Giá: 1,000đ
Số điện thoại: O chín 6 chín 2 chín chín O44
Địa chỉ: Hà Đông
Tình Trạng: Còn hàng
Hàng năm, khi đến ngày Rằm tháng 8 Âm lịch là khắp các tỉnh thành từ thành phố đến nông thôn ở Việt Nam đều rực rỡ đèn hoa, trẻ em vui thích rước đèn, nhảy múa, và cùng gia đình, bạn bè phá cỗ. Vậy phong tục Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu thì chắc hẳn khá nhiều trong chúng ta chưa có câu trả lời rõ ràng. Trên thực tế, dân gian cũng đã thêu dệt lên nhiều câu chuyện về nguồn gốc của Tết Trung Thu.
>>> Xem thêm: nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu
Nguồn gốc Tết Trung Thu
Chuyện xưa kể lại rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) khi đang dạo chơi ở vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Vị đạo sĩ này có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở trên cung trăng, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua rất vui vẻ thưởng thức cảnh tiên và lắng nghe âm thanh du dương và ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những bộ xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Chính bởi giờ phút tuyệt vời ấy mà nhà vua quên cả trời đã gần sáng. Vị đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới chịu ra về nhưng trong lòng vẫn không khỏi bàng hoàng luyến tiếc.
>>> Đừng bỏ lỡ: đồ chơi trung thu cho bé gái
Khi về tới hoàng cung, nhà vua vẫn còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ mỗi khi đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi đó nhà vua sẽ cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỉ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó về sau này, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Lại cũng có nhiều người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là bắt nguồn từ điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám chính là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong cả nước treo đèn và bày tiệc để ăn mừng.
Cũng có người kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch đến năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn đốn đã cầu cứu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp tế. Sau khi cầu khẩn Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn cứu đói. Nhờ đó mà sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua, tức vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Vào cái ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng chính là ngày rằm tháng tám. Kể từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ ơn trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Tục lệ này được lan truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam.