- 01:48 AM 29/08/2015 #1Giá: 6,000,001đSố điện thoại: O9O9511O99Địa chỉ: TP. Hồ Chí MinhTình Trạng: Còn hàng
1. Tư vấn các quy định của pháp luật về Ly hôn:
- Tư vấn về quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn;
- Tư vấn thủ tục hoà giải ở cơ sở;
- Tư vấn thủ tục thụ lý đơn yêu cầu Ly hôn;
- Tư vấn thủ tục hoà giải tại Toà án;
- Tư vấn các căn cứ cho Ly hôn;
- Tư vấn các quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
- Tư vấn các quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn;
- Tư vấn về quyền thăm nom con sau Ly hôn;
- Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;
- Tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn tại Toà án.
>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi: - 0909.511.099
2. Tư vấn khởi kiện vụ án ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
- Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
- Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
- Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi trước cơ quan có thẩm quyền;
>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi: - 0909.511.099
3. Tư vấn khởi kiện vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn:
- Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản;
- Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản;
- Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản trước cơ quan có thẩm quyền;
>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi: - 0909.511.099
4. Tham gia tố tụng tại tòa án trong các vụ án, vụ việc hôn nhân và gia đình sau:
- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
- Tranh chấp về cấp dưỡng;
- Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định;
- Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.
>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi: - 0909.511.099
5. Hồ sơ đăng ký xin ly hôn, bao gồm:
- Đơn xin ly hôn. (Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc sứ quán Việt Nam tại nước ngoài).
- Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có công chứng bản chính).
- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
- Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.
- Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.
>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi: - 0909.511.099
Theo dõi Page tại: www.facebook.com/luatvietnam123Bài viết tương tự:
- [HCM] Tư vấn và thực hiện thủ tục kết hôn với người nước ngoài
- Luật sư tư vấn ly hôn và giải quyết các thủ tục ly hôn nhanh
- [HCM] tư ván thủ tục đăng kí kết hôn với người nucwqs ngoài, việt kiều
- chuyên tư vấn thủ tục mua laptop trả góp online,điện thoại ,máy ảnh kts với chương trình ls thấp
- Dịch vụ tư vấn Thủ tục nhập hộ khẩu cho người Ngoại tỉnh về Hà Nội có uy tín
Chỉnh sửa lần cuối bởi Thanhkawa; 23/06/2016 vào lúc 12:11 PM.
02:42 PM 30/08/2015 #2Khảo sát ở Mỹ, đất nước có tỉ lệ ly hôn top đầu thế giới cho thấy 28% những người sau khi ly hôn cảm thấy hối tiếc vì đã quá vội vàng. Tôi không có số liệu khảo sát ở Việt Nam nhưng với một dân tộc cảm tính thì có lẽ con số trên còn cao hơn nhiều.
Để không phải xót xa cho mình và cho người khi có tư tưởng ly hôn, xin các anh các chị dành chút thời gian đọc qua những điều này trước khi quyết định:
1. Thử nghĩ lại xem mình cưới đối phương vì điều gì?
Cưới nhau vì điều gì thì đó là chuyện của các anh chị chứ tôi làm sao biết được, hihi. Tất nhiên lấy nhau vì lý do nào đó thì ắt hẳn quyết định ban đầu hoàn toàn thuộc về anh chị. Thay vì cảm thấy buồn phiền vì đời sống hôn nhân ko được như mong muốn thì tốt nhất nên nghĩ về mục đích tốt đẹp ban đầu dẫn đến sự lựa chọn của mình. Nên nhớ bạn muốn ăn xoài ngon thì bạn trồng và chăm bón cây xoài, đừng vì cây xoài ko ra quả sầu riêng mà chặt bỏ nó. Còn nếu bảo chặt phứt nó đi vì ra toàn quả sâu thì nên xem lại cuốn Kỹ Thuật Trồng Cây của NXB Khuyến Nông có bán ở các hiệu sách lớn nhỏ.
2. Bạn có gì từ cuộc hôn nhân?
Xin hãy bình tĩnh ngồi xuống và lấy tờ giấy A4 rồi kẻ làm đôi, 1 bên là ĐƯỢC, 1 bên là MẤT. Sau khi liệt kê thật chi tiết những điều được, mất từ cuộc hôn nhân mà ra, vui lòng cắt phần MẤT rồi cất vào rương. Tôi tin rằng khoảng 1 tuần sau lấy ra đọc lại thì chính anh chị cũng cảm thấy ngạc nhiên vì sự ích kỷ của mình. Còn sau 1 tuần đọc lại mà anh chị vẫn cảm thấy phần MẤT liệt kê là đúng thì xin hãy ly hôn gấp, bởi vì chẳng ai muốn sống với 1 đứa ích kỷ như bạn đâu, hihi.
