Máy hút sữa Spectra Dew 350 chuyên gia thông tắc tia sữa, kích sữa về nhanh, hút 2 bên

  • Trang 1/2

    Chuyển tới trang

  • 1
  • 2
    • 59 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #1

    Công ty CP dịch vụ Vietlife là đơn vị nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc Máy hút sữa Spectra
    Spectra Dew-350 là model máy hút sữa rất nổi tiếng tại Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới, sử dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện và được các Cán bộ Y tế, chuyên gia dinh dưỡng, các nữ hộ sinh tin tưởng khuyên dùng. Thiết kế thời trang, độc đáo, chức năng tiện dụng với ý tưởng tạo sự thoải mái và tự do cho các bà mẹ trong khi hút sữa. Sản phẩm đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng người tiêu dùng đánh giá cao:

    - Chứng chỉ chứng nhận sản phẩm đảm bảo chất lượng Y tế theo tiêu chuẩn Châu Âu (CE)
    - Chứng chỉ chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng theo tiêu chuẩn FDA Mỹ
    - Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2008 / ISO 13485:2003

    Tính năng nổi bật:
    - Công nghệ hút tái tạo gần như thật quá trình bú sữa tự nhiên của trẻ: Mút sữa - Uống sữa
    - Nghỉ để thở. - Hút 2 bên ngực cùng 1 lúc, tiết kiệm thời gian
    - Máy chạy bằng điện.
    - Van lọc chống tràn sữa vào máy.
    - Hút sữa rất êm ái và hiệu quả.
    - Điều chỉnh được áp lực hút một cách dễ dàng.
    - Được trang bị thêm cáp nối tương thích với các loại bình cổ rộng.
    - Dễ vệ sinh và tháo lắp máy
    - Đảm bảo an toàn cho Baby nhà sản xuất đã ứng dụng công nghệ sản xuất bình sữa, phễu hút, ống khí và các đồ nhựa khác trên máy hoàn toàn là nhựa không độc, không nhiễm chất Bisphenol A(BPA free) Ứng dụng:
    - Dùng cho các bà mẹ ít sữa hoặc không có sữa - Chữa tắc tia sữa hoặc đau sốt sữa (kết hợp chườm nóng)
    - Điều chỉnh núm vú phẳng, tịt, quá to, quá nhỏ
    - Hút thỉnh thoảng khi căng tức(trẻ vẫn bú mẹ bình thường)
    - Điều trị núm vú bị đau nứt (không thường xuyên)
    - Khi bé không bú mẹ
    - Mẹ và bé phải cách ly
    - Khi mẹ muốn cải thiện sự thoải mái khi cho trẻ ăn.
    - Vắt sữa mẹ để dự trữ cho trẻ khi mẹ đi làm.
    - Vắt sữa cho trẻ bú bình khi muốn cai sữa

    Các sản phẩm khác:

    CÔNG TY CP DỊCH VỤ VIETLIFE

    Địa chỉ: Số 2/260, Đ. Cầu Giấy, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
    Điện thoại: 0986.235.857 / 0934.609.188

    Website: http://www.mayhutsua.com.vn

    iframe: approve:
    • 59 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #2

    Có nên vắt sữa mẹ bằng máy hút sữa?

    Vắt bằng máy hay bằng tay đều như nhau và đều sẽ bị đau nếu không làm đúng cách. Quan trọng là bảo đảm vệ sinh khi vắt sữa (luộc sôi bình sữa, dụng cụ vắt sữa, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa...)
    Một số thắc mắc của bạn đọc hỏi về lợi hại của phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ gián tiếp: vắt sữa để sẵn trong tủ lạnh cho trẻ bú khi mẹ vắng nhà; xử lý số sữa thừa bằng cách uống lại, lấy làm sữa chua... Chúng tôi đã liên hệ với TS.BS Khu Thị Khánh Dung, Phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ để nhờ giải đáp những thắc mắc này:

    Bầu sữa của mẹ to hay nhỏ, đẹp hay xấu không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Có nhiều bà mẹ có bộ ngực đồ sộ nhưng lại không nhiều sữa bằng mẹ ngực nhỏ. Đó là do tuyến sữa của từng người khác nhau. Mỗi ngày người mẹ có thể vắt sữa nhiều lần và sữa được vắt ra phải để ngay vào tủ lạnh. Trước đây, chúng ta khuyến khích các bà mẹ thừa sữa cho trẻ khác bú nhờ. Tuy nhiên, hiện có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây qua sữa mẹ nên cách này đã được khuyến cáo không nên.
    Thời xưa để vắt sữa mẹ, người ta chủ yếu dùng bằng tay. Giờ đây, các loại bình vắt, máy hút sữa lần lượt ra đời. Thực tế chưa có trường hợp nào núm vú bị to ra do sử dụng dụng cụ hút sữa, vì vậy những lo ngại của một số bà mẹ có thể do tâm lý. Cũng không có chuyện vắt bằng các dụng cụ sữa sẽ không nhiều và mất dần đi. Vắt bằng máy hay bằng tay đều như nhau và đều sẽ bị đau nếu không làm đúng cách. Quan trọng là bảo đảm vệ sinh khi vắt sữa (luộc sôi bình sữa, dụng cụ vắt sữa, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa...). Máy hút sữa sử dụng trong những trường hợp muốn duy trì nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không thể như: trẻ thiếu tháng phải gửi phòng dưỡng nhi, mẹ bị bệnh lý về vú (núm vú lõm, đầu vú quá ngắn,), mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, trữ sữa khi mẹ đi làm không về cho con bú được, nứt đầu vú gây nên áp xe vú, nhiễm trùng… Hút sữa mang tính cơ học còn cho con bú trực tiếp sẽ kích thích sữa bài tiết nhiều hơn. Khi bé bú mẹ ngoài việc miệng ngậm vú, tay chân sờ người mẹ cũng sẽ tăng thêm tình cảm mẹ con.
    Làm sữa chua bằng… sữa mẹ?
    Ai làm mẹ có lẽ cũng đã từng nghe lời khuyên của bác sĩ: “Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” và “Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời”. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện thường xuyên việc này. Vì vậy sáng kiến vắt sữa cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh để trẻ uống cả ngày là rất tốt. Như vậy, trẻ vẫn được bú sữa mẹ khi mẹ đi làm vắng nhà, vừa đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng mà lại không bỏ phí sữa mẹ.
    Tuy nhiên, cần lưu ý sữa trước khi cho trẻ uống phải ngâm nước ấm cho nóng lại. Tuyệt đối không đun bằng lửa vì sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất kháng thể. Ở nhiều nước có ngân hàng sữa mẹ, do sữa đã được tiệt trùng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nên có thể để lâu hàng tuần hay đến cả tháng. Riêng với Việt Nam hiện chưa có ngân hàng này, sữa mẹ khi vắt ra thiếu các điều kiện bảo quản, nên để đảm bảo chất lượng và không mất vệ sinh thì chỉ nên cho trẻ dùng trong ngày.
    Trong thực tế cũng có không ít bà mẹ vì tiếc nguồn sữa đã vắt ra nhưng trẻ bú không hết nên đã tận dụng uống lại. Điều này cũng tương tự như cho trẻ dùng sữa mẹ, không hại gì, miễn vẫn bảo đảm vệ sinh. Gần đây, lại có thêm sáng kiến tận dụng lượng sữa dư này để làm sữa chua. Xét về giá trị dinh dưỡng, sữa mẹ làm sữa chua cũng rất ngon và bổ nên có thể sử dụng giống như dùng sữa thông thường. Tuy nhiên xét về giá trị nhân văn, lấy sữa mẹ ra làm sữa chua để bán hay cho nhiều người thưởng thức là không nên, chưa kể lấy nhiều quá còn ảnh hưởng đến sức khoẻ người mẹ. Vì vậy sáng kiến trên chỉ nên áp dụng với lượng sữa trẻ bú còn thừa và chủ yếu để cho người mẹ hay trẻ sử dụng.
    Theo Lệ Hà
    SGTT



    iframe: approve:
    • 18 Bài viết

    • 1 Được cảm ơn

    #3
    oán dẫu đã. nhà hơi nhỏ. quay lại sau

    iframe: approve:
    • 59 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #4

