- 06:55 PM 18/07/2013 #51
- Thời tiết nóng, ẩm là thời điểm lý tưởng để mọt "tung hoành" trong các giá sách, tủ quần áo, bàn học, cánh cửa làm bằng gỗ, tre, nứa... Theo các chuyên gia, có thể "xử" mọt bằng những cách thức đơn giản như dầu hỏa, cồn...
Phổ biến đồ gỗ, tre, nứa bị mọt
Chỉ tay vào một lớp bột mỏng có màu vàng nhạt phủ trên bề mặt chiếc giá đựng sách, anh Nguyễn Trần Chung, nhà A4, khu tập thể Vĩnh Hồ, Hà Nội giải thích, khoảng một tháng trở lại đây, 2 chiếc giá để sách làm bằng tre và gỗ nhà anh cùng xuất hiện tượng này. Từ trong lớp gỗ, tre đùn ra lớp bột màu vàng nhạt, nhìn kỹ thì thấy dưới lớp bột mỏng này là những lỗ nhỏ li ti.
Chị Trần Thị Yến ở 36 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân còn phàn nàn: Không chỉ gây hỏng đồ, mối mọt còn phát tiếng kêu khiến nhiều người trong nhà không ngủ được vào ban đêm.
KS Nguyễn Ngọc Anh, nguyên cán bộ điều tra quy hoạch rừng cho biết: Hiện tượng này là do mọt. Đối với nước nhiệt đới nóng ẩm như thế này thì với gỗ hay tre, nứa, mọt là kẻ thù không đội trời chung. Ví dụ, đối với gỗ tự nhiên, chặt 2 - 3 ngày mà chưa mang ra khỏi rừng là bị mọt xâm nhập ngay. Đối với những loại gỗ đã khô và ra thành phẩm, nhiều sản phẩm đã được ngâm tẩm hóa chất chống mối, mọt vẫn không thoát khỏi.
Ở nước ta, mọt hại gỗ, tre, nứa có đến cả chục loại. Có loại mọt hại gỗ tươi (gỗ mới chặt), loại mọt hại gỗ khô. Chúng có kích thước nhỏ khoảng 2 - 3mm. Đầu tiên chúng đục lỗ chui vào rồi ẩn mình trong đó sinh sống và đẻ trứng, trứng nở thành sâu non, sâu non tiếp tục đào hang ăn gỗ cho đến khi trưởng thành. Khi trưởng thành, vào mùa sinh sản (thời tiết nóng ẩm) mọt đục gỗ chui ra để lại trên mặt gỗ các lỗ nhỏ. Các mảng bụi màu vàng nhạt xuất hiện trên bề mặt gỗ một phần nhỏ là do thức ăn (gỗ) còn sót lại, phần còn lại chính là phân của mọt.
Điều đáng nói, ngoài việc làm hỏng đồ đạc, mọt còn gây cảm giác khó chịu cho con người bởi tiếng kêu của chúng. Đấy là chưa kể, phân và thức ăn mà chúng để lại trên "hiện trường" còn có thể gây độc cơ học cho đường hô hấp và cho mắt nếu chẳng may dính phải.
Các lỗ mọt đục trên ghế tre.
Đơn giản với cồn, dầu hỏa, nước
Hiện nay, trên thị trường có bán một số loại hóa chất diệt mọt hại gỗ. Ưu điểm của thuốc hóa học là tiêu diệt nhanh, song có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
Ngoài ra, cũng có một số người cho rằng, có thể dùng một số loại thảo mộc hoặc vị thuốc bắc hoặc dùng hành tây thái lát mỏng rồi để vào chỗ bị mọt. GS.TS Bùi Công Hiển, Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học cho biết, bản thân ông chưa áp dụng cách này song theo ông lát hành tây hay thảo mộc chỉ có tác dụng xua đuổi chứ không có tác dụng tiêu diệt.
Theo các chuyên gia, cách đơn giản nhất là dùng dầu hỏa. Tẩm dầu hỏa vào miếng vải sau đó "miết" lên những lỗ mà mọt đã đục khoét. Dầu hỏa sẽ thấm vào mọt khiến chúng chết vì không thể hô hấp được. Sau khi "miết" dầu hỏa nên phủ một lớp nilon lên bề mặt. Cách này vừa giúp tránh mùi dầu bay ra ngoài gây khó chịu, vừa giúp dầu thẩm thấu vào bên trong gỗ. Nếu gia đình có trẻ nhỏ thì có thể dùng cồn.
Một cách diệt mọt nữa là dùng nước. Đối với những chiếc giường mà nhiều người than phiền rằng không thể ngủ được vì mọt, có thể tháo các giát giường ngâm vào nước trong vòng 1 - 2 ngày, sau đó vớt lên. Đảm bảo sẽ có giấc ngủ ngon mà không lo mọt kêu.
