VIETNAM KENDO CLUBS ASSOCIATION
HANOI KENDO ASSOCIATION
HADONG SEIKENKAN KENDO CLUB
Lịch tập luyện
Nhà thi đấu Hà Cầu - 46-Lê Hồng Phong-Phường Hà Cầu-Hà Đông,nằm cạnh sân bóng Hà Cầu.
Lịch tập: Các tối 4 & CN từ 19h30 - 21h30
Hội phí: 220.000đ/tháng
LH: Mr. Duy - 0125. 441. 6868













.................................................. .............................

đối với võ đường tại Đại Học Bách Khoa:

CLB sẽ chuyển lên tầng 2 khi sân chính ở tầng 1 được nhà trường sử dụng trong các dịp hội thao hội diễn....v..v...(trường hợp này là rất ít xảy ra).
Các bạn có thể tìm thấy cầu thang đi lên tầng 2 ngay bên trái cửa chính của nhà thể chất, hoặc có thể hỏi người phụ trách nhà thể chất ở quầy ngay đối diện cửa chính.

Sport center of Hanoi University of Science and Technology:
The Club will move up second Floor when 1st Floor was used for event of University ( This is unusual).
You can find the stairs to the 2nd floor to the left of the main door of the house physically, or you can ask the person in charge at the physical counter just opposite the main door.

道場
1階は、大学のイベント(これは異例 ことだ)のために使用されたとき、 クラブは2階に移動します。

あなたは、物理的に、家のメインド の左側にある2階への階段を見つける ことができる、またはあなただけの インドアの反対側に物理的な窓口で 当者に依頼することができます。


.................................................. .................................................. ....

Liên hệ: Để biết thêm thông tin, cũng như trao đổi nhiều hơn về bộ môn này các bạn có thể liên lạc qua:
Contact with us by:
Website -http://www.hanoiseikenkan.com
Facebook:http://www.facebook.com/hanoi.seikenkan
Email: kendo.vietnam@hanoiseikenkan.com
1: Mr. Ngô Hoàng Long.
Mail: long@hanoiseikenkan.com

2. Mr. Đào Đức Duy
DĐ: 0125. 441. 6868
Mail: duyrito@gmail.com



CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP


Hỏi: Em muốn đăng ký tập Kendo thì đăng ký ở đâu? thời gian luyện tập?

Trả lời: Bạn có thể đăng ký tập tại Trụ sở hiệp hội Kendo Hà Nội – 5/1H Trần Quang Diệu, Đống Đa, HN.

Trong trường hợp khác các bạn có thể tới trực tiếp một trong các sân tập của hiệp hội để tham khảo các thông tin.

Khi đến bạn sẽ nhận được phiếu đăng ký với yêu cầu đầy đủ thông tin ghi trên và ảnh 3X4. Hội phí sẽ đóng 2 tháng 1 lần ngay khi nộp phiếu đăng ký và bắt đầu tập.


Hỏi: Lúc nào nộp đơn đăng ký tập? Nộp đơn và hội phí cho ai?

Trả lời: Phải nộp đơn và hội phí trước khi bắt đầu luyện tập. Nhận và nộp đơn đăng ký cho người phụ trách hành chính Mr. Duy.

Hỏi: CLB có lớp cho học viên mới hay không? em có thể đến tập thử được không

Trả lời: Vì thời gian học căn bản là rất dài nên CLB luôn có lớp cho học viên mới. Đối với các bạn tập thử cần đóng hội phí buổi tập lẻ, mức này tùy thuộc vào từng võ đường ( 30.000đ – 40.000đ/buổi)


Hỏi: Hội phí tập tại CLB bao nhiêu tiền 1 tháng?

Trả lời: Từng võ đường sẽ có mức hội phí khác nhau, phụ thuộc vào cơ sở vật chất, ví trí địa lý sân tập, đã ghi rõ trong phần trên đầu.

Hỏi: Trang phục khi luyện tập?