    Hiện tượng cương sữa và cách phòng tránh cho các bà mẹ sau sinh mổ

    Ngày nay sinh mổ chiếm một tỉ lệ khá lớn trong tổng số sinh. Đây là những trường hợp giúp cho các bà mẹ “vượt cạn” thành công khi khả năng sinh thường thất bại hoặc có nhiều tai biến khi phải sinh thường. Việc chăm sóc các bà mẹ sau khi sinh mổ cũng rất cần thiết và quan trọng, nhằm giúp các bà mẹ sớm trở về với hoạt động bình thường.
    Đối với sinh mổ, sự lên sữa ở các bà mẹ thường muộn hơn là sinh thường. Việc cho bé bú sữa mẹ ngay ngày đầu tiên sau mổ cũng rất tốt, có thể cho con bú ở tư thế nằm nghiêng, chú ý trước khi cho bé bú sữa mẹ, cần vệ sinh sạch đầu núm vú và nặn bỏ giọt sữa đầu. Cho bú sớm tận dụng nguồn sữa non quý báu, cũng như giúp sự lên sữa nhanh và nhiều hơn.
    Cần chú ý biến chứng thường gặp sau sinh mổ là hiện tượng cương sữa: Sau sinh mổ, vào ngày thứ 3 – 4 trở đi hai vú căng sữa, ấn căng đau, có sốt cao và kèm theo nổi hạch hai bên nách. Xử trí: dùng tay mát-xa vú, cố gắng và kiên nhẫn mát-xa mạnh hai vú để cho sữa chảy ra nhiều, động tác mát-xa hai vú như vậy giúp cho sự tiết sữa ra được dễ dàng, tránh được sự cương tắc ở các tuyến sữa.

    Nên thực hiện theo những chỉ dẫn sau: không nên nằm bất động một chỗ trên giường, cần xoay trở nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái, trong ngày đầu tiên sau mổ. Sang đến ngày thứ 2 trở đi, nên ngồi dậy và đi lại. Có thể nằm sấp mỗi ngày 20 – 30 phút, giúp cho sản dịch được thoát ra dễ dàng, đồng thời nên mát-xa bụng mỗi ngày giúp cho tử cung co hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Cần cho bé bú sớm, động tác cho bú cũng làm tăng sự co hồi tử cung, tránh chảy máu sau sinh mổ. Điều quan trọng nữa, khi bé bú mẹ sớm trong 3 ngày đầu, bé được hưởng nguồn sữa non từ mẹ, mà trong sữa non, có rất nhiều chất kháng thể từ mẹ truyền qua, sau này bé lớn lên, ít bị bệnh dị ứng. Mẹ ăn uống đủ chất, ăn lượng thịt tăng lên, như thịt heo, thịt bò, tim gan cật heo, trứng và sữa, nhằm giúp cho vết mổ liền sẹo tốt và mẹ tăng sức đề kháng cơ thể. Điều quan trọng hơn cả, đó là sự chăm sóc tận tụy của ông bố và người thân trong gia đình, động viên, khích lệ cho bà mẹ, đây là liều thuốc bổ quý giá hơn cả bất kỳ loại thuốc tốt nào dành cho bà mẹ.


    iframe: approve:
    • 59 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #5
    Có nên vắt sữa mẹ bằng máy hút sữa?
    Vắt bằng máy hay bằng tay đều như nhau và đều sẽ bị đau nếu không làm đúng cách. Quan trọng là bảo đảm vệ sinh khi vắt sữa (luộc sôi bình sữa, dụng cụ vắt sữa, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa...)