3. Bạn muốn đe dọa?
Con anh chị hư và anh chị dọa sẽ cho nó vào viện dưỡng lão sống đến hết đời, thật sự các anh các chị ko hề muốn điều đó xảy ra, như vậy thà đừng dọa để khỏi gây ra vết sẹo mãi mãi trong tâm hồn của nó.
Anh chị có từng dùng phương pháp đe dọa ly hôn để có được điều mình muốn? Hay đơn giản anh chị làm thế để họ phải quan tâm tới mình hơn? Nếu thế hãy ngừng đe dọa và quay lại bàn bạc vì thực ra có thể cả hai đều không muốn ly hôn. Trong thực tế, có trường hợp lúc đầu chỉ lấy việc ly hôn để dọa nhau, và để lời đe dọa có hiệu lực, quý vị làm như thật và ly hôn đã xảy ra như thật
4. Bạn đã nghĩ đến hậu quả sau ly hôn?
Người nào càng hăng hái ly hôn, người đó càng dễ suy sụp sau ly hôn. Theo khảo sát từ những người cộng sự giỏi nhất của tôi, gần 70% phụ nữ sau ly hôn gặp khó khăn về kinh tế, và với nam giới thì tương đương số đó gặp khó khăn về tinh thần. Bên cạnh đó là nỗi đau của con cái và của cả người bạn đời nếu anh chị là người chủ động ly hôn. Đừng vì quyết định của mình mà bỏ qua nỗi đau của người khác.
Anh chị có chắc chắn rằng ly hôn sẽ giúp mình thoải mái hơn? Nếu ko chắc, xin hãy chậm lại 1 chút.
5. Mất phương hướng trong lúc tức giận?
Bất cứ quyết định gì trong khi đang nóng giận đều không chuẩn xác. Hãy chờ cơn nóng giận qua đi, bình tĩnh trở lại hãy quyết định. Anh chị nên đi đâu đó vài ngày, tuyệt đối ko chia sẻ tâm sự với bạn bè hay tham khảo ý kiến của họ. Tôi nhắc lại là TUYỆT ĐỐI KHÔNG chia sẻ hoặc kể lể. Chuyện của mình chỉ có mình hiểu rõ nhất, đừng để xảy ra tình trạng lắm thầy thối ma hoặc thêm dầu vào lửa. Nên nhớ lúc này mọi ý kiến của người khác chỉ làm nhiễu dòng suy nghĩ của anh chị.
Chỉ khi thực sự bế tắc, người duy nhất anh chị có thể xin ý kiến là chuyên gia tư vấn pháp luật tâm lý gia đình. Tất nhiên họ sẽ nhìn nhận vấn đề sáng suốt hơn bạn và đưa ra giải pháp tối ưu nhất
Thưa các anh chị, ly hôn ko phải là giải pháp thay đổi mối quan hệ hôn nhân, đó là sự chấm hết. Điều anh chị thực sự muốn là gì? Là thay đổi cuộc sống hôn nhân, vậy thì hãy bắt tay vào thay đổi nó, đừng kết thúc nó!
#Balzac, một thanh niên thất bại toàn diện khi còn sống và trở nên vĩ đại khi đã chết. Người bạn tri kỉ đó của tôi đã từng tâm sự rằng: "Một cuộc hôn nhân hoàn hảo là cuộc hôn nhân giữa bà vợ mù và ông chồng điếc." Ko rõ anh ấy nói có đúng ko nhưng thực tế là tôi chưa làm hồ sơ ly hôn nào cho 1 người mù và 1 người điếc.
08:59 AM 01/09/2015 #3Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi: - 0909.511.099
Theo dõi Page tại: www.facebook.com/luatvang
12:37 AM 02/09/2015 #4Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại gọi: - 0909.511.099
Theo dõi Page tại: www.facebook.com/luatvietnam123
Chỉnh sửa lần cuối bởi Thanhkawa; 04/05/2016 vào lúc 10:35 AM.
10:36 AM 04/05/2016 #5Toà án không vành móng ngựa
Trước đây chưa có một tổ chức hay cơ quan chuyên trách để xét xử các vụ án liên quan đến tuổi vị thành niên phạm tội và các vụ án dân sự liên quan đến lợi ích của người chưa thành niên.
Những người chưa thành niên phạm tội khi bị xét xử phải đứng trước vành móng ngựa hoặc trẻ em là nạn nhân, trẻ em là người chứng kiến tội phạm tham gia phiên toà với không khí cực kì căng thẳng như những vụ án khác thì nay việc thành lập “Tòa gia đình và người chưa thành niên” sẽ thay đổi hoàn toàn việc đó.
“Tòa gia đình và người chưa thành niên” ra mắt tháng tư vừa rồi với cơ sở vật chất đặc thù gồm các phòng: phòng tư vấn - hòa giải; phòng trẻ em; phòng trợ giúp y tế và phòng xét xử thân thiện. Bên cạnh đó còn có chuyên gia tâm lý, giáo dục, bác sĩ... tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc.Tháo bỏ vành móng ngựa, phá bỏ những nguyên tắc của một tòa án, trẻ em đến phiên tòa được tư vấn tâm lý, khiến các em không sợ hãi khi đối diện với tòa được xem là một bước đột phá trong hệ thống cải cách tư pháp.
Sau khi thí điểm, Tòa án Nhân dân TPHCM sẽ nhân rộng mô hình này cho 24 tòa án quận, huyện tại thành phố.
Luật sư Thành tư vấn pháp lý hôn nhân gia đình - 0909.511.09910:23 AM 05/05/2016 #6
Em #lyh ôn từ tháng 8/2014, người trực tiếp nuôi con là chồng em. Giờ em muốn giành lại quyền trực tiếp nuôi con thì phải làm sao và sau khi ly hôn bao lâu thì mới có quyền làm đơn xin đổi quyền trực tiếp nuôi con?
#Ch ào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Điều 84, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rất rõ về vấn đề này
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Dựa vào quy định trên, bạn có thể viết đơn yêu cầu gửi đến tòa án để thay đổi người trực tiếp nuôi con. Pháp luật không quy định thời gian ly hôn bao lâu mới có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, khi yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bạn cần có được một trong những yêu cầu sau:
-Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trân trọng!
Chỉnh sửa lần cuối bởi Thanhkawa; 05/05/2016 vào lúc 10:30 AM.
Luật sư Thành tư vấn pháp lý hôn nhân gia đình - 0909.511.09903:27 PM 07/06/2016 #7Hãy luôn nhớ rằng ly hôn là luôn để lại những hậu quả nặng nề và bất lợi cho người phụ nữ và những đứa con còn nhỏ. Theo các bác sĩ tâm lý, khi cha mẹ ly hôn sẽ gây chấn thương về mặt tâm lý, ảnh hưởng đến kết quả học hành và trí tuệ của trẻ em.
Khi nào thì ly hôn ?
Tại Việt Nam, ly hôn được xem là một vụ án (hoặc “việc dân sự”) do Tòa án giải quyết.
Để tòa án chấp thuận cho ly hôn, bạn phải thực sự đã đăng ký và có Giấy chứng nhận kết hôn với vợ/chồng mình. Nếu bạn không có giấy này, hôn nhân của bạn bị xem là bất hợp pháp, bạn không được thừa nhận là đã có vợ hay chồng. Và tòa án sẽ không nhận đơn yêu cầu được ly hôn của bạn.
Ngoài ra, bạn phải nêu ra những lý do xác đáng ( đó cũng là điều bạn đã thực sự trải qua) để chứng minh việc ly hôn là cần thiết. Theo luật Việt Nam, mục đích của hôn nhân là hạnh phúc gia đình. Do vậy, bạn phải chứng minh minh không có hạnh phúc trong hôn nhân. Những lý do mà bạn có thể nêu ra và được tòa xem xét là:
- Người chồng/vợ của mình có hành vi ngoại tình, hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
- Bạn đã bị chồng/vợ có những hành vi bảo hành (chửi mắng, đánh đập, xúc phạm …) nhiều lần và trong thời gian dài. Và nay bạn không thể chấp nhận hay chịu đựng hơn được nữa.
- Giữa hai người có những mâu thuẫn về nhiều vấn đề, không tìm được tiếng nói chung và hướng giải quyết : từ việc nuôi dạy con cái và đến quan niệm sống, nghề nghiệp, niềm vui …
- Người chồng/vợ là một người thiếu trách nhiệm, thiếu tư cách: không đóng góp cho kinh tế gia đình, nhậu nhẹt trác táng, chửi đánh con cái …
- Người chồng/vợ đã tự ý bỏ rơi gia đình, bỏ đi (vì bất kỳ lý do gì) trong thời gian dài, thậm chí nhiều năm và có thể là không có tin tức gì từ lâu.
- Tình cảm giữa hai vợ chồng không còn, không có sự yêu thương, thiếu tôn trọng nhau, ly thân… ( Trong luật VN không có chế định ly thân, trong khi đối với pháp luật một số nước, nếu hai người sống cách xa nhau từ 3 năm trở lên thì chắc chắn được giải quyết ly hôn).
Nộp đơn ly hôn ở đâu, giải quyết trong bao lâu ?
Như đã nói, ly hôn phải do Tòa án giải quyết.
Nếu là việc ly hôn đơn phương, bạn sẽ là người nộp đơn ly hôn tới Tòa án với tư cách là nguyên đơn.
