Những điều rút ra được từ câu chuyện trong bệnh viện Nhật

    • 12 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #1

    Câu chuyện trong bệnh viện Nhật và những điều đáng suy ngẫm
    Câu chuyện trong 1 bệnh viện của Nhật. Các nhân viên y tế chuyển cách gọi bệnh nhân với từ xưng hô さん sang 様, giống như cách gọi tôn kính khách hàng vậy. Cách gọi này là theo trào lưu của xã hội, ngày càng chuyển sang xã hội dịch vụ, xuất phát từ nhu cầu cạnh tranh kinh tế chi phi di xuat khau lao dong tai nhat ban hơn là nhu cầu lịch sự (bởi vì thực ra người Nhật đã quá lịch sự rồi). Họ nhận thấy một điều lạ lùng: các bệnh nhân trở nên ngang ngược, lỗ mãng, hống hách. Thậm chí có cả những bênh nhân quấy rối tình dục nhân viên nữ.
    Bệnh viện họp nhân viên lại, thống nhất lại nhận thức rằng bệnh viện là một ngành phục vụ đặc thù, không phải là dịch vụ tiếp khách như là khách sạn, không thể quỵ luỵ bệnh nhân bằng mọi giá. Họ quyết định thử quay lại cách gọi cũ là xưng hô bằng さん. Thật lạ lùng, các bệnh nhân một cách vô ý thức tự trở lại lịch sự như trước!
    Các hành động vô thức này hoàn toàn không có sự trao đổi gì giữa nhân viên y tế và bệnh nhân, chỉ là sự thay đổi cách gọi bệnh nhân. Sự việc này vô tình tương tự như một thực nghiệm xã hội mà trong đó các bệnh nhân tự điều khiển thái độ của mình không tự chủ. Sự việc chi phí đi xuất khẩu lao động nhật bản được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter đã làm nhiều người đọc cảm thấy sợ hãi về sự bị điều khiển hành vi một cách vô thức này.
    Có người đã liên tưởng đến 1 thực nghiệm tâm lý nổi tiếng: thực nghiệm cai tù Stanford. Thực nghiệm này nhằm chứng minh con người sẽ hành động một cách vô thức y hệt như vai trò mà họ được giao phó. Tham gia thực nghiệm này là những người bình thường ngoài xã hội, nhưng trong thực nghiệm họ được chia ra 1 nhóm "quản tù" và 1 nhóm "người tù". Càng thực nghiệm thì những người này càng tỏ ra thái độ thực sự như là quản tù và người tù thực sự, có sự hống hách, có sự sợ hãi, và tình trạng trở nên nguy hiểm đến mức thực nghiệm phải dừng lại sau 6 ngày so với dự định là 2 tuần.
    Thực ra mọi người không nhận thấy đấy, những người Việt và những người Nhật, những người làm thuê và những người làm chủ, những người nói tiếng nước ngoài và những người nói tiếng bản xứ... đều bị chi phối bởi quy luật tâm lý này. Khi tiếp xúc với nhau, cả 2 phía đều bị ảnh hưởng bởi thái độ của phía bên kia. Nếu 1 phía tự ti thì phía kia sẽ dễ khinh khỉnh. Phía kia tự tin thì phía ngược lại trở nên tôn trọng, e dè. Nếu 1 phía sợ sệt thì phía kia bực bội. Phía này càng giấu giếm thì phía kia càng nghi ngờ. Một ví dụ cụ thể: khi bị người Nhật hỏi về tình trạng tội phạm người Việt, nếu bản thân không làm điều gì xấu thì cũng không cần thiết phải mất tự tin quá đáng (nhưng tất nhiên là làm mặt nhơn nhơn không liên quan thì sẽ gây hiệu quả ngược lại ^^). Khi phỏng vấn xin việc cũng vậy nếu tự ti, nói năng lí nhí, vẻ mặt u ám thì sẽ tự làm giảm ấn tượng trong mắt người phỏng vấn. Rồi khi nói chuyện với người Nhật, dù bản thân chỉ là sinh viên quèn hay là tu học sinh cty xkld nhat ban uy tin , nhưng có những tri thức nhất định, sự tự tin nào đó, thì người Nhật sẽ khó có thể lên mặt với mình (có nhiều người Nhật như thế).
    Nói tóm lại, rất có thể thái độ của mình sẽ đặt người mình tiếp xúc vào vị trí đối địch hoặc thiện cảm với mình một cách vô thức.
    [center] [center]

    Chỉnh sửa lần cuối bởi linh12062; 13/11/2016 vào lúc 01:01 PM.
    iframe: approve:

LinkBacks Enabled by vBSEO