Hiện nay, để chống mối mọt, người ta có tiến hành tẩm hóa chất diệt mọt, mối vào gỗ. Bằng mắt thường không thể biết được đâu là gỗ có ngâm hóa chất diệt mối. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào người ta cũng ngâm hóa chất diệt mối mọt. Những loại gỗ cứng như lim, gụ rất ít khi bị mọt xâm nhập. Những loại gỗ mềm như thông, tre hoặc gỗ có thành phẩm kém mới dễ bị mọt tấn công.
06:41 AM 19/07/2013 #52Nhóm gỗ tự nhiên quý hiếm (IIA)
Nhóm gỗ tự nhiên quý hiếm (IIA)
Nhóm IIA
STT Tên gỗ Tên khoa học Tên địa phương 1 Cẩm lai Dalbergia oliverii Gamble - Cẩm lai Bà Rịa Dalbergia bariaensis - Cẩm lai Dalbergia oliverii Gamble - Cẩm lai Đồng Nai Dalbergia dongnaiensis 2 Gà te (Gõ đỏ) Afzelia xylocarpa 3 Gụ Gụ mật Sindora cochinchinenensis Gụ lau Sindora tonkinensis – A.Chev 4 Giáng hương Giáng hương Pterocarpus pedatus Pierre Giáng hương Cam bốt Pterocarpus cambodianus Pierre Giáng hương mắt chim Pterocarpus indicus Wild 5 Lát Lát hoa Chukrasia tabularis A.juss Lát da đồng Chukrasia sp Lát chun Chukrasia sp 6 Trắc Trắc Dalbergia cochinchinenensis Pierre Trắc dây Dalbergia annamensis Trắc Cam bốt Dalbergia combodiana Pierre 7 Pơ mu Fokienia hodginsii A.Henry et Thomas 8 Mun Mun Diospyros mun H.lec Mun sọc Diospyros SP 9 Đinh Markhamia pierrei 10 Sến mật Madhuca pasquieri 11 Nghiến Burretiodendron hsienmu 12 Lim xanh Erythophloeum fordii 13 Kim giao Padocapus fleuryi 14 Ba gạc Rauwolfia verticillata 15 Ba kích Morinda offcinalis 16 Bách hợp lilium brownii 17 Sâm ngọc linh Panax vietnammensis 18 Sa nhân Anomum longiligulare 9 Thảo quả Anomum tsaoko
06:48 AM 19/07/2013 #53Nhóm gỗ tự nhiên quý hiếm (IIA)
Nhóm gỗ tự nhiên quý hiếm (IIA)
Nhóm IIA
STT Tên gỗ Tên khoa học Tên địa phương 1 Cẩm lai Dalbergia oliverii Gamble - Cẩm lai Bà Rịa Dalbergia bariaensis - Cẩm lai Dalbergia oliverii Gamble - Cẩm lai Đồng Nai Dalbergia dongnaiensis 2 Gà te (Gõ đỏ) Afzelia xylocarpa 3 Gụ Gụ mật Sindora cochinchinenensis Gụ lau Sindora tonkinensis – A.Chev 4 Giáng hương Giáng hương Pterocarpus pedatus Pierre Giáng hương Cam bốt Pterocarpus cambodianus Pierre Giáng hương mắt chim Pterocarpus indicus Wild 5 Lát Lát hoa Chukrasia tabularis A.juss Lát da đồng Chukrasia sp Lát chun Chukrasia sp 6 Trắc Trắc Dalbergia cochinchinenensis Pierre Trắc dây Dalbergia annamensis Trắc Cam bốt Dalbergia combodiana Pierre 7 Pơ mu Fokienia hodginsii A.Henry et Thomas 8 Mun Mun Diospyros mun H.lec Mun sọc Diospyros SP 9 Đinh Markhamia pierrei 10 Sến mật Madhuca pasquieri 11 Nghiến Burretiodendron hsienmu 12 Lim xanh Erythophloeum fordii 13 Kim giao Padocapus fleuryi 14 Ba gạc Rauwolfia verticillata 15 Ba kích Morinda offcinalis 16 Bách hợp lilium brownii 17 Sâm ngọc linh Panax vietnammensis 18 Sa nhân Anomum longiligulare 9 Thảo quả Anomum tsaoko
08:24 PM 19/07/2013 #54Tre là một loại cây rất chắc khỏe và có độ cứng vượt qua cả gỗ sồi. Không giống như gỗ, tre chỉ cần 3-5 năm tuổi là có chất lượng tốt. Khả năng tái sinh nhanh khiến cho cây tre trở thành một nguyên liệu sinh thái và các sản phẩm từ tre đã trở thành một sản phẩm thân thiện với môi trường
Nắm bắt được các yếu tố đó, PINCTADALI đã nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ tre tự nhiên. Qua xử lý và ép với áp lực cao, tấm tre ép có nhiều đặc điểm ưu việt hơn gỗ tự nhiên, có thể làm được tấm ép lớn dài 2,4m, rộng 1,2m với độ dày khác nhau. Các tấm tre ép có độ đồng đều cao về màu sắc và kết cấu lực, từ đó sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau làm vật liệu xây dựng và trang trí nội thất.
