- 04:35 PM 17/11/2014 #1Giá: 25,000đSố điện thoại: O16666OO234Địa chỉ: Số nhà 26, liền kề, khu đô thị mới Mỗ Lao - Hà Đông - Hà NộiTình Trạng: Còn hàng
80 năm một hương sắc xà bông
Có một người đẹp thuộc hàng “đại mỹ nhân” của Nam kỳ vào đầu thế kỷ trước mà 80 năm qua hương sắc vẫn còn lưu lại trên một dòng sản phẩm. Đó là cô Ba Trà Vinh, người mẫu đầu tiên của Việt Nam, sản phẩm là cục xà..
Trong một bức thư gửi cho “cô Ba”, Nguyễn Thị Thu Hồng, người ở Lái Thiêu, Bình Dương, viết rằng từ thủa nhỏ Hồng đã được ngoại tắm bằng xà bông Cô Ba, đến khi ở cữ, ông xã đem về nửa lô những cục xà bông này, chị mừng muốn rớt nước mắt. Cả một vùng ký ức và hoài niệm chợt bừng dậy. Vẫn cái hương thơm ấy, dù đã bao nhiêu năm, nhưng không lẫn vào đâu được. Nhưng cô Ba là ai, có phải là người sáng tạo ra sản phẩm này không, Hồng thắc mắc.
Cô Ba chính là cô Ba Thiệu, con gái của thầy Thông Chánh ở Trà Vinh, một hoa khôi đã từng đoạt vương miện của một cuộc thi sắc đẹp, đẹp đến nức tiếng thời bấy giờ. Cô là vợ nhà tư sản Trương Văn Bền và được ông chọn làm người mẫu in hình lên sản phẩm xà bông của hãng mình vào năm 1930. Bằng chất lượng và sự quảng bá rầm rộ, xà bông Cô Ba của hãng xà bông Việt Nam đã đánh bạt cả loại xà bông Marseille nhập cảng của Pháp, chiếm lĩnh cả thị trường Đông Dương, thậm chí còn xuất cảng đi Hương Cảng, Singapore…
Người Sài Gòn cũng như không ít người Nam bộ, có ít nhất hai thế hệ đã được tắm gội bằng xà bông Cô Ba. Trước giải phóng, sản phẩm này hầu như không có đối thủ. Sau ngày giải phóng, vì là tư sản dân tộc, hãng xà bông của ông Trương Văn Bền vẫn còn được giữ lại dưới hình thức công tư hợp doanh có tên là nhà máy Xà bông Việt Nam. Cho đến trước năm 1995, bóng dáng của Cô Ba vẫn bao trùm cả miền Nam lẫn miền Bắc do thị trường lúc đó chưa có một “nhan sắc” xà bông ngoại lai nào.
Thế rồi sau đó, một cuộc đổ bộ ào ạt của những tập đoàn sản xuất chất tẩy rửa của nước ngoài đã khiến cho Cô Ba và các “nhan sắc” xà bông Việt Nam khác lùi vào bóng tối. Khi liên doanh với tập đoàn P&G, nhà máy Xà bông Việt Nam bị buộc phải bỏ tất cả những sản phẩm cũ. Tuy nhiên, sản phẩm xà bông Cô Ba được ngoại trừ, vẫn duy trì sản xuất đều đặn. Cái hay của lãnh đạo nhà máy trước cũng như công ty Phương Đông hiện giờ là chủ trương vẫn giữ sản phẩm này như một sản phẩm truyền thống. Cô Ba vẫn tồn tại dù đã qua biết bao thăng trầm, biến đổi của ngành sản xuất kinh doanh chất tẩy rửa.
