Đông y cho Trẻ nhỏ: Đái dầm, biếng ăn, đi ngoài, ho hen suyễn, chắp lẹo, rôm sảy, thủy đậu....

    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #1
    Số điện thoại: O989 một 6733O
    Tình Trạng: Còn hàng

    Đông y cho Trẻ nhỏ: Đái dầm, biếng ăn, đi ngoài, ho hen suyễn, chắp lẹo, rôm sảy, thủy đậu, mồ hôi trộm....


    Đông y Cao Cường nhận chữa các bệnh cho trẻ nhỏ theo phương pháp y học cổ truyền:

    Bé bị ĐÁI DẦM?
    Bé bị ĐI NGOÀI PHÂN SỐNG, LOẠN KHUẨN, KIẾT LỴ?
    Bé bị RÔM SẢY?
    Bé hay mọc CHẮP LẸO MẮT?
    Bé đang BIẾNG ĂN, SUY DINH DƯỠNG?
    Bé có NHIỀU MỒ HÔI TRỘM?
    Bé mắc THỦY ĐẬU?
    Bé thường xuyên HO, KHÒ KHÉ, NÔN TRỚ, HEN SUYỄN ...???

    Hãy liên hệ với chúng tôi, Đông y Cao Cường nhận chữa dứt điểm các bệnh trên theo phương pháp y học cổ truyền.
    Chi tiết xin liên hệ: Mr. Cường 0989 167 330 / 0904 858 337 / 0912 1976 21

    https://www.facebook.com/pages/%C4%90%C3%B4ng-Y-Cao-C%C6%B0%E1%BB%9Dng/1689010681327458?fref=photo
    Địa chỉ: SN 19 ngách 509/29 ngõ 509 đường Đại Mỗ, phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    [IMG][/IMG]

    Chỉnh sửa lần cuối bởi hanoimuathu999; 05/09/2015 vào lúc 02:09 PM.
    iframe: approve:
    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #2
    Các bài thuốc chữa đi ngoài: phân sống, kiết lỵ, tiêu chảy, loạn khuẩn, đi ngoài nhiều ngày không khỏi....
    Chữa tiêu chảy bằng cây phèn đen
    Cây phèn đen là loại mọc hoang ở ven rừng hay bờ bụi khắp mọi miền hay được trồng làm hàng rào, thuốc nhuộm hoặc làm thuốc trị bệnh nhờ giàu dược tính. Phèn đen thuộc loại cây ở vùng nhiệt đới châu Á.
    Cây phèn đen có tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Là loại cây mọc thành bụi ở độ cao 500m so với mặt biển, cây nhỡ cao chừng 2 – 4m, cành nhánh màu đen nhạt, lá đơn nguyên mọc so le, có hình dạng thay đổi như hình trái xoan hay hình bầu dục hoặc hình trứng ngược; phiến lá rất mỏng dài 1,5 – 3cm, rộng 6 – 12mm, mặt trên lá sẫm màu hơn mặt dưới, lá kèm hình tam giác hẹp. Hoa mọc ở nách lá, riêng lẻ hay xếp làm 2 – 3 cái một. Quả hình cầu, chín có màu đen. Ra hoa và kết quả vào tháng 8 – 10 hằng năm.
    Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá với tên dược liệu Radix et Folium Phyllanthi Reticulati. Vỏ thân cũng được dùng làm thuốc. Thuốc được thu hái vào mùa thu, đem rửa sạch, thái nhỏ phơi khô cất sử dụng dần; lá được thu hái vào mùa hè, phơi trong bóng râm (âm can), vỏ thu hoạch quanh năm.
    Đông y cho rằng rễ phèn đen có vị chát tính lạnh, có công năng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tà. Chủ trị lỵ, lao ruột, viêm ruột, viêm gan, viêm thận, trẻ em cam tích. Ngoài ra còn dùng trị bị thuốc độc và rắn cắn.
    Lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, lợi niệu, được dùng để trị sốt, tiêu chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn, té ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt, dùng riêng hay phối hợp với lá long não, xuyên tiêu giã ngậm trị chảy máu chân răng; người ta còn dùng bột lá phèn đen để rắc vào vết thương cho chóng lên da non, ngoài ra còn lấy lá trị rắn cắn như nhai nuốt nước còn bã đắp lên vết thương.
    Vỏ thân cây phèn đen có vị nhạt chát thường được sử dụng trị lên đậu có mủ hay tiểu tiện khó khăn.
    Để tham khảo dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu trị bệnh có sử dụng phèn đen.

    Trị kiết lỵ: Dùng lá phèn đen tươi giã nát, thêm nước rồi lọc lấy nước phèn đen. Sau đó lấy mạch nha, cam thảo đất, ý dĩ khô tán bột lượng mỗi vị như nhau và mỗi lần lấy nửa thìa cà phê bột thuốc uống với nước phèn đen đã lọc sẵn.
    Hoặc dùng rễ cây phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, cỏ seo gà 20g, cỏ tranh 20g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần (theo Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu).
    Tiêu chảy, lỵ do nhiệt: Dùng phèn đen cả cành và lá 40g, đậu đen sao 40g, ngày 1 thang cho nước sắc kỹ lấy nước thuốc chia 3 lần uống.

