- 08:21 PM 20/02/2013 #21
Ở Đắk Lắk hiện rộ lên nạn khai thác cây gỗ có đặc tính đổi màu trong rừng tự nhiên, khiến không ít người lo ngại nguy cơ tận diệt loại cây lạ này.
Tại kho chứa của Hạt Kiểm lâm H.Krông Năng hiện giữ nhiều súc gỗ đổi màu bề ngoài trông bình thường như gỗ rừng trồng, dài chừng 1-1,5 m, đường kính 20 – 30 cm. Hạt trưởng Nguyễn Văn Kiểm cho biết từ giữa tháng 10, nhiều người dân ở hai xã Ea Tam và Cư K’lông đổ xô săn tìm gỗ đổi màu, khi lực lượng kiểm lâm triển khai ngăn chặn, bắt giữ thì nạn khai thác bớt rầm rộ nhưng chuyển sang hình thức hoạt động lén lút. Ông Kiểm lý giải: “Người dân vào rừng chỉ cần chặt hạ cây, cưa thành vài khúc đưa về trót lọt là kiếm được vài trăm ngàn đồng mỗi ngày. Phần lớn các vụ vận chuyển gỗ đều bằng xe máy độ chế, theo nhiều đường mòn chằng chịt trong rừng, giờ giấc lại khác nhau nên kiểm lâm khó kiểm soát”.Cơn sốt gỗ đổi màu bùng phát hơn một tháng nay, tập trung chủ yếu ở H.Krông Năng (Đắk Lắk), thu hút nhiều người xâm nhập, khai thác trái phép gỗ trong khu vực rừng phòng hộ H.Krông Năng và sang cả Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, thuộc địa bàn H.Ea Kar bên cạnh. Nhiều xưởng mộc công khai thu mua gỗ đổi màu để chế tác theo nhu cầu khách hàng. Chủ một xưởng mộc tên Dũng ở xã Cư K’lông, H.Krông Năng cho biết gỗ đổi màu thường để làm các đồ vật trang trí trong nhà như độc bình, lọ hoa, tượng; có đặc tính là sau khi cây được bóc vỏ, chế tác thành đồ vật vài ngày thì gỗ chuyển sang màu xanh thẫm hoặc xanh ngọc tùy theo ánh sáng, nhiệt độ trong ngày. Theo ông Dũng, mỗi khúc gỗ khoảng nửa mét, tiện thành vật trang trí có thể bán với giá từ 1 đến vài triệu đồng, tùy theo vân gỗ và màu sắc biến đổi có đẹp hay không.
Trong vòng một tháng qua, Hạt Kiểm lâm H.Krông Năng đã bắt giữ, xử lý 15 vụ khai thác, vận chuyển gỗ đổi màu, tịch thu 4,3 m3 gỗ tròn, xử phạt vi phạm hành chính 65 triệu đồng. Theo ông Kiểm, cây đổi màu chỉ là gỗ thông thường chưa có tên gọi, nhưng việc nhiều người đổ xô vào rừng khai thác trái phép với khối lượng lớn sẽ dẫn đến tận diệt loại cây này, gây thiệt hại tài nguyên rừng và làm mất tính đa dạng sinh học của các khu rừng cấm trên địa bàn.
Theo kết quả giám định ban đầu của ông Nguyễn Đức Định, cán bộ giảng dạy môn Cây rừng thuộc Khoa Nông lâm ĐH Tây nguyên, cây đổi màu thuộc họ trôm (Sterculiaceae); có khả năng thuộc chi Reevesia, gọi là trường hùng, hoặc thoa.
Sản phẩm sau khi chế tác, không cần sơn phủ đã chuyển màu ngọc bích đậm, sau đó lại trắng xám :
09:15 AM 22/02/2013 #22Gỗ sưa dùng để bào chế ma túy, hương liệu ướp xác ?
“Cơn sốt” gỗ sưa đang “nóng” đến mức nhiều gia đình gỡ cả bàn thờ, hoành phi, câu đối… xuống cân đong đến từng “hoa”, thu về tiền tỉ. Thậm chí có nơi còn hình thành cả đội quân ra các nghĩa trang săn lùng những tấm áo quan được làm bằng thứ gỗ này.
Nhiều luồng tin cho rằng, các “đại gia” Trung Quốc, Hồng Kông dùng Huê mộc vàng để ướp xác sau khi tạ thế, còn giới mafia thu mua nghiền thành bột, cô đặc pha trộn với ma tuý theo một tỉ lệ nhất định để tăng lợi nhuận… khiến “cơn sốt” săn tìm loại gỗ này thêm nóng bỏng.
Mỗi cây sưa đều có giá tiền tỉ
3 cây sưa được trồng để lấy bóng mát trong sân UBND xã Tuân Chính, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có tuổi xấp xỉ 20 năm. Mới đây khi UBND xã này có kế hoạch sửa lại sân uỷ ban cho… khang trang hơn, 3 cây sưa nằm chắn lối đi được rao bán.