Ngày nay, người Sài Gòn vẫn có thể tìm thấy cục xà bông Cô Ba ở những kệ trưng hàng nhỏ bé, khiêm tốn trong một góc siêu thị. Vẫn là một cục xà bông nhỏ bé in hình một phụ nữ Việt Nam với cái vẻ đẹp cổ điển, kiêu sa của thời kỳ đầu thế kỷ trước. Trong cơn lốc cơ man những sản phẩm dầu gội, sữa tắm với những cơn mưa các quảng cáo “bom tấn”, việc sản phẩm xà bông Cô Ba vẫn tồn tại với một sản lượng khá đáng kể hầu như là một điều kỳ diệu.
Cũng là điều dễ hiểu thôi nếu như bạn là người Sài Gòn, ở độ tuổi trung niên, một lần tình cờ gặp lại Cô Ba. Sẽ là xúc động bồi hồi như gặp lại một người thân, một người bạn và cơ man những kỷ niệm của thời thơ ấu. 80 năm và sẽ còn lâu hơn nữa, hương sắc Cô Ba sẽ vẫn còn tồn tại như những tác phẩm văn thơ hay nhạc tiền chiến đối với người Sài Gòn.Bài viết tương tự:
- Xà bông cô ba một thời để nhớ
- Hàng Úc: Serum trị nám SALE 30% tặng thêm CỪU BÔNG đáng yêu, số lượng có hạn
- [Hà Nội] Bún ộc nguội cổ Bà Mỹ - 24D Trần Hưng Đạo - Hay thử và cảm nhận hương vị cổ truyền
- Để có một công ty vững mạnh , với môt bước khởi đầu hoàn hảo bạn phải làm gì ?
- HN bán áo ba lỗ nam cổ vuông loại 1, chất đẹp, giá 70k
02:58 PM 18/11/2014 #2Xà bông Cô Ba từ cây dừa Bến TreTrích từ bài viết của Dương Thế Hùng
Một lần tình cờ vô siêu thị Coop.Mark Bến Tre, tôi bỗng thấy khá nhiều xà bông Cô Ba trưng bày trên kệ. Chúng chễm chệ, kiêu kỳ không kém các sản phẩm nổi tiếng bên cạnh như Lux, Camay, Enchenteur… Cầm một hộp ngửi thử, cái hương thơm chân chất ngọt ngào của nó vẫn y như hồi bốn chục năm về trước. Má tôi buộc miệng: “Cái này hồi tụi bây còn nhỏ tao mua cho tắm hoài. Trong tủ lúc nào cũng để một hộp cho thơm quần áo…”
Thương hiệu Việt từ năm 1930
Hóa ra tới bây giờ người ta vẫn còn làm ra nó. Lần theo địa chỉ ghi trên nhãn hộp, tôi tìm đến số 40 đường Kim Biên, quận 5, TP Sài Gòn . Đó là một dãy nhà lớn bên hông chợ Kim Biên ngày nay. Mặt dựng trước dãy nhà vẫn còn nguyên cái logo nổi hình người phụ nữ đầu búi tóc, vẻ dịu dàng thanh thoát. Nhìn biết ngay đó là Cô Ba, biểu tượng của người phụ nữ Nam bộ. Chỉ có điều hơi khác, bên dưới logo trước kia có hàng chữ “Công ty Trương Văn Bền và các con”, nay đã thay thế bằng “Công ty Phương Đông”.
Ông Nguyễn Đức Hiệp, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Phương Đông, xác nhận: “Cơ sở này trước kia chính là của ông Trương Văn Bền, chuyên sản xuất xà bông cục 72% dầu có nhãn hiệu “xà bông Việt Nam”, với xuất xứ từ nguyên liệu cây dừa Bến Tre. Và sản phẩm độc đáo nhất chính là cục xà bông thơm mang nhãn hiệu “xà bông Cô Ba” nức tiếng một thời. Năm 1977, người con út của ông là Trương Khắc Cẩn vẫn còn làm Phó Giám đốc. Năm 1995, công ty được cổ phần hóa do nhà nước quản lý. Hiện nay công ty vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm xà bông Cô Ba bởi nhiều người lớn tuổi vẫn còn ưa dùng. Và trên hết là bảo tồn một thương hiệu truyền thống khắc sâu lòng người hơn 80 năm qua”.