    Theo suckhoedoisong.vn
    ...............................
    Chữa bằng mộc nhĩ đen
    Canh Mộc nhĩ đen
    Nguyên liệu: Mộc nhĩ đen 50 gam.
    Phối chế: Rửa sạch Mộc nhĩ, lượng nước 1000 mi-li-lít, ninh Mộc nhĩ đến nhừ là được.
    Công hiệu: Ích khí mát máu, trị kiết lỵ.
    Cách dùng và liều lượng: Mộc nhĩ trộn với một ít muối tinh và dấm là có thể dùng và ăn luôn canh Mộc nhĩ. Mỗi ngày 2 lần.

    Chữa bằng Chè xanh-mật Ong

    Nguyên liệu: Chè xanh 5 gam, mật Ong lượng vừa phải.
    Phối chế: Cho chè xanh vào cốc sứ, pha bằng nước đun sôi, đậy kín nắp thêm 5 phút, pha với mật Ong là có thể uống.
    Công hiệu: Thanh nhiệt sản sinh nước bọt, trị kiết lỵ trợ tiêu.
    Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 3-4 lần, uống một mạch khi nước chè còn nóng.
    Chữa bằng Trứng Vịt muối tro
    Nguyên liệu: Trứng Vịt muối tro 3 quả, đường đỏ 60 gam.
    Phối chế: Bóc vỏ trứng Vịt muối tro.
    Công hiệu: Dưỡng âm thanh nhiệt trị kiệt lỵ.
    Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 3 quả, trứng Vịt muối tro chấm đường đỏ, ăn trong lúc đói bụng. Có thể dùng thường xuyên.
    Theo vietnamese.cri.cn

    ........................................

    Chữa tiêu chảy bằng ổi
    Cây ổi còn được gọi là phan thạch lựu, tên khoa học Psidium guyjava L., thuộc họ Sim Myrtaceae. Ổi là mộ loại cây nhỡ, cao từ 3 đến 6 mét. Cành nhỏ có cạnh vuông. Lá mọc đối, hình bầu dục, có cuống ngắn, phiến lá có lông mịn ở mặt dưới. Hoa có màu trắng, mọc ra từ kẻ lá. Quả mọng, có phần vỏ quả dày ở phần ngoài. Ổi có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, lan sang châu Á, châu Phi. Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại ổi. Ổi mọc hoang ở khắp nơi từ vùng đồng bằng đến đồi núi. Ổi cũng thường được trồng để ăn quả.
    Dược tính.
    Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của ổi cho biết quả ổi có hàm lượng các sinh tố A, C, acid béo omega 3, omega 6 và nhiều chất xơ[i]. Ổi là một trong những loại rau quả có tỷ lệ sinh tố C rất cao, mỗi 100g có thể có đến 486mg Sinh tố C[ii]. Sinh tố C tập trung cao nhất ở phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng sinh tố càng cao. Do đó, khi ăn ổi, nên rửa sạch và ăn cả vỏ. Quả ổi là một nguồn thực phẩm ít calori nhưng giàu chất dinh dưỡng và có nhiều chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols. Theo những nghiên cứu khoa học về những chất chống oxy hoá[iii], vị chua và chát trong nhiều loại rau quả, bao gồm lá ổi, quả ổi là do độ đậm đặc của những loại tanin có tính chống oxy hoá gây ra. Tương tự như quy luật màu càng sậm như vàng, tía, đỏ càng có nhiều chất chống oxy hoá, vị càng chát, càng đắng, càng chua độ tập trung của những chất nầy cũng càng nhiều. Ngoài sinh tố A, C, quả ổi còn có quercetin, một chất có tính chống oxy hoá cực mạnh có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng trong nhiều chứng viêm nhiễm mãn tính như suyển, dị ứng, tim mạch, thấp khớp, lỡ loét, ung thư.
    Một tính chất quan trọng của ổi thường được sử dụng làm thuốc là tác dụng thu liễm, se da, co mạch, làm giảm sự xuất tiết và giảm sự kích thích ở màng ruột. Tác dụng nầy được dùng rộng rải trong nhiều chứng tiêu chảy, thổ tả hoặc kiết lỵ. Trong nhiều trường hợp rối loạn thuộc loại này, điều cơ bản là chống mất nước, giữ ấm người, bảo vệ khí hóa của Tỳ Vị. Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm xuất tiết và cả giảm kích thích để làm dịu các triệu chứng cấp. Uống thêm nước cháo gạo lức rang có thêm vài lát gừng nướng và một chút muối vừa bảo đảm yêu cầu bổ sung nước, vừa giữ ấm trung tiêu và kích thích tiêu hoá là những biện pháp đơn giản, ở trong tầm tay, nhưng có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp.
    Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng. Nghiên cứu của Trần thanh Lương và các cộng sự[iv] cho biết tác dụng chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm là do 2 hoạt chất Beta-caryophyllene và Alpha-caryophyllene. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng nước sắc lá ổi để chữa viêm thận, động kinh. Có thể thấy hiệu quả chữa bệnh ở đây là do tác dụng tổng hợp của 3 yếu tố (1) thu liễm (2) sát trùng (3) kháng viêm.
    Chữa tiêu chảy cấp.
    Búp ổi 20g, Vỏ măng cụt 20g, Gừng nướng 10g, Gạo rang 20g Sắc uống.
    (st)

    .................................................. .................................................. ...........................