Trả lời: Các bạn cần trang bị võ phục đạt tiêu chuẩn để bắt đầu tham gia lớp luôn. Trong trường hợp đối với các hội viên chưa đủ điều kiện trang bị có thể mặc đồ thể thao loại thấm mồ hôi ( trình bày lý do với người phụ trách), không đeo trang sức, không cầm theo điện thoại khi tập.Nhớ mang theo nước uống, túi đựng đồ. CLB cho hội viên mới tập mượn shinai (kiếm tre) nhưng số lượng kiếm cũng hạn chế.


Hỏi: Em muốn mua võ phục và shinai ( Kiếm tre), bao kiếm ( Bao kiếm ), kiếm gỗ ( Bokuto, bokken), giáp (Bogu), và các dụng cụ khác thì mua ở đâu và giá là bao nhiêu?

Trả lời: các dụng cụ này các bạn có thể đăng ký mua tại CLB. Các bạn gặp Mr. Duy để biết thêm các thông tin chi tiết.

Hỏi: Thời gian học hết bao lâu thì được mặc giáp?

Trả lời: Thông thường sau 6 tháng học căn bản có thể xét lên mặc giáp. Đôi khi tùy vào trình độ mỗi người có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.

Hỏi: Đô tuổi để có thể tham gia tập luyện Kendo?

Kendo phù hợp cho tất cả các lứa tuổi, ngành nghề… sẽ có chế độ luyện tập phù hợp với từng nhóm.

Hỏi: Trẻ em, học sinh tiểu học, học sinh cấp 2, cấp 3 đã tập luyện được kendo, kiếm đạo nhật bản chưa.

Kendo là bộ môn thiên về thực hiện các nghi lễ, rèn luyện bản thân thông qua tập luyện các kỹ thuật kiếm chuẩn mực tuân theo quy tắc đã được liên đoàn kendo thế giới thông qua. Chính vì vậy, nó phù hợp cho tất cả ai yêu thích văn hóa nhật bản, rèn tính tự lập, kỷ luật tới từng người tập…


CÁC THÔNG TIN KHÁC

I. Nội quy CLB:

1. Cúi đầu chào khi gia nhập và dời khỏi võ đường
2. Không ăn uống, hút thuốc, đội mũ, đi giầy, dép, ăn kẹo cao su trong khu vực tập luyện.
3. Cúi chào motodachi (hoặc nhóm) trước khi bắt đầu và khi hoàn thành xong bài tập
4. Không đeo trang sức trong khi tập luyện, nếu vì lý do nào đó phải đeo thì phải buộc chặt vào người để nó không mắc vào đối phương
5. Luôn đi phía sau chỗ ngồi Kenshi. Nếu phải đi phía trước thì đi cách bên phải một khuỷ tay và hơi cúi người khi đi qua. Nếu khoảng cách giữa mọi người quá gần thì không được đi qua. Không được phép đi ngang qua khi người khác đang nói chuyện.
6. Không được bước qua shinai, bokuto hay dụng cụ tập luyện
7. Không được động vào Kendogu của người khác (bugo, shinai, dogi…) trừ khi bạn được cho phép.
8. Trước khi gia nhập và dời khỏi dojo phải được sự cho phép và sự đồng ý của huấn luyện viên hoặc người phụ trách.
9. Chỉ được gỡ men sau người hướng dẫn.
10. Ngồi theo thứ hạng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Thứ hạng cao được ở trên rồi tiếp đến là theo độ tuổi. Đối với người cùng thứ hạng thì mời Kenshi cũ ngồi lên trên mà không cần phân biệt cao thấp.
11. Buộc bogu gọn gàng không để vướng víu trong quá trình tập luyện. Kiểm tra cẩn thận, đảm bảo các mối nối thật chặt, không lỏng lẻo để trong quá trình sử dụng không làm gián đoạn buổi tập.
12. Hãy nói "o-negai-shimasu" (rất hân hạnh) trước khi bắt đầu và “arigato gozaima****a” (cảm ơn) khi kết thúc trận đấu.
13. Nếu vì lý do nào đó bạn không thể tập luyện được thì hãy xin phép huấn luyện viên hoặc người phụ trách để rút khỏi nhóm. Nếu bạn bị thương hoặc lý do khác mà không thể tham gia các bài tập nặng thì nói với huấn luyện viên để được hướng dẫn tập trong những ngày đó.
14. Nên đi vệ sinh và uống nước trước khi tập luyện.
15. Shinai và bokuto đại diện cho thanh gươm. Bạn phải tôn trọng nó.
16. Kendo là một trong những văn hoá của Nhật Bản. Vì vậy ngôn ngữ sử dụng trong Kendo như cách đếm, ra lệnh ...bằng tiếng Nhật sẽ được dùng trong suốt quá trình tập luyện.
17. Tôn trọng Kenshi của mình, giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ.
18. Trong Dojo hạn chế nói chuyện và các hoạt động không liên quan tới buổi tập
19. Tập trung, phấn đấu để đạt được chất lượng buổi tập cao nhất
20. Tuyệt đối không làm những việc trong hay ngoài dojo ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của Câu lạc bộ.