Hưởng ứng quyết định này, nườm nượp xe ô tô 4 chỗ sang trọng đỗ trước sân UBND xã. Giá ban đầu được các vị khách đưa ra là 300 triệu đồng và họ sẽ chồng tiền ngay. Thấy số tiền lớn quá giúp tăng ngân sách xã nên các cán bộ ở đây cũng đã xuôi xuôi.
Tuy nhiên, thận trọng hơn, xã này cử cán bộ đi tìm hiểu giá thị trường và biết được giá trị của 3 cây sưa này lớn gấp nhiều lần 300 triệu. Quyết định cuối cùng là tổ chức bán đấu giá.
Tại phiên đấu giá, 3 cây sưa có trọng lượng lõi khoảng 110 – 120 kg/cây được bán với giá 1,320 tỉ đồng. Những người chứng kiến phiên đấu giá ấy đã nháo nhác vì số tiền khổng lồ “không tưởng” do 3 cây sưa này đem lại.
Vụ đấu giá tiền tỉ này đã làm “cơn sốt” gỗ sưa ở Vĩnh Phúc “nóng” hầm hập, sau đó thậm chí một số gia đình ở địa phương này gỡ cả hoành phi, câu đối, các đồ dùng bằng gỗ sưa trong nhà đem cân và thu về tiền tỉ.
Có gia đình ở Vĩnh Tường chỉ nhớ mang máng trước đây nhà có một cây gỗ sưa đã chặt nửa thân, thân dưới làm gốc buộc trâu, sau lấp đất lên làm nền nhà. Mỗi kilogam gỗ sưa trị giá bạc triệu đã khiến gia đình này bới tung cả nền nhà để tìm lại gốc cây. Kết quả của sự hi sinh nền nhà ấy đã đem lại gần nửa tỉ đồng cho gia chủ.
Theo như một đại gia sành sỏi trong giới buôn gỗ ở Đồng Kị, Bắc Ninh, thì ở khu vực phía Bắc, Vĩnh Phúc là địa phương có cây sưa được trồng phân tán trong dân nhiều nhất. Hiện ở trụ sở Thành ủy Vĩnh Yên có cây sưa đã bị thủng gốc, giới buôn gỗ tìm đến đánh giá tới 1,5 tỉ đồng nhưng vẫn không mua được.
“Trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/6/2006 thì cây sưa hay còn gọi là Huê mộc vàng, trắc thối có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại”.
Bà Nguyễn Thị K, một chủ buôn gỗ ở Hà Nội nhiều tháng nay lăn lộn khắp hang cùng ngõ hẻm ngoài Bắc để săn lùng cây sưa, cho biết: “nghe nói họ mua về để ướp xác(?). Ở thị trường đen, giới tội phạm nghiền thành bột, đun chín, sau đó cô đặc dùng để pha trộn với ma tuý(?). Lõi gỗ này cứng như đá, đốt rất khó cháy, nhưng nếu cháy thì một cục nhỏ dài khoảng 15 cm, đường kính 5 cm phải cháy hơn tuần mới hết. Khi cháy không có khói, tàn gỗ tan biến như sương”. Để minh chứng cho lời nói của mình, bà lấy một cục lõi sưa nhỏ tẩm xăng vào đốt. Xăng cháy hết nhưng lõi sưa vẫn vẹn nguyên như ban đầu.
03:26 PM 22/02/2013 #23* Hương liệu ướp xác, pha chế với ma túy – không có cơ sở khoa học
Giáo sư Phùng Tửu Bôi – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, cho biết: Cây sưa có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis, có nơi gọi là huê mộc vàng, trắc thối. Loài cây này phân bố rộng khắp trên cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất là ở một tỉnh thuộc Tây Nguyên.
Sưa mọc ở vùng đất ẩm thường xanh (không rụng lá). Sưa cũng mọc hỗn giao với nhiều loài cây khác. Lõi sưa rất cứng, phải trên 10 năm tuổi mới bắt đầu cho lõi. Đây là cây sinh trưởng chậm, một năm chỉ có thể sinh trưởng dưới 0.5 cm đường kính.
Giáo sư Phùng Tửu Bôi cho biết: Xung quanh những tin đồn về giá trị cũng như mục đích thu mua loại gỗ này mang sang Trung Quốc, đã có một đoàn khảo sát của một viện khoa học chuyên ngành sang tận Trung Quốc tìm hiểu xem những người mua loại gỗ này để làm gì. Nhưng câu trả lời vẫn bí mật và chỉ được giải thích chung chung là phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.
Cũng theo lời giáo sư Bôi, đoàn công tác này về kể lại, tại Trung Quốc những cây sưa nhiều năm tuổi được quấn thép gai bảo vệ rất cẩn thận… Thông tin loại gỗ này được nghiền thành bột để pha trộn với ma tuý là không có cơ sở khoa học và chưa được kiểm chứng.
Tuy nhiên, vấn đề này đã đặt ra cho các ngành khoa học cơ bản của ta việc nghiên cứu, phân tích và các ẩn số bên trong để tìm ra giá trị thực của nó, không riêng gì cây sưa mà cả những nguồn tài nguyên khác cũng vậy.