    Nhà mình làm đông y có bài thuốc đặc trị, chữa dứt điểm hẳn các trường hợp: kiết lỵ, phân sống, loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa ở người lớn và trẻ nhỏ. Bạn quan tâm p.m cho mình, tùy từng trường hợp cụ thể mình sẽ tư vấn thêm! LH 0989 167 330 ( Mr Cường) - Facebook: https://www.facebook.com/baithuocnamhn

    Chỉnh sửa lần cuối bởi hanoimuathu999; 06/09/2015 vào lúc 04:20 AM.
    iframe: approve:
    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #3
    MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ EM
    Mồ hôi trộm là biểu hiện sức khỏe rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, là tình trạng trẻ bị ra mồ hôi rất nhiều trong trạng thái hoàn toàn tĩnh (bé không hoạt động gì trong môi trường thời tiết bên ngoài hoàn toàn mát mẻ), trẻ thường bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm nên dân gian quen gọi là “đổ mồ hôi trộm”. Nếu chứng mồ hôi trộm xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ, phụ huynh cần chú ý để có biện pháp can thiệp kịp thời.
    Một số nguyên nhân thường gặp của chứng mồ hôi trộm ở trẻ
    Những dấu hiệu và triệu chứng để xác định trẻ mắc chứng mồ hôi trộm thường gặp là trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay giật mình thức giấc nửa đêm. Những nguyên nhân chủ yếu của chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em bao gồm:
    - Trẻ bị thiếu vitamin D trong giai đoạn còn non thường mắc chứng ra mồ hôi trộm. Trẻ em dưới 1 tuổi đa số hay thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất, ngoài ra trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương…là những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Nếu để ý, các bậc phụ huynh dễ nhận thấy trẻ thường hay bị mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy.
    - Ánh mặt trời có ảnh hưởng lớn đến việc thiếu vitamin D ở trẻ. Nguyên nhân thiếu ánh nắng mặt trời thường do nơi sinh sống quá chật hẹp, hoặc do tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh sáng, mặc quá nhiều quần áo, do thời tiết ở các nước có nhiều sương mù, mùa đông...gây cản trở việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của trẻ, khiến trẻ bị thiếu hụt vitamin D một cách rất hiển nhiên.
    - Một số trẻ bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm vì mẹ đắp quá nhiều chăn cho trẻ, hoặc phòng ngủ của trẻ quá bí hơi không có chỗ thông gió cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều ở trẻ. Trong trường hợp này, ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, cha mẹ chỉ cần làm thông thoáng chỗ trẻ ngủ là có thể khắc phục tình trạng này.
    - Một nguyên nhân không kém phần quan trọng khác chính là do các bậc phụ huynh quá lo lắng cho trẻ. Cha mẹ thường có thói quen ủ trẻ quá kỹ vì sợ trẻ bị cảm lạnh nên thường đắp chăn hoặc quấn mền quá nhiều cho trẻ tạo ra sự nóng bức ngột ngạt, trẻ dễ cảm thấy khó chịu và thường toát mồ hôi. Mồ hôi trộm trong tình huống này không phải là chứng bệnh chỉ cần cải thiện “sự quá lo lắng” của cha mẹ là trẻ hết đổ mồ hôi.
    Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý
    - Mồ hôi trộm sinh lý: trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ đang trong thời kỳ tăng trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng.
    - Mồ hôi trộm bệnh lý: thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết, đồng thời kèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm). Vì ra mồ hôi quá nhiều và liên tục, cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị cảm lạnh, dễ bị viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản...Nếu hiện tượng này kéo dài và liên tục sẽ làm cơ thể trẻ dễ bị suy kiệt.
    Biện pháp cải thiện chứng mồ hôi trộm ở trẻ
    - Bổ sung vitamin D: tận dụng ánh nắng mặt trời là cách bổ sung vitamin D “rẻ tiền và hiệu quả nhất” dành cho trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng, trước 10 giờ với thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 - 30 phút. Để cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
    - Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ: phòng ngủ nên rộng, thoáng, nên cho trẻ chơi đùa trong bóng râm, luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho trẻ hàng ngày.
    - Dinh dưỡng hợp lý: cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam quýt. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn “nóng” như dầu mỡ, thịt bò, tôm cua, cá biển...hoặc các loại trái cây “sinh nhiệt” như mít, sầu riêng, xoài…Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.
    - Đưa trẻ đi khám bác sĩ: nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ (mồ hôi trộm bệnh lý), kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ như trẻ bị sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi…phụ huynh cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để trẻ được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
    Ths,BS Đinh Thạc