Nếu cả hai cùng đồng ý ly hôn - thuận tình ly hôn, cả hai sẽ cùng ký vào đơn ly hôn.
Đơn ly hôn cần phải nêu rõ lý do xin ly hôn, nêu yêu cầu Tòa án - hoặc nói rõ về việc vì sao không yêu cầu - giải quyết việc nuôi con chung, cấp dưỡng nuôi con và chia tài sản chung. Cùng đơn kiện, phải đính kèm bản chính Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của các con, giấy tờ về tài sản chung …
Đơn ly hôn được nộp tới Tòa án nhân dân cấp quận/huyện – nơi một bên hoặc cả hai cùng có hộ khẩu thường trú.
Nếu vụ việc ly hôn của bạn đơn giản, không phải tranh chấp về tài sản, quyền nuôi con, lý do xác đáng hoặc cả hai thuận tình - thì thời gian Tòa án giải quyết sẽ khá nhanh, có thể chỉ trong khoảng 1 tháng là xong. Nhưng trong thực tế có không ít vụ án ly hôn mà việc giải quyết phải kéo dài cả năm, thậm chí nhiều năm trời.
---------------------
Các vấn đề pháp lý phải giải quyết trong một vụ án ly hôn
Trong một vụ án ly hôn, có 3 vấn đề sau phải giải quyết:
1. Quan hệ vợ chồng: chấp nhận cho hay không cho ly hôn.
2. Quan hệ tài sản: xác định tài sản chung, riêng và giải quyết chia tài sản chung của hai vợ chồng.
3. Quan hệ con cái: phán quyết về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chưa thành niên.
Nếu như nội dung đầu (quan hệ vợ chồng) nhất thiết phải qua Tòa án giải quyết thì hai nội dung sau hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau mà không cần yêu cầu tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, phần lớn hai nội dung sau lại luôn có sự tranh chấp, nhiều khi rất gay go, phức tạp. Thường thì bên nào cũng muốn được chia phần tài sản nhiều nhất, hay người vợ thì thường muốn được quyền nuôi con.
Tòa án sẽ xem xét và phán quyết dựa trên cơ sở sự chứng minh của mỗi bên (qua lý lẽ và bằng chứng pháp lý).
--------------------
Nên nhờ luật sư khi ly hôn
Vì ly hôn là một vụ án, là việc chia tay dứt khoát giữa hai cá nhân – trong khi cả hai đều phải tiếp tục sống trong một hoàn cảnh mới, phải bắt đầu một cuộc sống mới từ sự cô đơn – với không ít khó khăn, nên không có lý do gì khiến bạn không nên đấu tranh và yêu cầu Tòa án giải quyết quyền lợi cho mình một cách tốt nhất. Sẽ thật khôi hài và đáng thương khi bạn tỏ ra hay chứng minh rằng mình là một người cao thượng – bằng cách không thèm tranh chấp hay yêu cầu tòa giải quyết các vấn đề về tài sản, vật chất một cách rõ ràng, chính xác. Vì chắc chắn bạn sã phải trả giá cho sự ngây thơ của mình ngay sau khi ly hôn.
Do vậy, dù trong bất kỳ một vụ án ly hôn nào, to hay nhỏ, phức tạp hay đơn giản, hãy tìm một luật sư để được tư vấn và hỗ trợ.
Các luật sư theo đó sẽ hỗ trợ giúp bạn các vấn đề liên quan như:
- Nêu và chứng minh giúp bạn lý do xin ly hôn.
- Đấu tranh giành quyền lợi về tài sản cho bạn ở mức cao nhất có thể.
- Tranh luận về quyền nuôi con và vấn đề cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên. Bao gồm các vấn đề về quyền chăm sóc, thăm nom, kiểm soát và nuôi dạy con, các tình huống thay đổi người nuôi con.
- Các vấn đề liên quan khác (ví dụ như việc phân chia tài sản trước ly hôn, vấn đề tài sản chung riêng, các khoản nợ, tài sản “chìm” của một bên, thuế …).
- Hồ sơ ly hôn, gồm từ đơn kiện cho đến việc truy tìm chứng cứ, chứng minh quyền sở hữu tài sản, hướng dẫn viết các bảnkhai, trình bày tại tòa …
- Luật sư cũng có thể hỗ trợ bạn thỏa thuận về việc chia tài sản trước khi ly hôn – thông qua Bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, hoặc Bản thỏa thuận về quyền nuôi con – để việc giải quyết vụ án đơn giản, nhanh chóng hơn.
