lớn nhất trong khi hoàn thiện cổng thanh toán là vấn đề bảo mật. Mỗi doanh nghiệp nên chọn lựa các cổng thanh toán an toàn vì như vậy, doanh nghiệp đã xây dựng được niềm tin vào danh tiếng cho mình. Bạn cũng cần hiểu cơ chế phát hiện và ngăn chặn gian lận – được tích hợp vào cổng thanh toán để tránh các vấn đề rủi ro và tránh việc mua hàng giả mạo.


Luôn chọn một nhà cung cấp đạt chuẩn mức 1 của Tiêu chuẩn An toàn dữ liệu của PCI DSS. Điều này chính là bằng chứng cho việc họ đã đạt mức an toàn tối đa. Đồng thời nhấn mạnh vào các biện pháp an ninh được xây dựng như Tokenization – các dữ liệu thẻ tín dụng được lưu trữ dưới dạng mã với một số mặt nạ riêng như ************1111 (dấu * không đại diện cho bất cứ điều gì, nó đơn giản là toàn bộ số thẻ tín dụng với 16 chữ số không được lưu trữ trên mạng của doanh nghiệp). Điều này cho phép bạn thay thế dữ liệu thẻ trên hệ thống kinh doanh nội bộ bằng một ID duy nhất.


Chọn giữa Cổng thanh toán có lưu trữ và không lưu trữ


Cổng thanh toán có lưu trữ (Hosted Payment Gateway) chuyển hướng khách hàng của bạn sang trang thanh toán được lưu trữ an toàn. Sau khi thanh toán, khách hàng được đưa trở lại website của bạn. Đơn hàng được xác nhận và quá trình hoàn tất. Cổng thanh toán không lưu trữ (Non-Hosted Payment Gateway) cho phép khách hàng của bạn nhập thông tin chi tiết trực tiếp trên website của bạn. Ưu thế và bất lợi của hai loại này là:


Hỗ trợ khách hàng


Sự hỗ trợ từ Nhà cung cấp dịch vụ cổng thanh toán là một điểm nhấn cần quan tâm đặc biệt trong kỷ nguyên các công ty du lịch cần một công cụ tương tác với khách hàng làm việc 24/7 này. Trước khi quyết định, hãy hỏi nhà cung cấp của bạn những câu hỏi sau:


- Họ cung cấp phương tiện hỗ trợ gì? Email? Hay điện thoại? Chat? Hay phương tiện nào?


- Việc hỗ trợ có được thực hiện 24/7 không? Hay họ hỗ trợ bạn trong khung giờ nào?


- Các yêu cầu hỗ trợ có bị tính phí không?


- Nhóm hỗ trợ khách hàng của họ ở đâu? Múi giờ tại vị trí đó có phù hợp với bạn không?


Hãy cân nhắc tất cả câu trả lời trước khi quyết định bất cứ điều gì.


Các loại thẻ được chấp nhận


Hầu hết cổng thanh toán đều chấp nhận Visa, MasterCard và American Express. Paypal cũng rất được ưa chuộng để thanh toán trực tuyến. Trong trường hợp phát sinh các giao dịch từ thị trường quốc tế, bạn cần kiểm tra xem cổng thanh toán của mình có hỗ trợ loại thẻ của các quốc gia đó không (ví dụ Visa, Amex, MasterCard và Discover).


Điều kiện thanh toán quốc tế


Doanh nghiệp du lịch của bạn bán tour cho khách du lịch quốc tế? Nếu vậy, tốt nhất bạn nên kiểm tra tính năng đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, phương tiện thanh toán quốc tế của cổng thanh toán mình dự định sử dụng. Xem xét khả năng sẽ phát sinh phí bổ sung trong trường hợp này.


Tự động thanh toán định kỳ


Nhiều khách du lịch đã book tour lặp lại từ một nhà điều hành tour du lịch, hoạt động. Trong trường hợp đó, các doanh nghiệp nên xem xét khả năng lưu trữ thông tin thanh toán của các khách hàng cũ và tính năng tự động tính phí khi mua hàng lặp lại. Điều này tiết kiệm được rất nhiều thòi gian cho khách hàng và hạn chế họ thay đổi quyết định hay bỏ rơi booking của bạn. Hầu hết Cổng thanh toán ngày nay cung cấp điều này nhưng một số nhà cung cấp có thể yêu cầu Merchant Account


Quỹ tín dụng mở rộng


Mỗi nhà cung cấp cổng thanh toán có lịch trình thanh toán khác nhau. Một số lưu giữ tiền của khách hàng trong vòng 30 ngày. Một số có thể chuyển tiền cho bạn ngay sau giao dịch. Một số khác có thể có một ngày quy định để chuyển tiền. Số còn lại chuyển tiền theo ngày.


Hãy dành thời gian nghiên cứu trên website của từng nhà cung cấp thường xuyên để cập nhật những thông tin nhanh nhất.


Tại VietISO, chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế, xây dựng website du lịch tích hợp hệ quản trị nội dung du lịch isoCMS. Với các chức năng cần thiết với một thiết kế đột phá: hệ thống booking online, hệ thống thanh toán trực tuyến qua PayPal, Credit Card, Bank Transfer, Internet Banking,…


Với hệ thống này, mọi thông tin tài khoản của du khách đều được bảo mật. Hỗ trợ thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi với những du khách ở xa, đặc biệt là các du khách inbound. Hơn thế, hệ thống thanh toán trực tuyến còn giúp doanh nghiệp gây ấn tượng với khách hàng bởi tính chuyên nghiệp và hiện đại của website.