Dojo: Phòng tập; Kenshi: Người tập Kendo; Motodachi: đối thủ.


BAN CHÂP HÀNH ( BCH )
HIỆP HỘI KENDO HANOI


II. Các thuật ngữ dùng trong tập luyện Kendo:

1. Hệ số đếm
2. Hiệu lệnh (Gorei)

- Yame: dừng lại
- Hajime: bắt đầu

1. Số đếm
1: ichi
2: ni
3: san
4: shi / yon
5: go
6: roku
7:shichi /nana
8: hachi
9: kyuu
10: juu
11: juu ichi
12: juu ni
13: juu san
14: juu yon
15: juu go
16: juu roku
17: juu nana
18: juu hachi
19: juu kyuu
20: ni juu
100: hyaku
200: ni hyaku
1000: issen
2000: ni sen
10000: ichi man

Đòn thứ 1: ipponme Đòn thứ 2: nihon me Đòn thứ 3: sanbon me
1 lần: ikkai 2 lần: ni kai 3 lần: san kai 4 lần: yon kai 5 lần: go kai

2. Lễ nghĩa
Arigatou gozaima****a: cảm ơn
Domo arigatou gozaima****a: cảm ơn rất nhiều
Onegaishimasu: xin chỉ giáo / xin làm ơn (chỉ giáo, luyện tập với tôi)
Rei: cúi chào / lễ nghĩa
Otagai ni rei: cúi chào nhau
Sensei ni rei: cúi chào Sensei (giáo viên)