Luật sư Thành tư vấn pháp lý hôn nhân gia đình - 0909.511.09909:28 AM 20/06/2016 #8
Thực tiễn giải quyết án hôn nhân và gia đình: Khó ly hôn vì chồng ở...lung tung
Sau khi cưới nhau, có hai con, vợ chồng chị T. thường xuyên lục đục. Anh chồng hay đi làm xa, mỗi lần về lại sinh sự đánh đập vợ con. Chịu không nổi cảnh này, năm 2005, chị T. đã gửi đơn ra TAND huyện Sông Hinh (Phú Yên) xin được ly hôn.
#T òa chuyển tới chuyển lui
Đi xác minh, tòa huyện này nhận thấy vợ chồng chị T. có hộ khẩu ở huyện (do anh chồng đứng tên) nhưng đã bán nhà đi khỏi địa phương. Do đó, tòa huyện trả lại đơn. Chị này vội vàng cung cấp địa chỉ tạm trú của vợ chồng tại TP Tuy Hòa (Phú Yên). Tuy nhiên, Tòa án huyện Sông Hinh vẫn không nhận thụ lý giải quyết vì cho rằng không thuộc thẩm quyền lãnh thổ.
Bẵng đi một thời gian, chị T. lại tiếp tục gửi đơn đến TAND huyện Sông Hinh đề nghị giải quyết ly hôn vì cho rằng hai vợ chồng vẫn đang đăng ký hộ khẩu tại huyện. Tòa án huyện lại tiếp tục xác minh và thấy đúng là vợ chồng chị T. có hộ khẩu ở đây thật nên thụ lý giải quyết.
Sau đó, biết tin anh chồng đang sống với người khác ở huyện Tây Hòa, Tòa án huyện Sông Hinh đã chuyển đơn của chị T. đến tòa huyện này. Thế nhưng, Tòa án huyện Tây Hòa đã trả lại đơn khởi kiện cho Tòa án huyện Sông Hinh vì cho rằng anh T. không có hộ khẩu ở huyện.
Mới đây, chị T. lại báo cho Tòa án Sông Hinh biết anh chồng đã dạt qua huyện Đông Hòa sinh sống. Xác minh đúng như vậy, tòa này lại vội chuyển hồ sơ của chị T. đến Tòa án huyện Đông Hòa để giải quyết theo thẩm quyền. Hiện nay, Tòa án huyện Đông Hòa đang xem xét việc tiếp nhận hồ sơ.
#L ẩn tránh, khó giải quyết
“Nhiều năm nay anh chồng luôn cố tình lẩn tránh làm việc với tòa án. Mỗi khi tòa án tìm đến nơi người chồng đang cư trú để giải quyết, anh này thường bất hợp tác” – bà Lương Thị Đông, thẩm phán TAND huyện Sông Hinh, người trực tiếp thụ lý vụ án trên, cho biết.
Còn phía chị T. thì lại nhiều lần mong tòa nhanh nhanh giải quyết vì vụ việc đã kéo dài năm năm qua mà chưa có kết quả, chị không thể cứ chờ mãi.
Trước vấn đề này, ông Lê Ngọc Minh, Phó Chánh án TAND huyện Sông Hinh, nhìn nhận: “Chúng tôi rất cảm thông với hoàn cảnh của chị T. và muốn giải quyết dứt điểm để chị không phải đi lại xa xôi, vất vả. Thế nhưng lâu nay người chồng cư trú nhiều nơi, không xác định được nên tòa vẫn chưa thể giải quyết rốt ráo”.
Theo các chuyên gia, vụ việc rất khó giải quyết nếu người chồng cố tình lẩn trốn. Bởi theo quy định, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trên là tòa án nơi người chồng cư trú, làm việc (trừ khi hai bên có thỏa thuận chọn tòa án nơi cư trú, làm việc của người vợ để giải quyết). Mặt khác, cũng theo quy định, nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống. Người chồng cư trú không cố định, các tòa cũng không biết sao mà lần…
#Ch ưa ly hôn lại tiếp tục kết hôn
Trong khi chị T. đang xin ly hôn, năm 2007, anh chồng lại được cấp một giấy chứng nhận kết hôn khác. Sơ suất này đầu tiên là do anh chồng khai báo gian, rồi do anh này thay đổi liên tục chỗ ở nên nơi cấp mới không nắm rõ nhân thân.
Về chuyện này, ông Lê Ngọc Minh, Phó Chánh án TAND huyện Sông Hinh, cho biết chị T. có thể kiến nghị xử lý hành chính hoặc hình sự người chồng về hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình. Việc xem xét, xử lý hành vi kết hôn trái pháp luật do cơ quan điều tra công an giải quyết. Đồng thời, chị T. có quyền yêu cầu tòa án hủy kết hôn trái pháp luật của anh chồng với người vợ sau, hoặc chỉ yêu cầu giải quyết ly hôn với mình.
Luật sư Thành tư vấn pháp lý hôn nhân gia đình - 0909.511.09901:43 PM 22/06/2016 #9
Muốn biết một người có vận mệnh tốt ? Chỉ cần nhìn vào cách họ nói chuyện có chừng mực hay không là đủ.
