Môi trường cạnh tranh giữa các Doanh Nghiệp ngày càng gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG). Do vậy, hệ thống kênh phân phối được xem như “vũ khí” mạnh nhất của Doanh Nghiệp trong cuộc đua này. Việc xây dựng thành công thương hiệu, có được các sản phẩm tốt đó chỉ là bước đầu tiên trong cuộc đua này, điều quan trọng để đưa sản phẩm đến với Khách Hàng đó chính là xây dựng kênh phân phối hùng mạnh, đáp ứng nhu cầu mua hàng của Khách Hàng mọi lúc.

  1. Xây dựng hệ thống phân phối là gì?


Xây dựng hệ thống kênh phân phối có thể được hiểu là việc xây dựng phân khúc thị trường dựa trên các điều tra về địa lý và nhu cầu của Khách Hàng, là nơi tiếp cận với Khách Hàng mục tiêu nhanh nhất và dễ dàng nhất.Xây dựng hiệu quả kênh phân phối sẽ hỗ trợ Doanh Nghiệp dự đoán được nhu cầu thị trường, thị hiếu của người dùng, chất lượng của sản phẩm. Nguồn thu và lợi nhuận sẽ được tối đa hóa thông qua các kênh phân phối, góp phần xây dựng sự phát triển ổn định và tăng giá trị cho công ty.

2. Xây dựng chiến lược Hệ Thống phân phối:

Đầu tiên trong chiến lược xây dựng hệ thống kênh phân phối đó chính là việc nghiên cứu và phân tích thị trường, các yếu tố tác động đến hệ thống phân phối như giới hạn địa lý, thị trường, nhu cầu của Khách Hàng ở thị trường đó, phân bổ lực lượng bán hàng,…Thứ 2, cần xác định rõ mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối dựa trên quy trình chuẩn của công ty sao cho đạt được các chỉ tiêu bán hàng, định hướng phát triển của công ty.Thứ 3: Lựa chọn sức mạnh của nhà phân phối sao cho đáp ứng được các yêu cầu chung mà công ty đề xuất, nhà phân phối có thể phát triển được hay không?, nhu cầu nhân lực và vật lực của nhà phân phối.Thứ 4: Xây dựng lực lượng bán hàng tại các nhà phân phối: hỗ trợ nhà phân phối trong việc đẩy hàng ra ngoài thị trườngThứ 5: Xây đựng chương trình khuyến mãi, chương trình tích lũy, chiết khấu, hỗ trợ trưng bày, POSM… thúc đẩy nhà phân phối ra hàng.Thứ 6: Hỗ trợ nhà phân phối bằng các giải pháp công nghệ, kiểm soát hiệu suất của nhà phân phối, sau khi đi vào hoạt động phải thường xuyên đánh giá chất lượng của nhà phân phối.
3. Quản Trị Hiệu Quả Hệ Thống Phân Phối:

Quản lý hiệu quả các kênh phân phối của công ty từ kênh truyền thống đến các kênh hiện đại, xây dựng và quản lý đội ngũ bán hàng của công ty vì đây là lực lượng vô cùng quan trọng của công ty để bán hàng hoặc phân phối sản phẩm.Quản trị hệ thống phân phối còn là một quy trình tổng hợp từ sản xuất đến kinh doanh và phân phối. Kiểm soát hoạt động của các kênh phân phối nhằm đảm bảo đúng quy trình mà công ty đã đề ra. Trong thời buổi công nghệ hiện nay, ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý nhằm tối ưu hoá và tăng hiệu suất công việc đang là một xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ vào quá trình quản trị kênh phân phối giúp cho hoạt động quản lý được dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn.Khi ứng dụng giải pháp quản lý hệ thống phân phối vào quản trị sẽ giúp Doanh Nghiệp có được các quy trình làm việc tự động hóa và tối ưu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nhân sự để vận hành, nhân viên có thể bao phủ thêm nhiều khách hàng thay vì phải tuyển thêm nhân sự. Các chi phí rất lớn trong phân phối dành cho khuyến mãi, trưng bày, các chương trình bán hàng, POSM… đều được kiểm soát chặt chẽ trên hệ thống giúp doanh nghiệp loại bỏ các vấn đề tiêu cực, thất thoát ngân sách và không hiệu quả khi triển khai các chương trình này.