Khi mới bắt đầu tiếp cận với nghề tester có lẽ rất nhiều bạn đã học bằng cách tìm tài liệu trên internet thông qua google hay bất kỳ website nào đó về từ khóa học tester cơ bản. Nhưng những thông tin đó chỉ là nằm ở mức tổng quan và cho bạn cái nhìn khá khái quát về nghề này. Có thể bạn sẽ không thể đưa ra được một cách đặc tả được chi tiết hoàn toàn đầy đủ cái mà bạn cần học.

Vậy, đâu là những kiến thức bạn cần nắm chắc để có thể tham học tester. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cùng bạn.



Học Tester cơ bản
  1. 1. Kiến thức nền tảng cần có trước khi bắt đầu học kiểm thử

– Nắm vững những tập lệnh cơ bản cũng như hoạt động của 1 số hệ điều hành như Windows và Linux. Trong các hệ điều hành đó, các bạn cũng cần biết về cấu hình, về cài đặt ứng dụng hay xem thông tin của người sử dụng hoặc cấu hình, điều chỉnh thông số của các kết nối …

– Các bạn cũng cần nắm vững ở mức cơ bản về bản chất và cách hoạt động của mô hình Client/Server như cách giao tiếp hay kết nối của mô hình.

– Bạn cần phải phân biệt thế nào là một web-based application, nó có gì khác biệt gì với các ứng dụng truyền thống khác.

– Một trong những kiến thức không thể thiếu cho một nhân viên kiểm thử thực thụ đó chính là giao thức-protocol. Bạn nên nắm vững nguyên lý hoạt động của các giao thức-protocol như thế nào? Nắm thêm một số protocol cơ bản như là TCP, UDP, SMNP, TCP/IP …

– Các bạn cần có thêm kiến thức về cách sử dụng và cài đặt một hệ cơ sở dữ liệu (DBMS) như một số câu lệnh truy vấn dữ liệu SQL.

– Bạn cần biết được những cách có thể cài đặt cấu hình triển khai một webserver trên một hệ điều hành cùng với một CSDL cho một ứng dụng trên web. Hay cách cài đặt/cấu hình/triển khai một ứng dụng.

– Bạn cần chuẩn bị cho mình một số nền kiến thức về hệ thống như cầu trúc cơ bản và nguyên lý hoạt động của một số ứng dụng hệ thống hay một hệ thống đơn giản. Bởi vì đôi khi trong lúc test bạn cần phải biết luồng dữ liệu đi như thế nào, cách xem những log file ra sao, cái nào thực sự là lỗi …

– Khi bạn bắt đầu học Tester cơ bản thì bạn cũng nên tìm hiểu kiến thức nền tảng về networking bởi một số công ty phần mềm họ sẽ yêu cầu bạn biết. Không cần phải có kiến thức thật chuyên sâu nhưng bạn cũng cần biết về các chuẩn kế nối, mô hình kết nối hay các thiết bị mạng.

– Một kiến thức cũng không kém phần quan trọng đó chính là Automate, nó sẽ được áp dụng vào công việc kiểm thử phần mềm. Một kỹ sư kiểm thử phần mềm giỏi hơn những người khác cũng nhờ khá nhiều vào việc biết sử dụng Automate. Automate sẽ giúp bạn có kiến thức về các bước chuyển trạng thái điều khiển trong cùng một hệ thống phần mềm hay cách xác định các luồng dữ liệu hay.

Học Tester cơ bản tại Stanford
  1. 2. Những kiến thức cơ bản về ngành tester

Bạn nên tìm kiếm những tài liệu ở mức cơ bản nhất để nắm được các ý dưới đây:

– Kiểm thử phần mềm là gì ?

– Kiểm thử bằng tay có các kỹ thuật gì? Với mỗi kỹ thuật, các bạn cần nắm thêm những thủ thuật cụ thể trong đó và các ứng dụng của nó một cách cơ bản khi bắt đầu kiểm thử.

– Kiểm thử tự động: Về cơ bản bạn không bắt buộc bạn phải biết về nó nhưng nếu mà bạn có thể nắm được sơ qua khái niệm và một số công cụ cũng rất tốt.

– Các giai đoạn(phase) của kiểm thử

– Quy trình kiểm thử: Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, Java có vị trí rất lớn là một công nghệ xây dựng các ứng dụng phần mềm. Từ đó đến nay Java vẫn đang là công nghệ mang tính cách mạng và khả thi nhất trong việc viết các ứng dụng chỉ cần biên dịch một lần, có khả năng chạy thống nhất trên nhiều nền tảng.
Những kiến thức học lập trình Java cho người mới bắt đầu dưới đây có lẽ sẽ giúp ích cho bạn.