Cái miệng cần giữ đức, không nói những lời nghiệt ngã chua ngoa, có như thế mới giữ được phúc báo. Tại sao cái miệng lại có thể làm tổn hại phúc báo? Bởi vì phúc báo phải là do nhân duyên hòa hợp, cũng là một loại thể hiện của trường năng lượng. Ví như nói, bạn lên chùa làm nghĩa công, đóng góp những công việc có ý nghĩa cho chùa, vậy phải chăng từ động tác quét sân của bạn mang đến phúc báo cho bạn, hay động tác lau bàn mang cho bạn phúc báo? Đều không phải vậy. Là tâm niệm mang đến phúc báo cho bạn.
Tâm của chúng ta phát ra lợi ích cho chúng sinh, đi quét sân, đi sắp xếp dọn dẹp vệ sinh, là kết duyên hoan hỷ với chúng sinh. Cái tâm niệm này xuất ra, đã cảm ứng năng lượng từ bi chân chính của vũ trụ, khi đó sẽ đạt được sự gia trì của năng lượng chân chính, liền sáng tạo duyên khởi của phúc báo. Phúc báo là đã sản sinh như thế đấy.
Vậy còn tổn mất phúc báo cũng là do dùng tâm mà tổn mất đi. Xu hướng trong tâm hướng về phía tự tư, hướng về phía trách cứ, hướng về phía đố kỵ, tham lam, lãng phí. Khi đó chính là tổn mất phúc báo. Phúc báo cũng là dùng tâm, sau đó phối hợp với hành động mà tổn thất đi. Người mà oán người trách trời, không trân quý những gì đang nắm giữ, cứ mãi oán trách, lại thông qua cái miệng rồi cứ lem lẻm nói mãi không thôi. Thế thì chính là tổn phúc báo càng nhanh nữa, cái đó ắt gọi là bạc mệnh, giống như nhân vật Lâm Đại Ngọc trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng mau mồm mau miệng thường xuyên tạo khẩu nghiệp, phúc báo là rất nhỏ.
Khéo tu khẩu đức, vận mệnh về sau sẽ tốt đẹp hơn Trong kinh nhà Phật, lời mà Phật nói, ngôn từ nhu mềm, thuyết phục lòng chúng sinh. Chúng sinh mười Pháp giới đều rất thích được nghe Phật thuyết giảng, đều được tất cả ngữ âm của Phật thuyết phục, chấn nhiếp. Đấy là vì Phật đã tu hành qua nhiều đời nên lời nói hiền từ là có nguyên do.
Những điều tạo nên khẩu nghiệp nặng nhất
1. Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2. Nói lời hung ác
3. Nói lưởi đôi chiều
4. Nói lời thêu dệt.
Trong cuộc sống hằng ngày ngoài bốn điều trên, cái miệng còn tạo thêm nhiều nghiệp nữa như:
5. Ăn uống cầu kỳ,
6. Phê bình, khen chê,
7. Rêu rao lỗi của mọi người, (tứ chúng) toàn là những điều tổn phước và theo luật nhân quả tội phải đoạ vào địa ngục, cũng như làm mích lòng, gây mâu thuẩn, hận thù giết hại lẫn nhau mà thôi.
Do vậy kinh cũng dạy, trong sinh hoạt hằng ngày có bốn hạng người chúng ta nên tránh:
1. Hay nói lỗi kẻ khác
2. Hay nói chuyện mê tín, tà kiến
3. Miệng tốt, bụng xấu (khẩu Phật, tâm xà)
4. Làm ít kể nhiều.
Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác, để có cách ứng xữ thích nghi.
Người trí không cần nói hết lời hết lẽ, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút khẩu đức cho mình.
Trách người không thể trách đến cùng tận, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút độ lượng cho mình.
Nói lời làm tổn thương người khác cũng chính là giết chết phúc đức của chính mình Tài năng không thể đem ra khoe hết, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút nội hàm cho mình.
Sự sắc sảo, điểm mạnh không thể lộ hết, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút tự kiệm cho mình.
Có công ắt không thể đòi hết, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút khiêm tốn, khiêm nhường cho mình.
Được lý ắt không thể đoạt tận, chừa lại 3 phần dành cho người, giữ lại một chút tâm khoan hòa cho mình.
Phúc họa tại miệng, khẩu nghiệp gánh cả đời không hết.
Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt.
Luật sư Thành tư vấn pháp lý hôn nhân gia đình - 0909.511.09912:08 PM 23/06/2016 #10Mấy chục năm, tờ đơn #lyh ôn vẫn chờ kí
Chẳng biết tự bao giờ, mỗi lần cãi nhau là chị lại làm toáng lên, rồi dọa ly hôn, bỏ về nhà mẹ đẻ.