Tại Bảo tàng Sài Gòn hiện nay vẫn còn lưu giữ những hiện vật ít ỏi còn lại của thương hiệu nổi tiếng một thời này. Đó là một bộ khuôn dập nhãn hiệu xà bông Cô Ba, những vỏ hộp in hình người phụ nữ Nam bộ có gương mặt phúc hậu, mặc áo dài đen, cổ đeo dây chuyền vàng đóng khung trong hình oval; những cục xà bông đã ngã vàng là xà bông đá nhãn hiệu Việt Nam; cục xà bông thơm màu xanh, một mặt in chữ nổi “Co Ba”, mặt kia in hình logo Cô Ba đầu búi tóc cao quen thuộc.
Đặc biệt, trong số hiện vật trưng bày còn có tờ rơi quảng cáo in hình vận động viên cách điệu cục xà bông đang trên đường chạy, bên dưới ghi hàng chữ “bao giờ cũng nhứt” rất ngộ nghĩnh. Từ hồi xưa, ông Trương Văn Bền đã nghĩ ra cách quảng cáo sản phẩm cực kỳ độc đáo như vậy. Ngoài ra, gian trưng bày còn có danh thiếp ghi rõ tên công ty bằng tiếng Pháp cùng với nhãn hiệu “Cô Ba” quen thuộc với hàng chữ “Fonde En 1930 – Ets Truong-Van-Ben & Fils S.A - Huilerie et Savonnerie Vietnam (thành lập năm 1930 – Công ty Trương Văn Bền và Các con - Dầu và Xà bông Việt Nam).
Những cục xà bông Việt Nam 72% dầu và xà bông thơm
hiệu Cô Ba trưng bày trong Bảo tàng thành phố Sài Gòn
*
__________________
Tristesse/Ngườiđitìmmộng/NhớNhaTrang
09:17 PM 18/11/2014 #3Sao topic k cho địa chỉ bán vay bn?
09:38 PM 18/11/2014 #4Cho minh dia chi ban o ha noi
11:50 AM 25/11/2014 #5em xin lỗi chị nhé, mấy hôm em về quê nhà có công việc, mạng kém quá nên ko trả lời thắc mắc của chị sớm được ạ, em có cho địa chỉ của em trên dòng đầu của bài viết rồi đó ạ, em viết lại ở đây cho các mẹ cùng biết nhé: em ở Số nhà 26, liền kề, khu đô thị mới Mỗ Lao - Hà Đông - Hà Nội, số điện thoại của em là 01666600234 các chị nhé
11:54 AM 25/11/2014 #612:10 PM 25/11/2014 #7Xà bông Cô Ba, ai đã thử dùng rồi thì sẽ bị nghiền đó ạ, nó ko mang 1 mùi thơm như nước hoa nhưng phảng phất trong phòng tắm hương của mùi quế, mùi của tuổi thơ, của hương đồng nội, 1 bánh xà bông nho nhỏ nhưng chứa đựng bao nhiêu ý nghĩa của tuổi thơ, mẹ nào chưa thử thì hãy thử 1 lần nhé, vì đây là bánh xà bông của Việt Nam có từ ngày xưa nhưng ko phải ai cũng biết đến, vì ko chịu bán mình cho các chủ thương hiệu lớn của nước ngoài nên thương hiệu xà bông cô ba để đứng vững đến ngày nay phải chịu rất nhiều sóng gió, và trên nước ta chỉ còn 1 cơ sở duy nhất còn giữ được công thức sản xuất bánh xà bông này, hãy cùng nhau sử dụng hàng Việt Nam để bảo vệ thương hiệu có từ 80 năm rồi các mẹ nhé
LinkBacks Enabled by vBSEO