Mặt hàng truyền thống hiện nay của PINCTADALI là sàn tre Ali. Sàn tre Ali với nhiều hoa văn độc đáo, màu sắc tự nhiên và giữ được độ sáng trong nhiều năm, chịu mài mòn và va đập, chịu nhiệt độ cao, hạn chế khả năng bén lửa là sản phẩm thay thế gỗ tự nhiên hiệu quả nhất.
Trong năm 2008, Công ty PINCTADALI VIỆT NAM đã cung cấp sàn tre cho nhiều công trình trong nước, trong đó phải kể đến các căn hộ chung cư cao cấp tại Hà Nội như The Manor, Ciputra, khu biệt thự Hồ Tây, Salling Tower (TP. HCM), các tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long (Bài Thơ, Bái Tử Long)…
Gần đây, công ty phát triển và đưa ra thị trường đồ nội thất bằng tre ép như bàn ghế, giường, tủ, kệ sách, kệ tivi, nhiều đồ dùng gia đình và phục vụ nhà bếp. Nội thất tre được thiết kế đặc biệt đảm bảo độ vững chắc, không cong vênh, tính thẩm mỹ cao, phù hợp với mọi không gian truyền thống hay hiện đại.
Ván sàn tre và nội thất tre có hai màu cơ bản là màu tre tự nhiên và màu café (than hóa). Hai màu này rất dễ kết hợp với các đồ nội thất khác trong gia đình và văn phòng.
Sử dụng ván sàn tre và nội thất tre đem đến một không gian mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sản phẩm tre Ali có vẻ đẹp hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống và thể hiện giá trị triết lý nhân văn cao. Đặc biệt, khi chúng ta sử dụng ván sàn tre thì bạn đã trở thành người góp phần bảo vệ môi trường sinh thái!
06:53 AM 20/07/2013 #55Gỗ Sưa
Câu hỏi vì sao Gỗ Sưa lại đắt đến thế?
- Gỗ sưa thuộc gỗ nhóm IA, có các đặc tính của cây gỗ quý, sử dụng gỗ sưa, như sự thể hiện giàu sang phú quý. Còn một số công dụng khác đang được chúng tôi nghiên cứu xác thực.
Gỗ cây sưa đỏ cắt lớp dưới kính hiển viCách phân biệt gỗ Sưa đỏ thật và Sưa đỏ giả.
- Phân biệt cây gỗ sưa đỏ người bình thường không thể phân biệt được, người có kinh nghiệm đôi khi cũng nhầm lẫn.
- Những người buôn bán gỗ sưa không cẩn thận là có thể bị lừa kiểu như: gọi đến xem gỗ sưa lúc buổi tối, lúc này lấy mẫu kiểm tra dễ bị lừa vì người bán dát 1 lớp gỗ sưa thật lên 4 mặt khối gỗ….
- Sự khác nhau giữa gỗ sưa và một số loại cây gỗ khác là gỗ sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải 2 mặt.
Quả cầu phong thủy làm bằng gỗ sưa đỏGiá trị của Gỗ Sưa nằm ở đâu?
- Phần được sử dụng của cây gỗ sưa là phần lõi đỏ, các phần khác bỏ đi, hoặc làm hàng thấp cấp hơn.
Khối gỗ sưa trị giá lớnVà người ta sử dụng vào mục đích gì?
- Mục đích sử dụng rất đa dạng, gỗ sưa được dùng làm vật dụng gia đình, hàng trang trí…. đến đồ phong thủy…
Khúc gỗ sưa trị giá 750 triệu đồng. Nặng 58 kg. Tương đương 13 triệu/
08:10 PM 20/07/2013 #56Vài kiến THức Về Tượng Và Cách Chơi Tượng Gỗ
Theo những người được coi là "sành" chơi đồ gỗ mỹ nghệ thì một bức tượng gỗ được coi là có gí trị thì phải mang đậm tính triết lý phương Đông, cụ thể là phải tuân thủ theo quy luật Âm Dương - Ngũ Hành và thuật phong thuỷ. Trong Kinh Dịch (có cả luật Âm Dương - Ngũ Hành và thuật phong thuỷ) thì không gian có 8 cung, 24 sơn với các hành tương ứng được thiết lập trên cơ sở giữa 3 yếu tố Thiên - Địa - Nhân (trời - đất - người). Theo quan niệm của người Trung Hoa cổ đại thì trong 3 yếu tố trên con người là một thực thể nhạy cảm và mong manh nhất trong vũ trụ nên từng yếu tố nhỏ về độ, hướng, không gian, thời gian sinh tồn đều ảnh hưởng đến cuộc sống, số phận của mỗi người. Thú chơi tượng gỗ phỏng theo Âm Dương - Ngũ Hành để thuận theo phong thuỷ phải tuân thủ một cách chặt chẽ về cả chất liệu, kích thước, cách sắp đặt, màu sắc sao cho đúng với 8 quẻ trong bát quái. Chẳng hạn như hướng Nam theo bát quái là âm Hoả, có tính nóng nên phù hợp với các màu rực rỡ như đỏ, vàng; ứng với mùa hè và cung Danh Vọng. Hướng Tây là âm Kim phù hợp với các màu sáng, trắng và ứng với mùa thu và cung Quí Tử (con cái). Còn hướng Bắc vốn là dương Thuỷ, phù hợp với các màu tối như đen, tro, nâu thẫm; ứng với mùa đông và cung Sự Nghiệp... Ngoài ra, việc đặt các bức tượng ở các vị trí phù hợp là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự nghiệp, tài lộc, tài trí... của chủ nhân. Theo đó một số vị thần, danh nhân văn hoá, quân sự được những người chơi tượng gỗ đặt vào trấn giữ các cung trong bát quái của Kinh Dịch. Những người chơi tượng gỗ thường đặt tượng Di Lặc Phật Tổ vào cung Phú Quý trong nhà; tượng Khổng Tử, Khổng Minh, Chu Văn An vào cung Trí Thức; cung Quý Nhân đặt tượng Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Quan Công, Đạt Ma Tổ Sư...; cung Phu Thê đặt tượng một thiếu nữ... Người chơi tượng gỗ cũng hết sức chú trọng đến màu sắc của tượng, coi đây như là phần quan trọng cho cuộc sống tinh thần của mỗi người. Bức tượng đặt trong từng cung và hướng cung cũng tuân thủ theo nguyên tắc màu sắc cho cung, vị trí đó. Nếu là hướng Đông Nam là âm Mộc ứng với cung Phú Quý, phải đặt tượng gỗ có màu tối; hướng Tây Bắc là dương Kim ứng với cung Quý Nhân có thể đặt tượng gỗ bọc kim loại hoặc có chút kim loại trên tượng. Theo thuật phong thuỷ, về kích thước của tượng cũng phải được tuân thủ một cách chặt chẽ. Ngoài việc căn cứ vào diện tích nơi đặt tượng sao cho hài hoà còn phải theo đúng ý nghĩa tên của từng phần trong thước Lỗ Ban (một nhà toán học cổ đại Trung Hoa). Thược Lỗ Ban có 5 loại, căn cứ chặt chẽ theo thuật số, tương sinh - tương khắc - tương hình. Tương ứng với các kích thước tượng có những ý nghĩa khác nhau như Hưng Vượng, Phú quý, Đăng Khoa, Tiến Bảo... Chỉ cần sai lệch một chút về kích cỡ hơn kém 1cm, bức tượng có thể đang từ cung đầy ý nghĩa như Phú Quý sang cung Cô Quả (cô độc). Chỉ khi đáp ứng đủ những quy tắc chặt chẽ trong Kinh Dịch như vậy thì giá trị một bức tượng gỗ mới toàn vẹn và mang lại sự yên tâm, cho chủ nhân. Trí lực của các nghệ nhân Chất liệu để làm nên tượng gỗ cũng rất đa dạng, tuỳ theo quan niệm và sở thích của người chơi. Theo nghệ nhân Nguyễn Viết Thạc (90 tuổi) ở làng nghề tạc tượng cổ truyền Sơn Đồng (Hoài Đức - Hà Tây) thì gỗ làm tượng có hàng chục loại, nhưng thông thường người ta chia làm 2 loại theo mục đích sử dụng khác nhau. Làm tượng thẩm mỹ dùng các loại gỗ mun, trắc, sưa, hương hoặc rẻ tiền hơn thì là thông, bạch đàn. Nếu làm tượng theo thuật lý số, phong thuỷ thì ở Việt Nam phổ biến là làm tượng bằng gỗ mít vì gỗ này có thể thay đổi màu sắc theo thời tiết và được nhiều người ưa chuộng. Để chọn được một cây gỗ quý làm ra vài ba bức tượng thì phải mất tới vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Vì vậy để chế tác thế nào không lãng phí gỗ mà đạt yêu cầu tuân thủ theo triết lý phương Đông đòi hỏi người thợ phải giàu kinh nghiệm, bàn tay tài hoa và óc thẩm mỹ tốt. Bởi gỗ cũng là một sinh vật thuộc giới hữu cơ nên để có thể hoà hợp được với các chất hoá học như véc ni thì phải biết cách chế biến, mà cơ bản nhất là luộc và sấy. Theo nghệ nhân Vũ Xuân Bạch, người 70 năm trong nghề đục tượng ở làng nghề cổ truyền Đông Giao (Cẩm Giàng - Hải Dương) thì trước khi tạc tượng, gỗ phải được đem luộc để làm chết các tế bào hữu cơ để tăng độ bền và cho nguyên sinh chất tiết ra ngoài. Sau công đoạn này, trong các thớ gỗ lộ ra các đường mao dẫn giúp sau này các chất véc ni bám chặt hơn. Trong lần luộc thứ 2, phải cho thêm hoá chất để bức tượng sau này thích nghi với thời tiết khí hậu. Khâu tiếp theo để gỗ đạt chất lượng là sấy chân không. Nói tóm lại, để có gỗ làm tượng phải mất một tháng rưỡi luyện gỗ. Trong quy trình làm một bức tượng thì tốn công sức và đòi hỏi trí tuệ của nghệ nhân nhất là "thổi hồn" cho bức tượng. Có những bức tượng, nghệ nhân phải dùng đến 5 loại giấy ráp và hàng chục ngày công. Tinh hoa của nghệ nhân đổ hết vào đây, nên đường, nét thân sắc, hồn của tượng mỗi nghệ nhân làm một khác. Cũng tuỳ theo thời gian và cảm hứng sáng tạo của mỗi nghệ nhân mà cùng một người làm nhưng mỗi bức có một giá trị nghệ thuật riêng. Chính vì cái đó đã tạo cho tượng gỗ nghệ thuật có vẻ đẹp và sự đa dạng khác với các thú chơi khác. Khả năng chơi tượng cũng còn căn cứ vào trình độ văn hoá - thẩm mỹ cũng như khả năng tài chính của mỗi người chơi. Theo chị Phạm Thị Thuý - chủ doanh nghiệp gỗ Khánh Linh ở Đông Giao, trên thị trường hiện nay có 4 cấp độ tượng gỗ mỹ nghệ. Loại cao cấp nhất, độ ẩm của gỗ chỉ ở mức dưới 10% do thợ có trình độ bậc 7 hoặc các nghệ nhân làm. Loại này được gia công và độ tinh xảo cao trên toàn thân tượng, có thể nói là hoàn mỹ. Loại này được làm theo thuật phong thuỷ, từng đường nét tuân thủ nghiêm ngặt theo triết lý phương Đông, nó có tác dụng nhất định về mặt trường sinh học. Có những bức tượng Di Lặc Phật Tổ loại này lên tới 50 - 70 triệu đồng/ bức. Loại thứ 2, là những bức tượng do thợ có tay nghề bặc 5 - 7 chế tác, gỗ có độ ẩm từ 10 - 15%. Sản phẩm được gia công bên ngoài và bên trong, đầu cuối gần tương đương nhau. Tỷ lệ tượng cũng tuân thủ theo thước Lỗ Ban và phải đánh véc ni đúng 8 lần, một ngày đánh một ngày phơi trong vòng già nửa tháng. Loại thứ 3 và thứ 4, kích thước tuỳ theo nhu cầu của khách, gỗ không được luộc và sấy, không theo thuật lý số và phong thuỷ. Những sản phẩm này do thợ bậc thấp làm và chất liệu gỗ không được bền như loại 1 và 2. Theo những người "sành" và chuyên chơi tượng gỗ thì không phải ai cũng biết chơi và hiểu hết được ý nghĩa triết lý của tượng gỗ. Để có được những bức tượng quý đặt ở những vị trí đắc địa thì không những có khả năng về tài chính mà phải hiểu sâu rộng về thuyết Âm Dương - Ngũ Hành, Bát Quái trong Kinh Dịch và thuật phong thuỷ phương Đông. Nhưng để hiểu hết được những điều này thì phải cần rất nhiều thời gian và khả năng trí tuệ nhất định của mỗi người.
10:12 PM 22/07/2013 #57Theo các nhà khoa học, không bao giờ tồn tại một kho trầm trong tự nhiên. Trầm ở Việt Nam rất hiếm, trong khi làm trầm giả rất dễ.
Trầm sẽ mục nát trong 5 năm
Ngày 7/5, tại khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) lại rộ tin hai người dân ở thôn Trằm Mé, xã Sơn Trạch đi rừng đã "đạp trúng" một kho trầm ở khu vực Sa Lu trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã chết rục.
Một thương lái trong vùng nói, người được cho là trúng kho trầm đã ra điều kiện nếu chồng đủ 100 tỷ đồng thì cho xem một nửa hàng. Ông này gọi những người bạn lái trầm khác đến góp vốn được 50 tỷ đồng mang đến, nhưng ông này cương quyết không cho xem. Nhiều người trong vùng nghe tin có người trúng trầm trăm tỷ cũng đã kéo nhau vào khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha để mót trầm. Nhiều nguồn tin cho biết, những người này cũng đã mót được một lượng trầm khá lớn, bán được mấy chục triệu đồng.
Theo GS Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Đá quý Trang sức, không bao giờ tồn tại một kho trầm trong tự nhiên. Số tiền người dân này bán trầm càng khó để khẳng định phần trăm thực tế. Cây trầm mọc trong tự nhiên giống như nhiều loài cây khác. Hình dáng của chúng to vừa phải, tầm như cây dung, cây phượng, chứ gần như không có cây nào to như cây đa cổ thụ. Không ai tích trầm trong lòng đất cả. Trầm có 2 giá trị. Vỏ thì sử dụng làm nguyên liệu của hương đốt. Gỗ có thể sử dụng để ốp tường trong những khách sạn sang trọng, những biệt thự của người có nhiều tiền hoặc làm quan tài cho vua quan ngày trước do nó tỏa ra mùi thơm vĩnh viễn.
Việc người nông dân tìm được trầm ở Phong Nha - Kẻ Bàng có thể do đây là nơi cất giấu trầm của ai đó. Tuy nhiên, trầm là một loại gỗ thông thường, nếu để trong lòng đất thì sau 5 năm là nó sẽ mục nát. Tối đa nhất là 10 năm. Để trầm không mục nát thì người ta có những kỹ thuật rất đặc biệt như để trong nhiều lớp đất sét.
Trầm giả bay hương sau thời gian ngắn
Một mẩu trầm do phu trầm xứ Quảng tìm được.
Ở Việt Nam, cây trầm phân bố chủ yếu ở những cánh rừng miền Tây hoặc miền Trung phía giáp Lào. Đây là những nơi chưa chịu sự tác động của con người. Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng ở trên những dãy núi cao cũng có thể tồn tại trầm tự nhiên. Kho cất giữ trầm này có thể do ai đó khai thác và giấu vào, vì đây là vùng có nhiều núi đá, hang hốc. Tuy nhiên, số lượng cây còn trong tự nhiên cũng rất hiếm. Những câu chuyện ly kỳ về những người đi tìm trầm dù có được thêu dệt thì cũng đầy gian nan thử thách. Người tìm trầm có thể dựa vào hình dáng lá, mùi của vỏ cây để phát hiện ra cây trầm khi chúng sống trong rừng. Tuy nhiên, do số lượng rất hiếm nên việc tìm ra cây trầm trong tự nhiên là vô cùng khó khăn.
GS Phan Trường Thị cho biết, khoa học hiện nay đã có thể làm ra hương liệu có mùi giống hệt gỗ trầm. Tuy nhiên, độ bền của mùi thì không thể bằng gỗ trầm tự nhiên được. Ngoài ra, có một số nơi họ cũng sản xuất bột trầm bằng cách nghiền một ít trầm thật trộn lẫn với gỗ và hương liệu khác. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, mùi hương sẽ không còn. Thậm chí có người còn ướp mùi hương trầm vào gỗ thông thường nhằm bán hàng để trục lợi. Người có nhu cầu mua trầm cũng rất dễ bị mắc lừa bởi việc phân biệt gỗ trầm thật và gỗ trầm giả là rất khó.
Đối với những sản phẩm gỗ trầm giả, dù có sơ chế, tẩm ướp kỳ công thế nào thì chỉ sau một thời gian ngắn là sẽ mất mùi trầm. Hơn nữa, mùi trầm hương liệu nếu ngửi gần sẽ xộc vào mũi giống như mùi hóa chất chứ không có mùi thơm thoang thoảng.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Trộ Mợơng (Hạt Kiểm lâm Phong Nha - Kẻ Bàng) sau khi nhận được thông tin chỉ đạo từ lãnh đạo Hạt Kiểm lâm, trạm đã siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát tất cả các hoạt động của những ai đi qua khu vực quản lý của chốt, kể cả khách du lịch. Bên cạnh đó, phân công người trực ở các ngả ra vào rừng để phát hiện và ngăn chặn việc người dân kéo nhau vào rừng tìm trầm.
07:12 PM 24/07/2013 #58Video 35.1
Video 35.2
- BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI
1. Thí nghiệm
Khảo sát sự biến dạng (nén hoặc bị kéo) của thanh rắn (Video 35.1,2).
a) Chọn một thanh rắn có tiết diện ngang là S và độ dài ban đầu lo. Giữ cố định một đầu kia của thanh và kéo (hoặc nén) đầu kia bằng một lực làm thanh bị biến dạng đàn hồi. Khi đó thanh rắn có độ dài l và trong thanh rắn xuất hiện lực đàn hồi cân bằng với ngoại lực .