    ………………………………..
    Nhà mình làm đông y có bài thuốc đặc trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và trừ mồ hôi ở người lớn. Ở trẻ nhỏ dùng 3-5 gói là khỏi. Giá: 35k/gói. Bạn quan tâm p.m cho mình tư vấn thêm. Mr. Cường, 0989167330/https://www.facebook.com/baithuocnamhn

    iframe: approve:
    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #4
    BỆNH ĐÁI DẦM Ở TRẺ EM, TIỂU NHỀU, TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ Ở NGƯỜI LỚN
    Nhà mình nhận chữa bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ và tiểu nhiều, tiểu không tự chủ ở người lớn. Thuốc dạng viên, tiện sử dụng. Trẻ dùng 3 đến 5 gói là dứt điểm; Người lớn tùy từng trường hợp mình sẽ cho đơn thuốc hợp lý. Giá: 30k/gói. Bạn quan tâm xin liên hệ: Mr Cường - 0989167330 /https://www.facebook.com/baithuocnamhn

    iframe: approve:
    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #5
    Bài thuốc chữa ho: HO, HO GIÓ, HO KHAN, HO CÓ ĐỜM, HO DAI DẲNG, HO KHÒ KHÈ KHÓ THỞ, HEN SUYỄN,
    Hẹ, Đu đủ, Quất, Gừng, Cải cúc, Rẻ quạt, Củ cải, Vỏ rễ dâu, Mơ, Chanh ta, Hoa mướp, Bạc hà, Cam thảo, Húng chanh, Lá chanh. Đây là những vị thuốc hay được dùng khi chữa ho.
    1. Chữa ho trẻ em, hen suyễn, họng sưng đau bằng lá hẹ.
    Hẹ: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.
    Cổ họng khó nuốt bằng lá hẹ.
    Hẹ: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.
    2. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực.
    Hoa đu đủ đực 20g đem hấp với đường phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể hấp kết hợp với há hẹ 10g, hạt chanh 10g.
    3. Chữa ho, mất ngủ bằng quất
    Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.
    Chữa ho gió, ho khan bằng quất.
    Quả quất: Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.
    Chữa ho gà bằng quất.
    Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần
    Chữa ho do phế nhiệt bằng quất.
    Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.
    4. Chữa ho, viêm phế quản bằng gừng.
    Gừng: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, hạ sốt, kháng histamin. Được dùng chữa ho, viêm phế quản. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
    5. Chữa ho trẻ em bằng cải cúc
    Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.
    6. Chữa ho, viêm họng bằng cây rẻ quạt
    Cây rẻ quạt: Ðể chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ Mạch môn, Húng chanh, hoa Ðu đủ đực, đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ Cam thảo đất, rễ Đậu săng, giã ngậm.
    7. Chữa ho có đờm, hen, ho ra máu, trẻ em ho gà bằng rễ dâu.
    Vỏ rễ dâu(tang bạch bì): Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.
    8. Chữa ho, viêm họng, khản tiếng bằng lá húng chanh
    Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.
    9. Chữa ho mất tiếng bằng vỏ quýt
    Trần bì(Vỏ quả Quýt chín) 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày (Dược liệu Việt Nam).
    10. Chữa ho có đờm bằng lá bạc hà.
    Lá bạc hà tươi 50g vắt nước uống hàng ngày.
    12. Chữa ho, có sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng bằng hoa mướp.
    Hoa mướp 12g rửa sạch hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang.
    13. Chữa ho lao, ho lâu ngày bằng cam thảo
    Dùng Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần (Nam dược thần hiệu).
    14. Chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng bằng hạt mơ
    Hạt Mơ: dùng trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, Ngày dùng 4,5-9g, dạng thuốc sắc.
    Quả Mơ: thường dùng làm thuốc thay vị Ô mai là quả của cây Mai - Prunus mume. Quả Mơ muối dùng chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng.
    15. Chữa ho nhiều đờm, khản tiếng bằng củ cải
    Chữa ho nhiều đờm: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa, mật ong mỗi vị 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Uống ngày hai lần.
    Trị khản tiếng: Lấy 3 củ cải trắng và 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ gạn lấy nước để uống, uống trong 2 ngày.
    16. Chữa ho gà bằng chanh
    Lá Chanh tươi sắc với vài lát Gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.

