Dạy trẻ sử dụng còi xe để tự thoát hiểm



Tiếng còi sẽ gây sự chú ý của những người bên ngoài và họ chính là người giải thoát cho trẻ một cách nhanh nhất.






Bấm còi là kĩ năng thoát hiểm cho trẻ nhanh nhất (Nguồn: afamily)



Ô tô đã tắt máy, rút khóa điện thì còi xe vẫn hoạt động bình thường nhờ dùng nguồn điện truyền từ Accu.



Bạn cần hướng dẫn trẻ cách tiếp cận vô lăng để bấm còi trong trường hợp bị nhốt trong xe. Và đó là cách thoát hiểm cho trẻ nhanh và an toàn nhất.


Kéo cần số bên tay trái vô lăng để phát tín hiệu xin giúp đỡ



Chiếc cần nhỏ bên tay trái vô lăng cũng là bộ phận giúp con trẻ phát tín hiệu cầu cứu đến những người bên ngoài.


Chỉ cần kéo cần nhỏ về phía sau, đèn pha ô tô sẽ được bật lên và điều này đồng nghĩa với việc sẽ thu hút sự chú ý của người đi đường và nhận được sự giúp đỡ từ họ.


>>> Hiện nay trên thị trường có rất nhiều trung tâm đào tạo lái xe nhưng không dễ dàng để tìm được trung tâm uy tín. Tham khảo ngay khóa học lái xe ô tô bằng b2 quận 2 của trung tâm đào tạo lái xe Thiên Tâm.






Kéo cần số để bật đèn pha ô tô - hãy dạy trẻ kĩ năng thoát hiểm này (Nguồn: afamily)



Nói cho trẻ biết trong xe có búa thoát hiểm



Những dòng xe chở khách, đưa đón học sinh đều trang bị búa thoát hiểm. Bạn nên nói cho trẻ biết điều này. Khi bị bỏ quên trên xe, trẻ có thể dùng búa thoát hiểm để đập vỡ kính xe.







Búa thoát hiểm dùng để đập vỡ kính xe cho trẻ việc thoát hiểm (Nguồn: afamily)


Nhiều trẻ không được cha mẹ trang bị kỹ năng thoát hiểm sẽ tỏ ra lúng túng, mất bình tĩnh và điều này càng gia tăng sự nguy hiểm. Nhưng với các buổi nói chuyên, dạy trẻ các sử dụng còi, đèn báo, lẫy mở cửa từ bên trong, trẻ sẽ biết cách làm chủ tình huống.



Sự bình tĩnh đôi khi giúp trẻ nảy ra nhiều ý tưởng để báo hiệu, kêu gọi sự giúp đỡ của người lớn trước khi đối diện với nguy cơ thiếu oxy, sốc nhiệt do mắc kẹt trong khoang xe.


Búa thoát hiểm là loại búa chuyên dụng, có đầu nhọn tập trung gia lực nên chỉ cần một lực nhỏ cũng có thể làm vỡ kính xe. Trong khi đó, kính xe là loại kính có thiết kế riêng biệt, khi bị đập vỡ kính sẽ vỡ vụn dạng hạt ngô, không có mảnh sắc và không gây tổn thương cho trẻ.


Để mọi người có thể hình dung kĩ hơn về những "tips" dạy con thoát hiểm khi bỏ quên trên xe ô tô thì dưới đây là clip:





Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết mà đào tạo lái xe Thiên Tâm đã chia sẻ. Hy vọng bạn sẽ trang bị cho con mình những kĩ năng tự thoát hiểm để nếu có sự cố thì trẻ sẽ tự giải cứu mình.


>>> Tham khảo ngay học lái xe ô tô bằng c giá rẻ để có thể lái nhiều lọa xe cỡ lớn và có mức thu nhập hấp dẫn.


Chỉ cho trẻ nút bật đèn ưu tiên Hazard


Đèn Hazard cũng hoạt động nhờ nguồn điện riêng tương tự còi xe.






Đèn Hazard có hình tam giác và rất dễ nhận thấy trên Tablo buồng lái (Nguồn: afamily)



Việc bạn nên làm là chỉ cho con trẻ cách bật đèn bằng cách ấn vào nút bấm có biểu tượng hình tam giác trên bảng táp lô.



Sẽ hiệu quả hơn nếu trẻ biết kết hợp vừa bấm đèn Hazard vừa bấm còi.



>>> Tham khảo ngay bài viết để được giải đáp thắc mắc của bạn về học lái xe hơi có khó không?



Cho trẻ thực hành cách bật lẫy mở khóa cửa từ bên trong để thoát hiểm



Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, dù xe bị đóng kín và tài xế đã khóa xe thì ở trong vẫn hoàn toàn có thể mở được cửa sổ để kêu cứu.






Kĩ năng thoát hiểm này là vô cùng hữu ích với trẻ (Nguồn: afamily)



Bạn nên dành thời gian chỉ cho con thấy cái lẫy này và hướng dẫn con cách sử dụng chúng để thoát hiểm.



Trẻ nhỏ luôn là đối tượng cần được lưu ý và nhận sự quan tâm đặc biệt khi ngồi trên ô tô nhưng không phải lúc nào người lớn cũng làm tốt điều đó.



Từ vụ việc một cháu bé bị bỏ quên rồi tử vong trên xe đưa đón ở trường quốc tế Gateway. Dù vụ việc còn nhiều điều khuất mắc



NHƯNG…


Cho người lớn hiểu rằng chỉ một khoảnh khắc quên lãng của người lớn, một phút ham chơi của trẻ nhỏ, tai họa sẽ ập đến.



VÌ VẬY...


Để đảm bảo an toàn, phụ huynh cần trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản để phòng tránh rủi ro, đặc biệt là kỹ năng tự thoát hiểm khi bị bỏ quên trong xe.






Dạy trẻ kỹ năng tự thoát hiểm khi bị bỏ quên trên ô tô (Nguồn: afamily)