Mức độ biến dạng (nén hoặc bị kéo) của thanh rắn được xác định bởi độ biến dạng tỉ đối:
(35.1)
b) Sự thay đổi hình dạng và kích thước của vật rắn do chịu tác dụng của ngoại ực gọi là biến dạng cơ. Nếu vật lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu khi ngoại lực thôi tác dung thì biến dạng của vật gọi là biến dạng đàn hồi, vật rắn đó có tính đàn hồi.
2. Giới hạn đàn hồi
Nếu hình dạng và kích thước của vật rắn không trở lại như ban đầu thì vật rắn có tính dẻo và biến dạng của nó là biến dạng dẻo (hay biến dạng còn dư).
Giới hạn đàn hồi là giới hạn trong đó vật còn giữ được tính đàn hồi (giới hạn đó có thể là độ lớn lực, hướng của lực hoặc thời gian tác dụng của lực).II - ĐỊNH LUẬT HÚC
1. Ứng suất
Thí nghiệm chứng tỏ độ biến dạng tỉ đối e của thanh rắn không những phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng F mà còn phụ thuộc vào tiết diện ngang S của thanh đó. Nếu F càng lớn thì S càng nhỏ và e càng lớn. Như vậy, độ biến dạng tỉ đối e của thanh rắn phụ thuộc vào thương số:
(35.2)
Đại lượng s gọi là ứng suất. Đơn vị đo của s là paxcan (Pa):
1 Pa = 1N/m2
2. Định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn
Nhà bác học người Anh Rô-bớt Húc (Robert Hooke, 1635 - 1703) là người phát minh ra định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn:
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (đồng chất, hình trụ) tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.
(35.3)
với α là hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu vật rắn (N/m).
3. Lực đàn hồi
Từ công thức (35.3) suy ra:
(35.4)
Dưới tác dụng của lực không đổi F, thanh rắn biến dạng một đoạn ∆l. Khi đó, theo định luật III Niutơn và định luật Húc, ta tìm được độ lớn của lực đàn hồi là:
(35.5)
Trong đó:
là suất đàn hồi hay suất Y-âng (Young) đặc trưng cho tính đàn hồi của vật rắn. Đơn vị đo của E cũng là paxcan (Pa).
với
là hệ số đàn hồi hay độ cứng (N/m) phụ thuộc bản chất và kích thước của thanh rắn.
4. Giới hạn bền và hệ số an toàn của vật liệu
a) Giới hạn bền
Treo vào một dây thép những vật có trọng lượng tăng dần ta thấy khi lực tác dụng lên dây còn nhỏ thì biến dạng của dây là đàn hồi. Khi lực tác dụng đạt tới một giá trị nào đó thì biến dạng của dây trở thành biến dạng còn dư. Khi lực đạt tới giá trị Fb thì dây đứt.
Thương số của Fb và tiết diện ngang của dây gọi là giới hạn bền của vật liệu làm dây:
Giới hạn bền được tính ra N/m2.
b) Hệ số an toàn
Khi chế tạo máy móc hoặc xây dựng các công trình phải chú ý tới giới hạn bền của vật liệu. Phải tính toán sao cho mỗi đơn vị tiết diện ngang của vật liệu chỉ phải chịu những lực nhỏ hơn giới hạn bền của vật liệu n lần. Hệ số n càng lớn thì công trình càng an toàn. Hệ số n được gọi là hệ số an toàn của vật liệu.
n thường có giá trị từ 1,7 đến 10.
05:53 PM 25/07/2013 #59Thú chơi chạm khảm "lên ngôi": Thợ khảm mộc làm không hết việc
(Dân Việt) - Mấy năm trở lại đây, thú chơi sập gụ, tủ chè chạm khảm một thời gian dài im ắng đang rộ trở lại ở đất cảng, đặc biệt là những dịp giáp Tết. Nhờ vậy, những thợ làm đồ chạm khảm ở đây hiện làm không hết việc.
Chị Nguyễn Thị Huệ - chủ cửa hàng bán đồ gỗ kiêm chủ xưởng mộc ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên cho biết: “Người chơi thích đồ gỗ trạm khảm vì nét đẹp tinh tế của nó hơn hẳn các sản phẩm đồ gỗ thông thường. Hơn nữa, một số sản phẩm mô phỏng những đồ gỗ chạm khảm xưa nên hấp dẫn người tiêu dùng, đặc biệt là những gia đình có điều kiện. Vì vậy, hầu hết các cửa hàng ở trên địa bàn Hải Phòng đang có xu hướng kinh doanh mặt hàng đồ khảm này”.
Thợ có đất sốngThợ khảm mộc ở Đồng Minh, Vĩnh Bảo sống khỏe vì thú chơi đồ khảm đang trở lại trên đất cảng.