Anh và chị #y êu nhau lâu như thế nhưng dường như khi về sống với nhau, cuộc sống mới có nhiều khó khăn và mâu thuẫn. Chính chị là người luôn làm cho mọi chuyện phức tạp. Dù vậy, anh vẫn luôn ân cần, nhẹ nhàng và tình cảm với vợ. Mặc dù có lúc anh rất tức, nhưng không muốn mọi chuyện trở nên nghiêm trọng, anh lại dịu giọng, nói với chị bằng những lời ngọt ngào, để mong chị nguôi giận.
Suốt thời gian làm vợ chồng, mỗi lần anh đi chơi với bạn quá giờ quy định (chị luôn bắt anh về nhà trước 10h tối) là chị lại làm toáng lên. Chị gọi cho anh liên tục, anh đã nói về muộn nhưng chị không chấp nhận. Khi anh không nghe máy vì bực thì chị lại gọi hết người này, người kia, bạn bè của anh để khiến anh phải về nhà sớm. Và mỗi lần như vậy, anh và chị lại to tiếng với nhau.
Chị khóc lóc, bực tức, anh mặc kệ chị. Chị nói anh không nghe, chị bắt đầu ăn vạ suốt ngày kêu ca. Nói nhiều, bực mình, anh quát tháo thì chị lại ỉ ôi. Chị dọa là, nếu không sống được với nhau thì ly hôn. Điều đó làm anh bực tức vô cùng. Anh luôn coi chị là trẻ con và không chấp chị. Nhưng động tí là chị nói chuyện ly hôn khiến anh cảm thấy, cuộc hôn nhân này không được tôn trọng. Và chị không coi trọng anh, chị có thể bỏ anh lúc nào cũng được nên mới liên tục dọa như vậy.
Có lần, anh chị cãi nhau vì chuyện chị muốn về quê ngoại nhưng anh bận. Anh có việc đột xuất không về được nhưng chị nhất định không thông cảm. Chị nói là anh trốn tránh trách nhiệm, khiến vợ chồng rạn nứt tình cảm. Và cứ động đến gia đình chị là chị nổi khùng lên. Chị nói anh là ‘loại con rể không biết điều này kia’. Anh hắng giọng ‘chính cô mới là người không biết điều. Từ ngày cưới nhau, cô thấy đã bao giờ tôi chưa làm tròn trách nhiệm với gia đình, gia đình vợ, làm người chồng luôn lo lắng cho vợ con. Cô đòi hỏi vừa phải tôi, tôi quá mệt mỏi rồi’.
Chị nghĩ đơn giản, chị nghĩ kiểm soát chồng là tốt và chị cũng không hiểu cảm giác của anh. Chị muốn anh về sớm cũng chỉ vì lo cho anh, lo lắng anh rượu chè say sưa rồi này nọ, sinh chuyện, đêm hôm không được yên tâm. Anh thì lại nghĩ, anh cần có tự do nên không muốn bị vợ kiểm soát liên tục như vậy. Thật ra, cũng chỉ vì yêu nhau và mỗi người có một lý lẽ riêng để bảo vệ mình. Chị hơi quá, vì chị kiểm soát anh mọi lúc mọi nơi khiến người đàn ông cảm thấy cuộc sống của mình không tự do.
Thế đấy, chính anh khiến chị cảm thấy lo lắng nhưng chính chị lại là người khiến anh mệt mỏi. Chị khóc, chị nói trong nước mắt rằng ‘trước giờ anh chưa từng xưng tôi-cô với em. Vậy mà lần này anh làm thế, chứng tỏ anh không còn yêu em nữa. Anh đã khác xưa, anh không còn mặn nồng như ngày nào’. Anh bực mình ‘ừ, thì làm sao mà mặn nồng được, làm sao mà như ngày xưa được’.
Câu nói của anh lại càng làm chị hết hi vọng. Hôm đó, chị lẳng lặng viết đơn ly hôn, đặt lên bàn. Chị khóc lóc nói rằng, ‘chúng ta không hiểu nhau, không thể nào sống cùng nhau được nữa. Nếu anh đã thay đổi, không còn yêu em như trước thì chúng mình chia tay’.
Thế đó. Anh không hiểu chuyện gì xảy ra, thật ra không nghiêm trọng đến mức độ như vậy. Vợ chồng cãi nhau là chuyện thường nhưng có thể, chị vì được anh yêu chiều quá, ngọt ngào quá nên không chấp nhận chuyện anh gắt gỏng khó chịu với chị. Và chị đã làm chuyện mà chẳng có cặp vợ chồng nào muốn làm là viết đơn ly hôn.