Học lập trình java cho người mới bắt đầuKhả năng của ngôn ngữ Java

– Java là một ngôn ngữ bậc cao được sử dụng để tạo ra các ứng dụng để giải quyết các vấn đề về số, tạo ra trò chơi, xử lý văn bản và nhiều thứ khác.

– Có các môi trường lập trình đồ họa như Symantec Cafe, Visual Java, Jbuilder, Jcreator,…

– Thông qua cầu nối Java DataBase Connectivity (JDBC) có khả năng truy cập dữ liệu từ xa.

– Hỗ trợ các lớp tiện lợi, hữu ích trong lập trình các ứng dụng mạng cũng như truy xuất Web.

– Luôn được bổ sung các tính năng đặc biệt, cao cấp khác trong các phiên bản sau đó.

Đặc điểm của ngôn ngữ Java

– Khi học lập trình Java cho người mới bắt đầu, các bạn nên tìm hiểu những đặc điểm chung của ngôn ngữ này trước khi tiếp cận nó.

– Java là ngôn ngữ đa nền tảng, một chương trình Java có thể thực thi trên các hệ điều hành khác nhau (UNIX, MS Windows, Linux) mà không phải biên dịch lại chương trình.

– Ngôn ngữ hoàn toàn hướng đối tượng.

– Ngôn ngữ động: Khi bạn muốn tải từ máy tính này sang máy tình kia thì Java sẽ cho phép mã lệnh của một chương trình được phép làm điều đó

– Ngôn ngữ đa luồng: Java rất hữu ích cho các xử lý song song, cho phép trong một chương trình có thể có nhiều luồng điều khiển được thực thi song song nhau.


Học lập trình java cho người mới bắt đầu– Ngôn ngữ phân tán: Java cho phép các đối tượng của một ứng dụng được thực thi và phân bố trên các máy tính khác nhau.

– Ngôn ngữ dễ học, đơn giản, kiến trúc chương trình trong sáng, dễ hiểu.

– Ngôn ngữ an toàn: Java sẽ hạn chế các thao tác nguy hiểm cho máy tính thật bởi mọi thao tác truy xuất vào các thiết bị vào ra đều thực hiện trên máy ảo.

Máy ảo Java

Java sử dụng cơ chế máy ảo của Java để đảm bảo tính đa nền. Ngôn ngữ máy ảo Java là ByteCode. Một chương trình sau khi được viết bằng ngôn ngữ Java phải được biên dịch thành tập tin thực thi được trên máy ảo Java. Máy ảo Java hiểu được phải làm gì khi các tập tin thực thi chứa các chỉ thị dưới dạng mã Bytecode.

Khi thực hiện một chương trình, máy ảo Java sẽ thông dịch các yêu cầu dưới dạng Bytecode thành các yêu cầu dạng nhị phân của máy tính thực và thực thi thực sự chúng trên máy tính thực.

Một chương trình thông dịch là máy ảo thực tế. Vì thế mỗi máy ảo khác nhau sẽ có các hệ điều hành khác nhau. Cần phải cài đặt máy ảo tương ứng cho hệ điều hành đó để thực thi một ứng dụng của Java trên một hệ điều hành cụ thể.


học lập trình java cho người mới bắt đầuCác kiểu ứng dụng trong Java

– Ứng dụng Applet: Thông qua các trình duyệt hỗ trợ Java, các chương trình java được tạo ra để sử dụng trên internet, apple được nhúng bên trong trình duyệt, khi trang web được hiển thị trên trình duyệt, applet được tải về và thực thi tại trình duyệt.

– Ứng dụng dòng lệnh: chương trình được chạy từ dấu nhắc lệnh, thường dùng cho việc tìm hiểu, nghiên cứu cho người mới làm quen với java.

– Ứng dụng đồ họa: là chương trình cho phép người dùng tương tác qua giao diện đồ họa

– JSP/Servlet: là ứng dụng web.

– Ứng dụng cơ sở dữ liệu: ứng dụng có kết nối với cơ sở dữ liệu

– Ứng dụng mạng

– Ứng dụng nhiều tầng

– Các ứng dụng cho thiết bị di động

Với những chia sẻ kiến thức về việc học lập trình java cho người mới bắt đầu, hy vọng sẽ giúp được phần nào các bạn đã và đang có mong muốn theo đuổi và chinh phục ngôn ngữ lập trình phổ biến này một cách thuận lợi nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: hoccungchuyengia.com


– Chu kỳ đời sống của một con bug và các hệ thống tracking(quản lý) các con bugs

Nguồn: hoccungchuyengia.com