    Một số thắc mắc của bạn đọc hỏi về lợi hại của phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ gián tiếp: vắt sữa để sẵn trong tủ lạnh cho trẻ bú khi mẹ vắng nhà; xử lý số sữa thừa bằng cách uống lại, lấy làm sữa chua... Chúng tôi đã liên hệ với TS.BS Khu Thị Khánh Dung, Phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ để nhờ giải đáp những thắc mắc này:

    May hut sua Spectra

    Máy hút sữa Spectra Hàn Quốc



    Bầu sữa của mẹ to hay nhỏ, đẹp hay xấu không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Có nhiều bà mẹ có bộ ngực đồ sộ nhưng lại không nhiều sữa bằng mẹ ngực nhỏ. Đó là do tuyến sữa của từng người khác nhau. Mỗi ngày người mẹ có thể vắt sữa nhiều lần và sữa được vắt ra phải để ngay vào tủ lạnh. Trước đây, chúng ta khuyến khích các bà mẹ thừa sữa cho trẻ khác bú nhờ. Tuy nhiên, hiện có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây qua sữa mẹ nên cách này đã được khuyến cáo không nên.

    Thời xưa để vắt sữa mẹ, người ta chủ yếu dùng bằng tay. Giờ đây, các loại bình vắt, máy hút sữa lần lượt ra đời. Thực tế chưa có trường hợp nào núm vú bị to ra do sử dụng dụng cụ hút sữa, vì vậy những lo ngại của một số bà mẹ có thể do tâm lý. Cũng không có chuyện vắt bằng các dụng cụ sữa sẽ không nhiều và mất dần đi. Vắt bằng máy hay bằng tay đều như nhau và đều sẽ bị đau nếu không làm đúng cách. Quan trọng là bảo đảm vệ sinh khi vắt sữa (luộc sôi bình sữa, dụng cụ vắt sữa, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa...). Máy hút sữa sử dụng trong những trường hợp muốn duy trì nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không thể như: trẻ thiếu tháng phải gửi phòng dưỡng nhi, mẹ bị bệnh lý về vú (núm vú lõm, đầu vú quá ngắn,), mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, trữ sữa khi mẹ đi làm không về cho con bú được, nứt đầu vú gây nên áp xe vú, nhiễm trùng… Hút sữa mang tính cơ học còn cho con bú trực tiếp sẽ kích thích sữa bài tiết nhiều hơn. Khi bé bú mẹ ngoài việc miệng ngậm vú, tay chân sờ người mẹ cũng sẽ tăng thêm tình cảm mẹ con.

    Làm sữa chua bằng… sữa mẹ?

    Ai làm mẹ có lẽ cũng đã từng nghe lời khuyên của bác sĩ: “Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” và “Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời”. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện thường xuyên việc này. Vì vậy sáng kiến vắt sữa cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh để trẻ uống cả ngày là rất tốt. Như vậy, trẻ vẫn được bú sữa mẹ khi mẹ đi làm vắng nhà, vừa đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng mà lại không bỏ phí sữa mẹ.

    Tuy nhiên, cần lưu ý sữa trước khi cho trẻ uống phải ngâm nước ấm cho nóng lại. Tuyệt đối không đun bằng lửa vì sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất kháng thể. Ở nhiều nước có ngân hàng sữa mẹ, do sữa đã được tiệt trùng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nên có thể để lâu hàng tuần hay đến cả tháng. Riêng với Việt Nam hiện chưa có ngân hàng này, sữa mẹ khi vắt ra thiếu các điều kiện bảo quản, nên để đảm bảo chất lượng và không mất vệ sinh thì chỉ nên cho trẻ dùng trong ngày.

    Trong thực tế cũng có không ít bà mẹ vì tiếc nguồn sữa đã vắt ra nhưng trẻ bú không hết nên đã tận dụng uống lại. Điều này cũng tương tự như cho trẻ dùng sữa mẹ, không hại gì, miễn vẫn bảo đảm vệ sinh. Gần đây, lại có thêm sáng kiến tận dụng lượng sữa dư này để làm sữa chua. Xét về giá trị dinh dưỡng, sữa mẹ làm sữa chua cũng rất ngon và bổ nên có thể sử dụng giống như dùng sữa thông thường. Tuy nhiên xét về giá trị nhân văn, lấy sữa mẹ ra làm sữa chua để bán hay cho nhiều người thưởng thức là không nên, chưa kể lấy nhiều quá còn ảnh hưởng đến sức khoẻ người mẹ. Vì vậy sáng kiến trên chỉ nên áp dụng với lượng sữa trẻ bú còn thừa và chủ yếu để cho người mẹ hay trẻ sử dụng.