Anh giật mình khi nhìn thấy tờ đơn ly hôn để trên bàn. Anh tức lắm. Vì chuyện có gì đâu mà phải đến mức thế. Cũng nhiều lần lắm rồi chị dọa ly hôn nhưng đây là lần đầu tiên chị viết đơn như thế. Anh nghĩ, chắc là mọi chuyện nghiêm trọng rồi.
Anh bỏ tờ đơn ly hôn vào ngăn bàn, đã kí sẵn. Đêm ấy, khi hai người nằm cạnh nhau, anh nói với chị rằng ‘anh đã ký đơn ly hôn’.
Chị khóc nức nở, chị khóc như chưa bao giờ được khóc. Cả tối ấy, chị không ngủ. Chị cứ nằm úp mặt vào tường, anh cũng biết. Anh cảm thấy cơn đau quặn thắt trong lòng vợ. Anh quay sang hỏi vợ nhẹ nhàng: “Sao em lại khóc?”.
Chị quay lại, quát vào mặt anh :
- Không khóc làm sao được, anh không còn yêu tôi nữa, anh đã ký vào đơn ly hôn mà không một chút do dự. Vậy thì tôi không khóc được sao?.
Anh lại đáp:
- Vậy em còn yêu anh?
Chị giận tím mặt:
- Không còn yêu thì sao, sao lại không còn yêu?
Anh hơi buồn cười khi lúc nóng giận chị lại nói còn yêu anh nhưng cố nín và tiếp tục cuộc tranh luận:
- Vậy tại sao em lại viết đơn ly hôn, nếu như còn yêu anh nhiều thế?
Chị nhìn anh ,không trả lời được và òa lên khóc như một đứa trẻ. Anh biết, lúc này chị cần cái ôm của anh biết bao nhiêu.
Anh nhẹ nhàng đến bên chị, ôm chị và nói:
- Em à, vợ chồng không thể tránh khỏi những lúc bất đồng. Anh yêu em nhưng không có nghĩa là phải y như ngày còn yêu nhau. Bây giờ chúng ta đã là một gia đình, anh còn nhiều việc phải lo toan. Anh có gánh nặng gia đình, có gánh nặng của trách nhiệm làm chồng và làm cha. Anh cũng có công việc và các mối quan hệ của anh. Nếu em yêu anh, em phải hiểu anh, tin anh và phải để cho anh có khoảng trời riêng. Anh có bao giờ kiểm soát em đâu mà em lại làm vậy? Tình yêu ấy, nó không giống như em nghĩ, không phải là sự kiểm soát nhau mà quan trọng là hiểu nhau, tin tưởng nhau.
Chị lại khóc, chị quay sang quát anh:
- Yêu mà lại kí vào đơn ly hôn à?
Anh cười:
- Vậy em cũng đã kí rồi đó thôi. Em dọa anh à?
Chị không nói gì.
may chuc nam, to don ly hon van cho ki - 3
Nghe anh nói vậy, nước mắt chị lăn dài. Chị thật là quá trẻ con. Những câu nói của anh thật khiến chị cảm động. (ảnh minh họa)
Từ nay về sau, đừng bao giờ mang chuyện ly hôn ra để dọa nhau em nhé, đó là điều không nên, là sự không tôn trọng hôn nhân. Chồng vợ đâu thể nói bỏ là bỏ nhau được em? Tờ đơn ly hôn đó, cứ để trong ngăn bàn. Bất cứ khi nào em cảm thấy muốn bỏ anh, em có thể mang nó ra. Còn anh, anh không bao giờ muốn bỏ em cả. Anh yêu vợ anh hơn tất cả, anh lúc nào cũng tôn trọng vợ và hết lòng vì vợ con. Em còn phải sinh cho anh vài đứa con nữa chứ?
Nghe anh nói vậy, nước mắt chị lăn dài. Chị thật là quá trẻ con. Những câu nói của anh thật khiến chị cảm động. Anh đúng là người đàn ông chu đáo, nhẹ nhàng và ân cần. Vậy mà bấy lâu nay, chị lúc nào cũng làm toáng lên như một đứa trẻ.
Chị và anh bây giờ đã có với nhau 3 người con. Con cái giờ đã lớn cả. Đó là câu chuyện chị nhớ về mấy chục năm trước và cho tới tận bây giờ, con chị đã vào đại học, ra trường và có công việc ổn định, tờ đơn ly hôn vẫn chưa bỏ ra khỏi ngăn bàn. Vẫn được cất kĩ.
Có lúc chị cười với anh mà rằng ‘thôi thì, để 80 tuổi, bỏ đơn ly hôn ra rồi lên tòa cùng nhau nhé chồng’.
Luật sư Thành tư vấn pháp lý hôn nhân gia đình - 0909.511.099LinkBacks Enabled by vBSEO