    Nguon: suckhoe68.com
    .................................
    Nhà mình làm đông y, mình nhận chữa các bệnh về Đường hô hấp. Bệnh nhân ho, ho dai dẳng, ho khan, ho có đờm, ho ngứa họng, ho hen thở suyễn, khò khè..., bạn vui lòng liên hệ mình tư vấn thêm. Mr. Cường, 0989 167 330 - https://www.facebook.com/baithuocnamhn

    iframe: approve:
    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #6
    BỆNH THỦY ĐẬU (PHỎNG DẠ, TRÁI RẠ): NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ


    Bệnh phỏng dạ còn có tên gọi là bệnh thủy đậy hay cháy rạ, là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây ở trẻ .
    Bệnh phỏng dạ rất dễ lây và nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng nặng nề như rỗ mặt, vô sinh ...Tuy nhiên bệnh phỏng dạ hoàn toàn có thể chữa được và hoàn toàn ngừa được nếu được tiêm phòng đúng cách và đủ liều lượng.
    Nguyên nhân gây bệnh phỏng dạ
    Bệnh phỏng dạ (Thủy đậu) là bệnh truyền nhiễm do virus, gây dịch và là bệnh dễ lây nhất cho trẻ chưa có miễn dịch, phần lớn mắc lúc còn bé sau 1 tuổi đến 10 tuổi. Khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời.
    Bệnh diễn biến lành tính ở trẻ em, ít có biến chứng như viêm não viêm phổi nhưng ở phụ nữ có thai trước 6 tháng tuổi nếu mắc thủy đậu thai có thể mang dị tật, bà mẹ mắc thủy đậu trước sinh 5 ngày, và sau sinh 2 ngày thường là nặng và con sinh ra cũng mắc thủy đậu nặng, tỷ lệ tử vong cao.
    Bệnh phỏng dạ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
    Bệnh phỏng dạ (Thủy đậu) là bệnh truyền nhiễm do virus.

    Triệu chứng của bệnh phỏng dạ
    + Sốt nhẹ 37,5-38oC trong vài ngày, có khi trẻ vẫn chơi, ngược lại có trẻ biểu hiện sổ mũi, quấy khóc, kém ăn.
    + Nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc. Nếu như bệnh nhân không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, khoảng từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy và thường không để lại sẹo.
    + Các nốt mọc không có thứ tự: bụng, ngực, lưng, niêm mạc miệng, họng… trừ lòng bàn chân, bàn tay hầu như không gặp. Mọc nhiều đợt, 2-3 ngày một đợt, cùng một chỗ các nốt có tuổi khác nhau: nốt là sẩn đỏ, nốt có nước, nốt đóng vẩy…
    Cách điều trị bệnh phỏng dạ
    Cách điều trị chủ yếu là chăm sóc và vệ sinh tốt, không để nhiễm khuẩn các vết phỏng dạ thành mủ, sẽ để lại sẹo, nhất là trên khuôn mặt.
    Chú ý với trẻ nhỏ, cha mẹ cần theo sát, không để trẻ gãi, có thể bôi xanh methylen 1% vào các nốt phỏng, khi khô xoa phấn rôm dùng cho trẻ em loại đảm bảo chất lượng, ngày 1-2 lần.
    Bệnh phỏng dạ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị-1
    Có thể bôi xanh methylen 1% vào các nốt phỏng.

    Cho trẻ đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu bội nhiễm. Thông thường nếu có bội nhiễm mưng mủ ở da, sốt cao các bác sĩ sẽ cho uống kháng sinh và một số loại thuốc thích hợp khác.
    Phỏng dạ (thủy đậu) có thể phòng tránh hữu hiệu thông qua tiêm phòng vắc xin. Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi, người lớn chưa từng tiêm ngừa thuỷ đậu, cũng như những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, đều có thể tiêm vắc xin ngừa. Thời gian vaccin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) kéo dài trung bình là 15 năm.
    Bài thuốc chữa bệnh phỏng dạ
    Với bệnh thủy đậu nhẹ:
    Triệu chứng: những nốt thủy đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít. Nước mũi loãng trong, người bệnh ăn uống và tinh thần bình thường. Bệnh đang ở phần vệ khí.
    Lá dâu 12 gr, cam thảo đất 8 gr, rễ sậy 10 gr, lá tre 16 gr, cúc hoa 8 gr, kim ngân hoa 10 gr, kinh giới 8 gr. Sắc uống.
    Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp trừ thấp giải độc sau: dùng bài thuốc gồm: cam thảo dây 12gr, lá tre 10 gr, sinh địa 12 gr, hoàng đằng 8 gr, rễ sậy 8 gr, kim ngân hoa 12 gr, vỏ đậu xanh 12 gr. Sắc uống.
    Với bệnh thủy đậu nặng:
    Triệu chứng: thủy đậu mọc dày, sắc tím, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao, phiền khát, mặt đỏ, môi hồng, viêm niêm mạc miệng, có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.
    Bài thuốc: Kim ngân hoa 12 gr, liên kiều 8 gr, bồ công anh 16 gr, sinh địa 12 gr, xích thược 8 gr, chi tử (sao) 8 gr.
    Nếu:
    Phiền táo, thêm hoàng liên 8 gr.
    Táo bón, thêm đại hoàng 4 gr.
    Khát nước, miệng khô, thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12 gr.
    Các bài thuốc chữa bệnh thủy đậu trên sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày, uống nóng sau khi ăn 30 phút.
    Tác giả: Tổng hợp
    ...........................................
    Nhà mình làm về thuốc nam có bài đặc trị phỏng dạ (thủy đậu). Đây là bài thuốc lá cây, chỉ cần nấu tắm 2 ngày là khỏi! Nếu cần thông tin gì tư vấn thêm các bạn cứ p.m cho mình! Mr Cường - 0989 16 73 3O -https://www.facebook.com/baithuocnamhn

    iframe: approve:
    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #7
    CHẮP MẮT - LẸO MẮT, CÁCH CHỮA NHANH NHẤT & KHÔNG BỊ TÁI PHÁT

