
Giới thiệu về Webtretho Store Để thuận tiện cho các bố các mẹ thuận tiện hơn trong việc đi shopping trên diễn đàn, Webtretho chính thức cập nhật tính năng mới, giúp các bố mẹ mua sắm, đặt hàng ngay trực tiếp trên diễn đàn bằng tính năng Webtretho Store.
Webtretho Store là gì?
Webtretho Store là giải pháp tạo cửa hàng trên diễn đàn. Với Webtretho store, toàn bộ sản phẩm sẽ hiển thị trực quan đầy đủ trên topic, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực của người bán lẫn người mua. Các bố mẹ khi đi mua sắm có thể dễ dàng tìm thấy nút Webtretho store ngay trên topic bán hàng. Nhấn vào nút này, các bố mẹ có thể xem được hàng hóa đang có tại shop và đặt hàng ngay tại trang này mà không cần phải nhắn tin hay gọi điện thoại đến shop.
Tại sao cửa hàng cần có Webtretho Store
► Thông qua Webtretho store, các chủ shop có thể bán hàng trên nhiều kênh khác nhau như website, diễn đàn 5GIAY, webtretho, Facebook… mà chỉ cần upload cũng như quản lý tại 1 chỗ duy nhất.
►
Cho phép đặt hàng trực tiếp trên diễn đàn: giúp cho việc bán hàng dễ dàng hơn, với các bố mẹ đi mua sắm, tính năng này giúp các bố mẹ có thể đặt mua hàng ngay khi tìm thấy 1 sản phẩm mà mình cảm thấy ưng ý.
►
Đồng bộ đơn hàng và tồn kho giữa các kênh: giúp cửa hàng dễ dàng kiểm soát được hàng hóa đã hết hàng chưa để có sự thay đổi bổ sung phù hợp.
►
Kết nối tự động với nhà vận chuyển: giúp các chủ shop dễ dàng quản lý được tình trạng giao hàng và kiểm soát quá trình vận chuyển đơn hàng tới khách.
►
Hệ thống tạo mã giảm giá và chương trình khuyến mãi ở tất cả các kênh: giúp cửa hàng có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi chuyên nghiệp như các công ty lớn: Lazada.vn, Tiki.vn…
►
Sở hữu website bán hàng với tên miền riêng: không chỉ có thêm gian hàng trên diễn đàn mà còn sở hữu 1 website bán hàng chuyên nghiệp với các tính năng mới nhất.
Làm sao để sở hữu Webtretho store?
Bước 1: Đăng nhập vào diễn đàn Webtretho
Lưu ý: bạn phải có topic đang hoạt động trên trang zaodich
Bước 2: Click nút Tạo Store nằm trong topic bán hàng của bạn.
Bước 3: Hệ thống sẽ chuyển bạn đến trang quản lý store. Bạn cần đổi mật khẩu để tiếp tục.
Bước 4: Cấu hình giao diện hiển thị cho Webtretho của bạn.
Chi tiết về hướng dẫn tạo và sử dụng Webtretho store, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Nếu cần hỗ trợ cả nhà có thể để lại
comment, gọi điện đến số
1900.636.099 hoặc gửi email đến hộp thư
hi@haravan.com.

Lương: 100,000đ
Địa chỉ: quận 1
Trên thế giới, cùng với ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất cũng đang là vấn đề đáng báo động hiện nay. Tại Việt Nam, môi trường đất cũng đang phải chịu tác động từ nhiều nguồn gây ô nhiễm.
>>>Xem thêm: Chất thải công nghiệp gây hại đến môi trường
Báo cáo môi trường Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy, phân bón hóa học được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp do ưu thế về chi phí và hiệu quả nhanh đối với cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu, cây trồng hấp thụ trung bình khoảng 40 - 50% lượng phân bón (hấp thụ phân đạm khoảng 30 - 45%, phân lân 40 - 45%, phân kali 50 - 60%). Lượng phân bón còn lại được thải ra môi trường. Tại một số vùng chuyên canh nông nghiệp, mức độ sử dụng phân bón khá cao, vượt so với mức khuyến cáo nhiều lần, điều đó dẫn đến dư lượng phân bón tồn đọng trong đất khá lớn, làm ô nhiễm môi trường đất.
Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp được sử dụng phổ biến ở tất cả các vùng nông thôn và có xu hướng tăng qua các năm. Cùng với đó là việc sử dụng phân bón tùy tiện hoặc không tuân thủ quy trình kỹ thuật vẫn chưa được quản lý, kiểm soát... Kết quả đánh giá chất lượng đất ở nhiều vùng canh tác trong cả nước cho thấy, hệ quả của việc sử dụng phân bón không hợp lý là đất bị chua hóa. Kết cấu đất suy giảm, có sự tích đọng hàm lượng các chất Nitrat, Amoni và một số kim loại nặng.
Tại một số vùng chuyên canh nông nghiệp ở cả khu vực phía Bắc và phía Nam qua quan trắc nhiều năm có phản ứng chua đến trung tính, giá trị PhKCI dao động trong khoảng 4,56 - 6,62. Ô nhiễm đất bởi phân bón hóa học trong những năm gần đây có xu hướng tăng do việc gia tăng liều lượng, tần suất sử dụng. Đất ở nhiều vùng nông nghiệp có hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép đối với đất nông nghiệp.
>>>Xem thêm: Tình trạng ô nhiễm môi trường từ các phương tiện giao thông
Bên cạnh phân bón hóa học, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh dịch hại đối với cây trồng khiến dư lượng hóa chất BVTV ở một số vùng nông thôn đã có những dấu hiệu gia tăng.
Một trong những tác nhân gây ô nhiễm đất thường do chất thải từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt. Môi trường đất chịu tác động do các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh họat thể hiện rõ nhất ở các vùng ven các đô thị lớn như: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc các vùng tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng như: Thái Nguyên, Đồng Nai,...
Trên toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có 114 KCN đang hoạt động tập trung ở 4 địa phương: Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ có 79/114 KCN có hệ thống xử lý nước thải. Sự gia tăng nước thải từ các KCN các tỉnh phía Nam trong những năm gần đây là rất lớn. Theo thống kê mới nhất từ Sở TN&MT TP. HCM, mỗi ngày các KCN trên địa bàn TP thải ra 6.700 tấn chất thải rắn. Trong đó có 1.500 - 2.000 tấn chất thải rắn công nghiệp và nguy hại. Chính điều này đã và đang làm cho môi truờng đất ngày càng ô nhiễm.
Tại các khu vực chịu tác động của nước thải chất thải làng nghề đặc biệt làng nghề tái chế, chất lượng đất bị suy giảm. Các điều tra cho thấy các mẫu đất bị tác động bởi hoạt động tái chế sắt của làng nghề tái chế Châu Khê - Bắc Ninh có hàm lượng kim loại nặng trong vùng xấp xỉ hoặc vượt ngưỡng cho phé 1,2 - 1,4 lần so với QCVN 03:2008/BTNMT đối với đất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, môi trường đất của Việt Nam còn bị tác động bởi các điểm ô nhiễm chất độc hóa học tồn lưu do hậu quả của chiến tranh để lại. Theo Danh mục điểm tồn lưu hóa chất BVTV gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, hiện nay, toàn quốc có 240 điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại 15 tỉnh/thành.
Đất bị nhiễm các loại hợp chất có hàm lượng các chất độc cao, thời gian tồn lưu trong môi trường lâu, khó phân huỷ, khó xử lý hoặc cải tạo. Tại các điểm tồn lưu hóa chất BVTV thuộc loại ô nhiễm môi trường nghiêm trọng các chất tồn lưu chủ yếu gồm: Lindan vượt từ 37,4 đến 3.458 lần, ĐT vượt từ 1,3 đến 9.057,8 lần, Aldrin vượt 218,9 lần, DD vượt 98,4 lần... so với QCVN 15:2008.
Hiện các Bộ, ngành, địa phương đã thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua các Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), đã thu gom được hơn 500 tấn hóa chất BVTV và đất ô nhiễm nặng tại các khu vực: Núi Căng thuộc địa phận Phú Bình, Thái Nguyên; khu vực Thạch Lưu thuộc địa phận Thạch Hà, Hà Tĩnh ...
Chính từ những nguyên nhân này, theo ông Bùi Cách Tuyến – nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, vấn đề ô nhiễm đất cần phải nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía xã hội và người dân.
Nguồn Internet
Tags for this Thread

Quyền sử dụng của bạn
- Bạn không thể gửi bài mới
- Bạn không thể gửi trả lời
- Bạn không thể gửi đính kèm
- Bạn không thể sửa bài
-