    Theo Lệ Hà
    SGTT

    iframe: approve:
    • 59 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #6
    Dùng thuốc an toàn trong thời kỳ cho con bú.
    Khi đang cho con bú, nếu chẳng may bị bệnh, hoặc đã có những bệnh mãn tính, người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì dù muốn hay không, chất lượng của sữa cũng bị ảnh hưởng ...
    Sữa mẹ là nguồn thực phẩm vô giá, cân bằng và thích hợp với trẻ. Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và sau đó bú càng lâu càng tốt. Do vậy, bảo vệ nguồn sữa mẹ cả về lượng lẫn về chất là rất quan trọng.
    Khi đang cho con bú, nếu chẳng may bị bệnh, hoặc đã có những bệnh mãn tính, người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì dù muốn hay không, chất lượng của sữa cũng bị ảnh hưởng. Phần lớn thuốc người mẹ dùng đều được chuyển vào sữa, trừ những thuốc có phân tử lượng rất lớn như insulin, heparin.

    Những thuốc tan nhiều trong lipid, thuốc có phân tử lượng nhỏ và khả năng gắn kết vào protein huyết tương của mẹ càng thấp thì tỷ lệ vận chuyển qua sữa mẹ càng cao. Lượng thuốc vào sữa thay đổi tuỳ từng thời điểm, càng về cuối cữ bú, sữa mẹ càng chứa nhiều chất béo nên càng chứa nhiều thuốc tan trong chất béo.
    Khi bú sữa mẹ, bé trở thành người dùng thuốc bị động và cũng chịu những tác động dược lý của thuốc giống như mẹ, thậm chí còn nhiều hơn mẹ vì khả năng thanh thải thuốc còn rất kém, chỉ bằng khoảng 10% so với người lớn lúc bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc đều gây hại cho trẻ mà có một số thuốc an toàn, vì thế, phụ nữ đang cho con bú cần có hướng dẫn của thầy thuốc trước khi dùng bất cứ thuốc nào.
    Lượng thuốc em bé nhận qua sữa mẹ phụ thuộc vào liều lượng, số lần dùng thuốc của mẹ, thời gian từ khi dùng thuốc đến khi cho bé bú, thời gian bú và lượng sữa mẹ mà bé bú trong ngày. Khi chỉ định thuốc cho phụ nữ đang cho con bú, thầy thuốc luôn cân nhắc giữa lợi ích của việc điều trị và tác hại của thuốc với cả hai mẹ con, dựa trên nguyên tắc: thuốc nào dùng được cho trẻ sơ sinh thì mới được dùng cho người mẹ đang cho con bú.

    iframe: approve:
    • 59 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #7
    Những kiến thức cần biết với những người nuôi con bằng sữa mẹ
    Khi nuôi con bằng sữa mẹ, chị em hẳn sẽ có rất nhiều thắc mắc như: “Nên cho con bú thế nào là đúng?”, “Cần vắt sữa trong trường hợp nào?”. Bài viết này chúng xin được giúp các chị em giải đáp những thắc thắc đó.
    Có cần thường xuyên vắt hết sữa thừa sau khi cho con bú không?