    Y sĩ Ngọc Tuyết, BV Xanh Pôn cho biết, để chữa lẹo, chắp mắt chị đề nghị bệnh nhân ngồi ngay ngắn. Đau mắt nào dùng tay bên ấy vắt qua vai bên kia, đầu ngón tay giữa chạm vào cột sống lưng (thường vào khoảng đốt lưng 3 đến 4) thì đánh dấu và từ đó miết vuông góc ra phía đối diện với bên mắt đau 1,5 thốn (1 thốn ở người trưởng thành là 2 cm, 1,5 thốn = 3 cm) để tìm huyệt Phế du. Sau đó lấy kim đã sát trùng châm dứt khoát một mũi, nặn sạch máu độc.
    Nguồn: http://giadinh.net.vn/…/chua-benh-khong-dung-thuoc-mang-seo…
    P/S: Bệnh đơn giản thôi bạn nhé, nếu bạn ở HN thì có thể cho bệnh nhân qua nhà mình hoặc alo mình qua nhà chữa giúp. Mình chỉ cần nặn máu độc ở sau lưng là hết. Đây là bài chữa bệnh của dân gian, sau này khi tìm hiểu về y học cổ truyền mình mới biết đó là khi mình tác động vào huyệt phế du ở sau vai (tất nhiên phải thêm tí xíu bí quyết gia truyền và vài ba loại lá cây quen thuộc nữa thì mới nhanh khỏi). Mình làm giúp từ khi còn hs đến khi sv và đến bây giờ không nhớ là bao nhiêu người rồi!
    Lưu ý: Nếu quan tâm cứ alo cho mình nhưng phải hẹn trước nhé! 0904 858 337 / 0989 167 330 ( Mr. Cường)
    P/S:
    - Chích huyệt có hiệu quả cao nhất vào buổi chiều.
    - Đã rất nhiều người chích huyệt mà bị tái phát nhiều lần không khỏi phần lớn là chưa biết cách, không ăn kiêng và không đúng giờ. Nếu các bạn quan tâm alo trước cho mình nhé!
    .............................................
    Phân biệt chắp và lẹo
    Triệu chứng của chắp: Chắp như mụn bọc, cứng, nhỏ, tròn, nằm sâu trong sụn mi, không sưng đỏ, ít đau khi sờ nắn, khi lật mi ra thấy màu đỏ tím hoặc trắng, nằm ở trong lấn vào sụn mi.
    Triệu chứng của lẹo: Mi mắt trên hoặc dưới mọc lên những mụn, sưng nóng, đỏ đau, tiến triển nhanh, có khi sưng ít, có khi sưng nhiều, nhẹ từ 3-5 ngày, sau lẹo làm mủ rồi vỡ, thường hay tái phát hết mi này sang mi kia, đây là trường hợp viêm cấp.
    (ST)
    Note:
    Trên thực tế mình thấy: chắp chậm tiêu nhưng ít mọc đi mọc lại còn lẹo thì nhanh tiêu nhưng mọc liên tục.
    Cả hai trường hợp đều có thể chữa theo phương pháp y học cổ truyền!


    Chỉnh sửa lần cuối bởi hanoimuathu999; 06/09/2015 vào lúc 04:17 AM.
    iframe: approve:
    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #8
    Rôm sảy, mẩn ngứa - chữa theo thuốc nam
    Mùa hè nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức (35 đến 39oC) khiến cho làn da mỏng manh, yếu ớt của trẻ bị nổi rôm, mụn… gây ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ khó ngủ, ít bú, thậm chí giảm cân…
    Để giảm thiểu tình trạng này, cha mẹ cần vận dụng các bài thuốc dân gian để điều trị, vừa mang lại hiệu quả cao, lại không có tác dụng phụ, giúp bảo vệ làn da cho trẻ.

    Trẻ mọc rôm sảy trong điều kiện nào?
    + Thời tiết nắng nóng kéo dài làm giãn các mao mạch trên da, khiến mồ hôi toát ra nhiều hơn bình thường.
    + Khi mồ hôi không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín làm da nổi các nốt viêm.
    + Các vi khuẩn xâm nhập (trong điểu kiện thời tiết cho phép), gây hiện tượng viêm da (hay rôm sảy)…
    Rôm sảy thường mọc ở vị trí nào?
    + Rôm sảy là các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ, gây ngứa.
    + Rôm sảy mọc thành đừng đám và tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như: lưng, ngực, trán, cổ, nách, bẹn...

    Những bài thuốc trị rôm sảy
    Tắm nước mướp đắng
    Nguyên liệu: Hai quả mướp đắng tươi.
    Cách làm:
    + Cho hai quả mướp đắng tươi, giã nát (hoặc đun chín), cho vào miếng vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm.
    + Tắm liên tục trong 5 ngày.

