- 09:44 AM 30/08/2016 #1Tình Trạng: Còn hàng
Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Những yếu tố nguy cơ nào dễ mắc phải tiểu đường thai kỳ? Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ? Đây là những câu hỏi của rất nhiều chị em đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị mang thai.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì ?
Bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM) haybệnh tiểu đường khi mang thai, là phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, dù trước đó họ chưa bị bệnh này. Trong khi mang thai, thường là khoảng tuần thứ 24, nhiều phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Khi bạn mắc tiều đường thai kỳ lần đầu thì nó sẽ trở lại trong lần mang thai sau. Và những người phụ nữ tiểu đường thai kỳ có nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ thành bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 7 lần những người không mắc tiểu đường thai kỳ.
2. Những yếu tố nguy cơ dễ mắc tiểu đường thai kỳ
- Thừa cân
- Đường trong máu cao
- Cholesterol không lành mạnh
- Huyết áp cao
- Hút thuốc
- Không nhận được đủ hoạt động thể chất
- Ăn uống không lành mạnh
Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ không có nghĩa là bạn bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc là bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường sau khi sinh. Nhưng nếu không may mắc phải, bạn cần làm theo lời khuyên của bác sĩ về đường huyết trong thời kỳ mang thai, để cơ thể bạn và em bé được khỏe mạnh.
3. Tác hại của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và thai nhi
- Đối với người mẹ:
Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Ngoài ra, thai phụ bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
- Đối với thai nhi:
Thai nhi của các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.
Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non thì càng dễ bị suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ có mẹ bị tiểu đường bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường.
Con của các bà mẹ tiểu đường thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng, trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị tiểu đường). Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ thường rất dễ bị sang chấn. Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. Vì vậy trẻ sơ sinh của các bà mẹ mắc tiểu đường thường được coi là “những em bé khổng lồ nhưng chân đất sét”.
Những giờ đầu tiên sau khi sinh, con của những bà mẹ bị tiểu đường có thể bị hạ đường huyết. Thậm chí nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của trẻ. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết tốt ở người mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.
Con của những bà mẹ bị tiểu đường thường bị vàng da nhẹ, do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Hiện tượng này có thể được điều trị bằng cách bù nước và chiếu đèn.
4. Thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu
- Khoai lang
Khoai lang có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn khoai lang cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón thai kỳ.
- Hành tây tím
Trong hành tây tím có chứa nhiều hóa chất tự nhiên có tác dụng cao trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống viêm, chống hen suyễn… Hành tây tím có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
- Rong biển
Hàm lượng vitamin, protein, carotein… trong rong biển tương đối phong phú, đặc biệt chứa rất ít đường nên có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Rong biển có thể chế biến thành nhiều món chay, mặn khác nhau. Đặc biệt, rong biển nấu canh rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
- Mướp đắng
Theo các nghiên cứu lâm sàng gần đây, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) rất có giá trị trong việc chữa trị cao huyết áp. Mướp đắng tươi có thể sử dụng chế biến món ăn hoặc phơi khô để uống trà. Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng vì có tính hàn.
- Cà rốt
Cà rốt có nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho… Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19mg canxi, 32mg photpho, 233mg kali, 7mg vitamin C, 7gr carbonhydrat, 5gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6000mcg vitamin A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol. Vì thế, không những chữa trị hiệu quả chứng táo bón trong thai kỳ mà cà rốt còn có tác dụng hạ huyết áp, rất có lợi cho bà bầu bị tiểu đường.
Cà rốt có thể chế biến theo nhiều cách: xào, nấu, ngâm dấm… hoặc làm thành sinh tố, nước ép cũng rất ngon.
- Mộc nhĩ
Mộc nhĩ chứa nhiều polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, hàm lượng protein , carotene, vitamin, chất sắt , natri, kali, canxi và các khoáng chất khác trong mộc nhĩ cũng tương đối cao nên không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.