3. Mệnh lệnh
Hajime(te): bắt đầu
Yame(te): dừng lại
Yasume(te): nghỉ (giải lao)
Kamae-te: thủ kiếm
Kote tsuke: đeo Kote Men tsuke: đeo Men
Kote tore: tháo Kote Men tore: tháo Men
Mokusou: ngẫm nghĩ / thiền
Seiza: ngồi quỳ kiểu Nhật
Seiretsu: xếp hàng
Verb/động từ + shiro: hãy làm (vd: seiretsu shiro: hãy xếp hàng)
Koutai: đổi phiên/đổi người
Sonkyo:
4. Các từ thông dụng
Aite: đối phương/đối thủ
Ai-Kakari geiko: thực hiện kakari geiko với nhau
Ashi: chân Ashi sabaki: động tác chân
Ayumi ashi: kỹ thuật động tác chân (trong Kendo, khi khoảng cách với đối thủ bị rời xa, thì phải nhanh chóng di chuyển bước chân)
Bogu: giáp (bao gồm: Men, Kote, Do & Tare)
Bokutou: kiếm gỗ
Chikama: khoảng cách gần (gần hơn khoảng cách Issoku Ittou)
Chiisai: gần Chiisai waza: kỹ thuật đánh nhỏ
Chuudan no kamae: Kamae ở tầm trung (thế kamae cơ bản nhất)
Chuudan hanmi no kamae: 1 biến thể của Chuudan no kamae khi dùng kiếm Kodachi (1 loại kiếm ngắn)
Daito: shinai dài khi dùng song kiếm
Dan: đẳng (ni dan: nhị đẳng, san dan: tam đẳng, yon dan: tứ đẳng)
Datotsu: đòn đánh hoặc đâm
Datotsu bu: phần của shinai khi đánh (trên 1/3 của Nakayui)
Datotsu bui: phần của bogu có thể đánh vào
Debana waza: kỹ thuật đánh khi đối phương (aite) chuẩn bị đánh
Doujou: sân tập
Fumi komu: nhào tới Fumi komi: sự/bước chân nhào tới
Gedan no kamae: kamae ở tầm thấp
Gedan hanmi no kamae: 1 biến thể của Gedan no kamae khi dùng kiếm Kodachi (1 loại kiếm ngắn)
Geiko / Keiko: luyện tập, rèn luyện (là geiko trong từ Kakari geiko)
Gyaku: ngược (reserved, opposite)
Hakama: 1 loại quần truyền thống
Harai waza: kỹ thuật đánh vào shinai đối phương để thực hiện đòn tsuki.
Hasaki: sắc kiếm (cutting edge)
Hassou no kamae: 1 biến thể của Joudan no kamae
Haya suburi: nhảy nhanh suburi
Hidari: bên trái
Hiki waza: kỹ thuật đánh lùi phía sau
Hiraku: mở ra Hiraki: sự/việc mở ra
Hiraki ashi: bước chân xoay vòng (khi xoay vòng chân, không chỉ chân mà cả thân thể cũng xoay vòng theo)
Hirauchi: đòn đánh mà shinai nằm ngang
Ichi dan suburi: suburi 1 bước
Iri-mi: 1 căn bản của Kodachi kamae: hành động bước vào “không gian” của đối thủ
Issoku ittou no maai: khoảng cách mà 1 bước chân là có thể đánh đối phương (issoku: 1 bước, ittou: 1 đòn đánh, maai: khoảng cách)
Jigeiko: 1 kiểu luyện tập (xem thêm kakari geiko)
Jin-bu: phần của shinai nằm dưới monouchi
Joudan no kamae: kamae ở tầm cao
Jouge buri: suburi lên cao xuống thấp
Kaeshi waza: kỹ thuật đỡ shinai của đối phương rồi sau đó đánh trả
Kakari geiko: 1 kiểu luyện tập (xem thêm jigeiko)
Kamae: 1 thế thủ cơ bản
Katate: 1 tay
Katate waza: kỹ thuật 1 tay
Katsugi waza: kỹ thuật “vác kiếm - shouldering” (katsugu là động từ của katsugi, nghĩa là vác vai – shoulder)
Keiko / Geiko: luyện tập, rèn luyện (là geiko trong từ Kakari geiko)
Kendoka: kiếm đạo gia
Kensen: đầu kiếm
Ki: khí (thể hiện năng lực tinh thần)
Kiai: tiếng hét (thể hiện khí lực)
Kigurai: phẩm giá, chân giá trị
Kigahu: tinh thần, linh hồn
Kihon: cơ bản, basic
Ki Ken Tai no ichi: Khí, Kiếm, Thân thể hợp làm 1
Kiri kaeshi: sự luyện tập phối hợp liên tục các đòn đánh Men trái phải (đôi khi cả Do trái phải), gồm các đòn shoumen, tai-atari, sayuu-men
Kisei: khí lực
Kobushi: quyền, quả đấm tay
Kodachi: kiếm ngắn dùng trong song kiếm
Kohai: học viên/học sinh khóa sau (junior student)
Kokoro: trái tim, tâm
Kokoro no kamae: kamae bằng tâm
Kote: cổ tay
Ma: khoảng (không gian, thời gian)
Maai: khoảng cách
Men: mặt
Metsuke: điều chỉnh mắt tập trung nhìn vào 1 điểm
Migi: bên phải
Monouchi:
Morote: 2 tay Morote waza: kỹ thuật dùng 2 tay
Mune: ngực
Mushin: 1 trạng thái “vô tâm” không bị vấn vương, suy nghĩ, ảnh hưởng gì cả
Nakayui: miếng da buộc phía 1/3 trên của shinai
Naname buri: 1 loại Jouge suburi với góc đánh từ 30 ~ 45 độ. Đôi khi được sử dụng cùng với Hiraki ashi
Nuki waza: kỹ thuật tránh đòn đối phương và đánh trả (xem kaeshi waza)
Nidan suburi: suburi 2 bước
Nihon Kendo no kata: tập hợp các phương pháp di chuyển tạo nên căn bản của Kendo hiện đại
Nitou no kamae: kamae sử dụng song kiếm, 1 gọi là Daitou, 1 gọi là Shoutou
Ouji waza: kỹ thuật phản đòn đối phương (counter attacking)
Ouki: lớn (big)
Ouki waza: kỹ thuật đòn lớn
Okuri ashi: kỹ thuật bước chân cơ bản trong Kendo (2 chân bước kế tiếp nhau, giúp cơ thể di chuyển nhanh chóng trái phải trước sau)
Omote: nửa trái của shinai (ngược với Ura)
Rei: cúi lễ, cúi chào (bow)
Renzoku: liên tiếp
Sandan suburi: suburi 3 bước
Seigan no kamae: 1 biến thể của chuudan no kamae
Sempai: học viên/sinh viên khóa trước (senior student)
Sensei: giáo viên
Seme: thế tấn công Semeru: tấn công
Shiai: trận đấu
Shikake waza: kỹ thuật để bắt đầu tung đòn đánh
Shin: tâm (mind)
Shinai: kiếm tre
Shoutou: kiếm ngắn dùng trong song kiếm (ngược với Daitou)
Shoumen: trực diện ngay Men / mặt
Suburi: 1 kiểu luyện tập đánh và xoay chuyển
Suri ashi: di chuyển bằng cách lướt 1 chân trên sàn. 1 kỹ thuật cơ bản
Sutemi: xả thân, theo tinh thần “tất cả hoặc không có gì”
Tachi: cây trường kiếm sử dụng trong Nihon Kendo no kata
Tare: miến vải giáp bảo về phần thắt lưng
Touma: khoảng cách xa hơn khoảng cách Issoku ittou maai
Tsuba: miếng bảo vệ ngón tay cái của shinai
Tsuba dome: miếng cao su giữ Tsuba của shinai
Tsuba-zeriai: vị trí mà 2 đối thủ đứng phù hợp trong Keiko, khi tsuba trực diện thẳng tsuba
Tsuka: cán, tay cầm shinai
Tsuka-gashira: phần dưới cùng của tsuka
Tsuka-gawa: miếng da bao quanh tsuka
Tsuki: đòn đâm vào họng
Tsuki dare: miếng bảo vệ họng
Tsuru: sợi dây ở mặt trên của shinai
Uchi-gomi: đòn đánh bằng cách lao vào đối phương
Uchi-otoshi waza: kỹ thuật đánh bằng cách đánh vào shinai đòn trung của đối thủ
Ura: nửa phải của shinai (ngược với Omote)
Ushiro: phía sau
Waki-gamae: 1 biến thể của Gedan no kamae
Waza: kỹ thuật
Yuukou datotsu: đòn đánh hiệu quả (yuukou: hiệu quả)
Zanshin: sau khi đánh, vẫn giữ tâm và tinh thần trước đối thủ, không được chủ quan sơ suất, cẩu thả, để chắc chắn đối thủ đã bị hạ và sẵn sàng chống đỡ nếu đối thủ chưa bị hạ và xông tới
Zekken: thẻ tên được đính vào Tare.


TRANG WEB CỦA Hiệp Hội Kendo Hà Nội (H.K.A)

http://www.hanoiseikenkan.com

http://www.facebook.com/hanoi.seikenkan

Email: kendo.vietnam @hanois eikenkan.com

Phụ trách hành chính: Mr. Duy – 0125.441.6868 – Email: duyrito@gmail.com