    Tắm nước sài đất & đắp sài đất tươi vào nơi có rôm
    Nguyên liệu: Sài đất tươi 300g.
    Cách làm 1:
    + Rửa sạch lá sài đất.
    + Cho sài đất tươi vào nước để đun sôi và dùng tắm hàng ngày ( từ 3 đến 5 ngày)
    Cách làm 2:
    + Dùng 100g sài đất tươi (đã rửa sạch) giã với ít muối.
    + Cho thêm 100ml nước đun sôi để nguội vào hỗn hợp sài đất vừa giã rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày.
    + Bã đắp vào nơi có rôm, dùng trong 4 ngày

    Tắm nước dâu tằm
    Nguyên liệu: Lá dâu tằm 200g, 5 lít nước.
    Cách làm:
    + Rửa sạch lá dâu tằm rồi cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước.
    + Dùng hỗn hợp nước dâu tằm (còn ấm) để tắm từ 3 đến 5 ngày.

    Tắm lá bọ mẩy tươi
    Nguyên liệu: Lá bọ mẩy tươi 70 - 100g, bạc hà 15g.
    Cách làm:
    + Rửa sạch lá bọ mẩy tươi, cho nước vào và sắc lấy nước đặc.
    + Trước khi bắc ra cho bạc hà vào, đun sôi lại là được.
    + Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3 – 5 ngày.
    Hoặc lá bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và chiều tối, liên tục 3-5 ngày.

    Bôi nước gừng, tắm nước gừng tươi
    Nguyên liệu: Gừng tươi 70g (để cả vỏ).
    Cách làm 1:
    + Rửa sạch gừng, giã nát cả vỏ sau đó dùng bông thấm nước gừng, bôi lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy.
    + Bôi ngày 2 – 3 lần (trong 5 ngày).

    Cách làm 2:
    + Lấy 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với 2 lít nước rồi đun sôi
    + Dùng hỗn hợp nước gừng (đã nguội) để tắm 1 ngày/1 lần vào buổi sáng, tắm trong 3 ngày
    Uống bột sắn dây

    Nguyên liệu: 20g bột sắn dây.
    Cách làm:
    + Cho 200ml nước đun sôi để ấm (35oC) đổ vào 20g bột sắn dây rồi hòa tan.
    + Cho thêm ít đường, chanh và uống liên tục trong 10 ngày (uống vào buổi chiều hoặc sau giấc ngủ trưa là tốt nhất).

    Những việc cần làm khi trẻ bị rôm sảy
    + Cho trẻ mặc quần áo vải cotton mềm, thoáng, rộng.
    + Tắm cho trẻ mỗi ngày, lau sạch các vùng kẽ như nách, bẹn để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng.
    + Không sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy (khiến các lỗ chân lông bị bít lại, gây nhiễm khuẩn).
    + Quần áo của trẻ cần giặt sạch và phơi ở nơi không có bụi khói.
    + Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da.
    + Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi để bù lượng nước đã mất trong quá trình thải nhiệt và giúp trẻ tăng sức đề kháng…

    Những việc cần tránh khi bị rôm sảy
    + Không vắt nhiều chanh vào nước tắm hoặc đun nước lá quá đặc (khiến da bé bị kích ứng, tổn thương do hàm lượng axit quá cao, nước lá quá đặc khiến lượng tinh bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng cho bé…)
    + Không tắm nước lá khi da bị trầy xước, mưng mủ (tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, t ình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây những biến chứng ở vùng mặt, cổ, đầu….).
    + Không tắm sữa tắm người lớn hay massage cho trẻ (sữa tắm người lớn chứa độ kiềm cao làm cho da bé bị khô, càng làm tăng tình trạng nhiễm trùng, rôm sẩy trên da của bé).
    + Không tự ý bôi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ…
    Ngoài ra, cần cho trẻ tắm nước mát, uống đủ nước, hạn chế để trẻ đi ra nắng, tránh làm trầy xước các vết rôm sảy dẫn đến nhiễm trùng da…

    Lời kết
    Mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, đặc biệt, ở trẻ em rất dễ mắc các bệnh ngoài da, thường gặp nhất là rôm, sảy. Nguyên nhân, do thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh...
    Trẻ bị rôm sảy thường quấy khóc, bỏ bú, tụt cân…Vì vậy, để phòng bệnh, cha mẹ cần: cho trẻ mặc quần áo thấm mồ hôi, không ủ trẻ quá kỹ, tắm cho trẻ hàng ngày, tăng cường lượng hoa quả, nước trái cây giúp bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng ở trẻ …
    Ngoài ra, khi trẻ bị rôm sảy, cha mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước mướp đắng, sài đất, gừng, lá dâu tằm… đặc biệt không bôi phấn rôm cho trẻ (khiến lỗ chân lông bị bít kín), không tắm nước lá khi da bị trầy xước, mưng mủ, không tự ý dùng thuốc bôi cho trẻ….