Để làm rõ thông tin gỗ sưa có được dùng như một hương liệu phục vụ trong ướp xác và sự thật trong các ngôi cổ mộ đã được khai quật ở Việt Nam dùng gỗ sưa như là một hương liệu bảo quản xác chết hay không, chúng tôi đã tìm gặp Phó giáo sư, tiến sỹ, nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cường.
Ông cho biết: “ướp xác là phải cây có tinh dầu thơm, cây sưa không có đặc tính ấy. Nói là nghiền để ướp xác thì tôi không tin”. Ông cũng cho biết: Gỗ dùng trong các ngôi mộ hợp chất có xác ướp đã được khai quật ở Việt Nam đã xác định là Hoàng đàn rủ, có tên gọi cũ là Ngọc am và tên la tinh là Cupressus funebris (Trung Quốc gọi là San mộc)
05:50 PM 22/02/2013 #24Phải nói là rất đáng xấu hổ khi một nhóm nhà khoa học sang tận Trung Quốc tìm hiểu về gỗ sưa, nhằm đưa ra thông tin chính thức về công dụng của loại gỗ này, nhằm định hướng dư luận, song kết quả gần như thất bại hoàn toàn. Câu hỏi, người Trung Quốc thu mua loại gỗ này để làm gì lại càng chìm vào bí ẩn, huyễn hoặc.
Để tìm hiểu về công dụng gỗ sưa và trả lời câu hỏi, người Trung Quốc mua gỗ sưa làm gì, tôi đã nhờ hai người bạn Trung Quốc tra cứu, tìm hiểu, phiên dịch từ các tài liệu ở Trung Quốc. Hai người bạn này là Từ Vũ, Thạc sĩ truyền thông, Đại học Truyền thông Trung Quốc, hiện đang làm việc ở Đài Truyền hình Thiên Tân và Thạc sĩ văn hoá Đông Nam Á Đặng Vân (Deng Yun). Thạc sĩ Đặng Vân là người có 2 năm du học ở Việt Nam, học thêm chuyên ngành xã hội học ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Theo Ths. Đặng Vân, loại gỗ quý nhất với người Trung Quốc là gỗ sưa Hải Nam, có tên khoa học là Dalbergia odorifera T.chen, dịch ra tiếng Việt là hoàng hoa lê. Về chất lượng, đây là loại gỗ rất tốt, bền, không mối mọt, không biến hình, độ ổn định cao, nên rất thích hợp làm đồ đạc sử dụng trong gia đình.
05:56 PM 22/02/2013 #25
03:08 PM 24/02/2013 #26Những lưu ý khi thiết kế nhà bếp : Cho dù là căn nhà có phong thủy rất tốt, nhưng nếu môi trường vệ sinh của nhà bếp quá kém thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của gia đình.
1) Gạch men - Gạch lát : Nhà bếp khói dầu mỡ rất nhiều đặc biệt là người phương đông thích sào, rán vì vậy khói bám sung quanh rất nhiều cho nên 4 phía tường xung quanh bếp cần ốp gạch men bóng để tiện cho công việc lau chùi vệ sinh. Thường thì nhà bếp của các gia đình chỉ ốp tường gạch men cao khoảng 1,1m, thực ra nên ốp cả tường như vậy tương đối lý tưởng.
=> Các nhà bếp trước đây thường quen làm nền xi măng, nền xi măng sử dụng lâu thường rạn nứt, bụi bẩn rất khó vệ sinh sạch sẽ.
Cách làm tốt nhất là lát nền gạch men, như vậy dễ giữ vệ sinh cho nền nhà bếp được sạch sẽ khô ráo. Cần chú ý 3 điểm sau : Gạch cỡ lớn + Chống trơn + Sáng màu.
2) Tủ đựng đồ : Trước đây thường dùng cả lưới chắn thép nhỏ để tránh côn trùng, ruồi muỗi, gián ... Nhưng lại mất thẩm mĩ, khó vệ sinh thay thế. Tốt nhất hãy để ý cửa sổ thông gió các tầng, cửa sân thượng để chuột ko vào, vệ sinh bằng thuốc xịt muỗi gián định kỳ, vệ sinh các góc nhà, tránh tối đa góc khuất ẩm thấp. Như vậy ta vừa thoải mái thiết kế, và bộ tủ bếp sẽ thông thoáng, sạch và sang trọng hơn.
3) Đèn cần chọn loại tuýp tròn, như vậy có thể tránh được hiện tượng bóng đèn thẳng dài treo trên bếp giống như 1 con dao sắc cắt xuống bếp. Ánh sáng màu vàng nhẹ sẽ tạo sự ấm cúng hơn ánh sáng neon trắng.
Chỉnh sửa lần cuối bởi thomoc0988424035; 24/02/2013 vào lúc 03:09 PM.
06:06 PM 24/02/2013 #27* Một số mẫu thiết kế phòng bếp :
LinkBacks Enabled by vBSEO