Sản phẩm đồ gỗ chạm khảm khá đa dạng về chủng loại: Tranh, bàn ghế, giường, tủ chè, sập gỗ, vỏ đồng hồ quả lắc... Giá trị của phần chạm khảm phụ thuộc vào cách khảm, chất liệu gỗ. Theo các chủ cửa hàng bán đồ gỗ, người tiêu dùng thích chọn mua nhất là tranh khảm chìm trên chất liệu gỗ mun, gỗ trắc và phải đặt hàng mới có. Đa số tranh chạm khảm làm bằng gỗ gụ, mức giá khoảng 10-20 triệu đồng/bức, theo nhiều đề tài như: Vinh quy bái tổ, Tùng lộc, Tứ quý, Tùng cúc trúc mai, Hồng lâu mộng...
Người tiêu dùng còn chuộng nhiều sản phẩm đồ gỗ trạm khảm như tủ chè, lọ lục bình, bàn ghế... Các sản phẩm này phải là chất gỗ thịt, được chạm khảm chìm. Do công chạm khảm cầu kỳ, tinh xảo nên giá các đồ gỗ loại này bao giờ cũng cao. Tủ chè thấp nhất 7-8 triệu đồng/chiếc, cao thì hơn 100 triệu đồng/chiếc nếu làm chất liệu gỗ đẹp. Các loại bàn ghế chạm khảm từ 15-30 triệu đồng/bộ. Những thợ khảm mộc một thời phải chật vật với nghề thì nay không chỉ tìm được “đất sống” mà rất được các chủ hiệu bán đồ gỗ trọng vọng, mời gọi.
Nhu cầu sử dụng đồ gỗ chạm khảm gia tăng, vài năm trở lại đây thợ khảm có điều kiện nâng cao thu nhập. Làng nghề mộc Kha Lâm, quận Kiến An là nơi có nhiều thợ khảm. Họ không chỉ nhận đơn đặt hàng chạm khảm của các “cai” đồ gỗ ở Kha Lâm, mà còn từ người chơi.
Làm không hết việc
Chạm khảm trai, ốc vốn là nghề truyền thống lâu đời, phát triển mạnh ở một số làng nghề thuộc tỉnh Hà Tây (cũ). Từ cái nôi này, những người thợ đi khắp nơi để làm nghề, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. Hải Phòng là điểm dừng chân của nhiều thợ khảm giỏi nghề đến từ các làng nghề nổi tiếng ở các tỉnh bạn. Làng nghề Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng cũng có nhiều thợ giỏi nghề chạm khảm.
“Địa phương đã mở lớp dạy nghề mộc, chạm khảm mộc cho ND. Nghề này không khó, nhưng đòi hỏi người học phải có tính cần cù, tỉ mỉ và yêu nghề. Thời gian dạy nghề này cũng khá dài so với các nghề trồng trọt, chăn nuôi khác. Nhưng bù lại, lớp thợ nào ra nghề là có việc làm ổn đỉnh với mức lương khởi điểm từ 2 triệu đồng/ tháng”- anh Vũ Văn Hùng, thợ khảm ở làng nghề mộc Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo cho biết.
Nếu có nhiều đơn đặt hàng, chăm chỉ, cần mẫn thì thu nhập vài trăm nghìn đồng/ngày không phải là khó. Thợ khảm bình thường cũng có thu nhập 120.000 đồng/ngày.
Ông Vũ Văn Minh
Những người thợ giỏi nghề làm không hết việc, đặc biệt là những ngày cuối năm này. Ông Vũ Văn Minh - thợ khảm lâu năm ở làng nghề mộc Kha Lâm phấn khởi: “Nếu có nhiều đơn đặt hàng, chăm chỉ, cần mẫn thì thu nhập vài trăm nghìn đồng/ngày không phải là khó. Thợ khảm bình thường cũng có thu nhập 120.000 đồng/ngày. Làm nghề khảm đến khi nào không còn sức để làm nữa thì thôi vì nó không nặng nhọc, nên tôi rất yên tâm với nghề mang cuộc sống ấm no cho gia đình tôi”.
Nghề chạm khảm đã giúp gia đình ông Minh ổn định cuộc sống và nuôi 2 con học đại học. Ông Minh cho biết, nhiều thợ khảm khác ở các tỉnh bạn về thành phố lập nghiệp. Ở làng nghề mộc Kha Lâm, nhiều người sau một thời gian học nghề đã trụ vững và có thu nhập ổn định cho gia đình.
07:22 AM 27/07/2013 #60Làng nghề Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, chủ yếu chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam. Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam.
Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định ... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.
Hình thành và phát triển[sửa]
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.
Những đặc điểm sản phẩm[sửa]
Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng...
Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam, bao gồm:
- Mây tre đan
- Sản phẩm từ cói và lục bình
- Gốm sứ
- Điêu khắc gỗ
- Sơn mài
- Thêu ren
- Điêu khắc đá
- Dệt thủ công
- Giấy thủ công
- Tranh nghệ thuật
- Kim khí
- Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác
Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ,vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá...
Một số làng nghề nổi tiếng như:
LinkBacks Enabled by vBSEO