    (St)
    Nhà mình có bài thuốc đặc trị chữa rôm sẩy, mẩn ngứa cho trẻ em và người lớn. Thuốc dạng nấu tắm và uống. Sau 2-5 ngày là dứt điểm. Bạn quan tâm p.m cho mình. Mr Cường 0989 167 330 - Fb:https://www.facebook.com/baithuocnamhn

    Chỉnh sửa lần cuối bởi hanoimuathu999; 06/09/2015 vào lúc 04:19 AM.
    iframe: approve:
    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #9
    Trẻ biếng ăn – Nguyên nhân và cách chữa theo Đông y
    Theo y học cổ truyền, chứng biếng ăn ở trẻ em thuộc phạm vi các bệnh tỳ, vị, do 3 nguyên nhân chủ yếu là ăn uống tích trệ, vị nhiệt, tân dịch thương tổn và tỳ khí hư nhược. Tùy theo từng nguyên nhân, cách điều trị có khác nhau.
    Do ăn uống tích trệ: Những trẻ này thường có biểu hiện: hôi miệng, rêu lưỡi dày bệu, bụng chướng ấm ách, ngủ không yên, hay mê man, đại tiện bất thường, phân khắm.
    Dùng bài thuốc sau: Kê nội kim (màng mề gà) 30g rửa sạch, phơi khô, sao vàng rồi tán thành bột. Khi dùng, thêm chút đường kính vào trộn đều để uống. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 0,5g (với trẻ dưới 3 tuổi), 1g (với trẻ 3-5 tuổi) và 1,5g (với trẻ từ 6 tuổi trở lên). Dùng liên tục trong 7 ngày.
    Do vị nhiệt, tân dịch thương tổn: Biểu hiện của thể bệnh này là chất lưỡi đỏ, vài ba ngày mới đi đại tiện một lần, phân khô táo.
    Bài 1: Cà bát tươi 1 quả (khoảng 150g) rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái nhỏ, để cả hạt, ép lấy nước uống, ngày uống 2 - 3 lần. Uống trong 3 ngày.
    Bài 2: Ô mai 5g, thạch hộc tươi 10g, lô căn tươi 30g, sắc nước uống thay trà nhiều lần, dùng chữa mùa hè trẻ chán ăn, vị nhiệt, tân dịch hao tổn.
    Do tỳ khí hư nhược: Thường kèm theo lưỡi nhạt màu, phân hơi nát hay bị tiêu chảy.
    Bài 1: Thịt lươn 250g, màng mề gà 6g. Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, có thể làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.
    Bài 2: Bột thịt cóc 10g nên mua ở các cơ sở y tế, lòng đỏ trứng gà 2 cái, chuối ngự 12g, chuối sấy khô nhưng còn dẻo, giã nhuyễn thêm trứng gà đánh tan, sấy khô tán bột. Ba thứ trộn lại giã nhuyễn sấy khô đóng thành viên hoặc cho vào lọ ăn dần. Trẻ em dưới 1 tuổi uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, trẻ em trên 3 tuổi mỗi lần 3 thìa cà phê.
    Bài 3: Cá diếc 100g, ý dĩ nhân 30g, cùng nấu canh, có thể ăn 3 - 5 ngày liền, dùng chữa tỳ vị hư nhược.
    Ngoài việc sử dụng các món ăn - bài thuốc trên, chúng ta cần phải:
    - Cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn có mức độ, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ấm và nấu nhừ.
    - Không cho trẻ ăn quá no, không cho trẻ ăn những thức ăn sống lạnh, những món xào nấu quá béo.
    - Khi trẻ bắt đầu hồi phục cần tăng lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể ăn hết suất giúp hấp thụ được hết chất dinh dưỡng của món ăn nhằm, tăng sức đề kháng với bệnh tật.
    (Theo BS Trần Thuấn - Sức khỏe và đời sống)

    Note:
    - Trẻ biếng ăn thường gặp ở 03 nhóm chính:
    + Sinh thiếu tháng
    + Dùng kháng sinh nhiều
    + Hay ăn đồ ngọt
    - Nhà mình có bài thuốc Nam dành cho trẻ biếng ăn. Bạn quan tâm liên hệ với mình, tùy từng trường hợp cụ thể mình sẽ tư vấn thêm. LH 0904 858 337 (Mr Cường – Hội viên hội Đông y quận Nam Từ Liêm, HN) -https://www.facebook.com/baithuocnamhn


    iframe: approve:
    • 21 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #10
    RƯỢU NGÂM THẢO DƯỢC - ĐẶC TRỊ MUỖI ĐỐT

    Chỉ cần bôi 1 đến 3 lần vào chỗ muỗi đốt là hết ngứa, giảm sưng và không thâm.

    Đối với những vết cũ đã thâm bôi tích cực vài ngày cũng khỏi.

    Giá: 35k/chai 300ml và 50k/chai 500ml.

    Lh 0989 167 330 (Mr. Cường).

    [IMG][/IMG]


    Chỉnh sửa lần cuối bởi hanoimuathu999; 06/09/2015 vào lúc 04:24 AM.
    iframe: approve:

LinkBacks Enabled by vBSEO