    Liệu pháp này (trong phần lớn các trường hợp) không thể tiến hành thường xuyên. Cơ thể người mẹ cho con bú sản sinh sữa theo nhu cầu của trẻ. Nếu bạn cho con bú theo nhu cầu, tức là cho bú mỗi khi bé đòi ăn, thì bạn sẽ chẳng còn cơ hội để vắt sữa thừa.
    Nhưng đôi khi cũng có thể phát sinh những tình huống mà bạn nhất thiết phải
    vắt sữa. Và đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác.


    iframe: approve:
    • 59 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #8
    Làm sao để biết bé đang đói ?
    Hãy cho bé bú ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đói, đừng chờ đợi cho đến khi bé khóc bạn nhé!
    Một số biểu hiện thường gặp khi bé đói:
    - Mút miệng
    - Liếm môi và thè lưỡi
    - Chuyển động mất nhanh
    - Tiếng mút miệng
    - Đưa tay vào miệng và mút
    - Ngủ ít sau mỗi bữa bú (Trẻ có thể ngủ ngay sau ăn nhưng chỉ ngủ chừng 1 giờ rồi thức giấc và khóc đòi bú).

    Hãy cho bé bú ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đói, đừng chờ đợi cho đến khi bé khóc bạn nhé!
    Hãy cho con bú một cách thoải mái và an toàn.
    Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho bạn và bé có những phút giây thư giãn thoải mái cùng nhau. Để làm được điều này, bạn cần ngồi thoải mái, giữ bé an toàn ở một tư thế thích hợp với việc cho bú, để miệng bé gần núm vú mẹ.

    Nên cho bé bú theo nhu cầu.
    Bé cần được bú mẹ thường xuyên và đủ lâu bé muốn cả ngày lẫn đêm. Việc cho bé bú mẹ theo nhu cầu kích thích tiết sữa dễ dàng hơn và cũng tăng cường sự tiếp xúc qua da giữa mẹ và bé. Hãy để bé tiếp tục bú cho đến khi miệng bé rời vú mẹ một cách tư nhiên. Sau khi nghỉ một chút, bé có thể được chuyển sang vú kế bên.

    Đừng lo lắng khi bé hơi lơ là trong khi bú mẹ.
    Một số bé sẽ bú cạn bầu vú trong 5 phút, những bé khác cần 20 phút hoặc nhiều hơn.
    Khi mẹ đi làm cần cho bú mỗi khi gần con và vắt sữa để lại nhà. Nếu vẫn chưa đủ thì vừa bú sữa mẹ, vừa cho trẻ ăn thêm sữa nhân tạo bằng thìa.


    iframe: approve:
    • 59 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #9
    Sữa non của mẹ và những tác dụng tuyệt vời cho bé

    Nhiều nghiên cứu cho thấy, miễn dịch của người mẹ được truyền sang trẻ sơ sinh qua một cơ chế được gọi là chuyển dời ruột – vú. Với cơ chế này, các kháng thể chống tác nhân gây bệnh mà người đã phơi nhiễm được chuyển vào sữa mẹ, cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm khuẩn cho em bé.

    iframe: approve:
    • 59 Bài viết

    • 2 Được cảm ơn

    #10
    Cách pha sữa và cho bé bú bình
    Trước khi pha sữa cho trẻ uống, bạn nên tiệt trùng các vật dụng cần thiết như: bình sữa, vú giả, nắp đậy bình sữa... bằng cách: rửa sạch tất cả các dụng cụ trên bằng xà phòng.
    Trước khi pha sữa cho trẻ uống, bạn nên tiệt trùng các vật dụng cần thiết như: bình sữa, vú giả, nắp đậy bình sữa... bằng cách: rửa sạch tất cả các dụng cụ trên bằng xà phòng. Sau đó rửa lại dưới vòi nước chảy và đun sôi trong 5 phút, rồi vớt ra.
    Nước để pha sữa.
    Nên lựa chọn nước đã đun sôi để pha sữa cho bé. Không dùng nước đun sôi nhiều lần và để trong ấm lâu ngày. Không dùng nước giếng, vì nó có thể chứa nhiều nitrat từ phân bón hóa học, rất độc hại cho thận của trẻ sơ sinh.Nước dùng để pha sữa nên được đun sôi trong 5 phút, sau đó để nguội bớt (37 độ C), chuẩn bị sạch nơi pha sữa.

    iframe: approve:
  • Trang 1/2

    Chuyển tới trang

  • 1
  • 2

LinkBacks Enabled by vBSEO