- 04:24 PM 16/11/2017 #61
Gù Lưng là một thuật ngữ dùng để mô tả cột sống khi bị cong ở vùng lưng trên. Cột sống bình thường có độ cong nhẹ. Ở những người bị gù lưng, sống lưng cong hơn bình thường, làm lưng có hình cung hay thậm chí là gập xuống.Nguyên nhân gây ra tật gù là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây làm lưng của bạn bị gù đi. Ở người trưởng thành, tật gù chủ yếu là do bất thường cột sống gây ra. Những bất thường này có thể xảy ra ở các phần cấu trúc khác nhau của sống lưng bao gồm:Xương đốt sống: là các xương này nằm chồng lên nhau tạo thành cột sống.Đĩa đệm: Đây là những tấm đệm cao su giữa các đốt sống.Cơ, gân và dây chằng: chúng được coi như phần mềm của lưng, nâng đỡ và giữ các đốt sống gắn lại với nhau.Những vấn đề gây ra gù lưng gồm có:
Loãng xương: bệnh này làm xương yếu và dễ gẫy, những vết nứt hay gãy rất nhỏ trên đốt sống làm cho đốt sống bị xẹp và co ngắn lại.Bệnh thoái hóa đĩa đêm: là khi đĩa đệm bị xẹp và vỡ ra.Yếu cơ ở phần lưng dưới: cơ lưng dưới yếu sẽ khó giữ thẳng được cột sống, làm lưng thõng xuống.Dấu hiệu của tật gù là gì?
Triệu chứng chính là cột sống vì gập hay cong lại, có thể gây đau hoặc cứng lưng. Người bị gù lưng cũng phản ánh rằng họ thấy bụng mình to ra mặc dù không hề tăng cân. Những triệu chứng có thể xảy ra khác: Đau cổ hoặc đau lưng, khó thở, khó nuốt, ợ chua (a- xít trong dịch dạ dày đi lên cổ họng), khó hoạt động: như đi lại, đứng dậy khỏi ghế, mặc quần áo, tắm rửa.Bạn cần làm những kiểm tra nào?
Bác sĩ hoặc điều dưỡng viên sẽ tiến hành thăm khám. Tuy nhiên bạn cũng cần chụp X-quang và làm các kiểm tra khác để xác định độ cong của cột sống.Điều trị tật gù như thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức động nghiêm trọng của bệnh. Những phương pháp điều trị có thể là:+ Sử dụng thuốc điều trị loãng xương+ Thực hiện tập luyện để làm thẳng và chắc sống lưng+ Sử dụng thuốc giảm đau+ Phẫu thuật: biện pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân thấy khó thở hoặc đau nặng trong khi những loại thuốc khác không phát huy tác dụng.
09:10 PM 22/11/2017 #62Số liệu thống kê cho thấy hiện có hơn 50% người trưởng thành gặp các chứng đau liên quan đến thần kinh cột sống, đặc biệt thường xảy ra ở những đối tượng có lối sống làm việc và sinh hoạt không khoa học.Đau lưng và đau cổ là hai biểu hiện nổi bật khi cột sống bị thoái hóa, trong đó có 44% người bị đau lưng và 30% người bị đau cổ. Thoái hóa cột sống mặc dù là bệnh lý khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách phòng ngừa ngay từ sớm. Đến khi bệnh xuất hiện và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm thì quá trình điều trị càng trở nên phức tạp hơn.Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sốngThoái hóa là quá trình tự nhiên làm suy giảm chức năng của các bộ phận trên cơ thể, kể cả cột sống. Theo thời gian, xương và sụn khớp bị tổn thương, khả năng chịu lực yếu dần. Thoái hóa cột sống sẽ tiến triển nặng dần theo tuổi tác và khi có sự tác động của một số yếu tố nguy cơ như:-Lao động nặng, mang vác quá sức hoặc lao động ngay từ nhỏ, quá sớm.-Tập luyện quá độ, không đúng phương pháp.-Ngồi quá nhiều hoặc làm việc luôn trong một tư thế, ít thay đổi.-Tăng cân mất kiểm soát.-Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đủ chất.
Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống hiệu quảXây dựng chế độ dinh dưỡng khoa họcMột chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật và hỗ trợ hệ xương khớp khỏe mạnh.Bổ sung đầy đủ Canxi và vitamin D (giúp hấp thụ canxi ở ruột): thiếu canxi là nguyên nhân thường gặp gây loãng xương, khiến cột sống nhanh bị thoái hóa. Để tránh tình trạng này, bữa ăn hàng ngày nên đầy đủ canxi từ các thực phẩm sữa, phomat, cá hồi, súp lơ, cam…và vitamin D từ gan, thịt, cá, ngũ cốc, trứng, nấm.Chọn các thực phẩm bổ sung axit béoo omega, vitamin E và các chất chống oxy hóa như cá, các loại hạt hay các loại rau xanh. Những dưỡng chất này rất tốt cho đĩa đệm, ngăn ngừa thoái hóa cột sống và gai cột sống.Ngoài ra, kiểm soát cân nặng cũng là cách phòng ngừa hiệu quả các bệnh về cột sống nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng. Bởi trọng lượng cơ thể tăng lên, cột sống sẽ chịu nhiều áp lực, gây tổn thương. Do đó, khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu béo phì cần tiến hành chế độ ăn kiêng hợp lý. Hãy tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất xơ, hạn chế chất béo, không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt.Uống nhiều nước lọc (tối thiểu 1.5 – 2 lít) để duy trì sự sống cơ thể, bao gồm cả đĩa đệm. Hạn chế dùng các loại đồ uống có chất kích thích (cà phê, rượu, bia) vì chúng là “kẻ thù” của khớp.Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tậpVới những người lao động chân tay, không nên cúi lưng nhấc vật nặng hoặc mang vác quá sức trên vai, điều chỉnh tư thế đúng khi sinh hoạt, tránh các tổn thương cột sống.
Với những người làm việc văn phòng đòi hỏi phải ngồi nhiều, cứ 30 – 60 phút nên đứng dậy đi lại một lần, thay đổi tư thế, khởi động cơ thể bằng vài động tác vươn vai, tuyệt đối không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian dài. Khoảng cách ngồi cách màn hình máy tính 50 – 66 cm, đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ.Tập thể dục thường xuyên cũng là cách làm tăng lưu lượng máu và oxy đến các vùng trên xương sống, hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp duy trì tính linh hoạt của cột sống. Hơn nữa khi tập luyện, cơ thể sản sinh endorphins có thể làm giảm căng thẳng và cơn đau. Hãy bắt đầu với những bài tập: đi bộ, bơi lội, tập gym, aerobic và yoga nhẹ nhàng để kích thích cột sống và ngăn ngừa sự thoái hóa.Khi ngủ, tránh nằm ở 1 tư thế quá lâu, không nằm sấp khiến cổ bị gập xuống, dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Gối đầu có độ dày phù hợp, không nên nằm gối đầu quá cao.Trong cuộc sống hiện đại, những người trẻ nên biết cách cân bằng cuộc sống, hạn chế stress, căng thẳng và tăng cân quá mức. Đối với nam giới không hút thuốc lá, vì chất nicotine khiến cho đĩa đệm bị ngăn chặn không thể hấp thu được các vitamin và dưỡng chất cần thiết.Nếu không xây dựng một lối sống sinh hoạt và làm việc khoa học, chính chúng ta đang góp phần cho quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn. Sự thoái hóa nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh
09:11 PM 22/11/2017 #63Ít người biết rằng, những hoạt động bình thường trong cuộc sống cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau thắt lưng của bạn.Đau thắt lưng là một bệnh rất phổ biến, hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Thắt lưng bị đau thường ở vị trí thấp phía sau lưng, cơn đau có thể đến dồn dập, đau có cảm giác như bị dao đâm nhưng cũng có khi âm ỉ trong một thời gian dài. Cơn đau thường gây ra những hậu quả nặng nề, làm người bệnh không thể đứng thẳng, thậm chí di chuyển cũng rất khó khăn.Đau lưng cấp tính thường xảy ra đột ngột, có thể sau một chấn thương do hoạt động thể thao hoặc sau khi nâng vật nặng. Nếu cơn đau kéo dài hơn 3 tháng gọi là đau mạn tính. Khi tình trạng của bạn không được cải thiện trong vòng 3 ngày bạn cần đến gặp chuyên gia về xương khớp để được khám và điều trị kịp thời.Những loại đau lưng do nâng vật nặng hoặc tập thể dục quá sức thường do sự căng cơ gây ra. Tuy nhiên có nguyên nhân đau lưng do liên quan đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau lan từ lưng xuống tới chân, thường gọi là đau thần kinh tọa.
Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo về một cơn đau lưng sắp xảy ra như tiểu tiện không kiểm soát, chân bỗng nhiên yếu đi, sốt, đau khi ho hoặc đi tiểu.... Nguyên nhân gây đau lưng có rất nhiều, dưới đây là một trong những lý do dẫn đến đau thắt lưng:Do tính chất công việcNếu công việc của bạn phải vận động nhiều, đặc biệt phải làm những việc như nâng, kéo hoặc có những động tác khiến cột sống của bạn bị xoắn, điều này làm tăng nguy cơ bạn sẽ bị đau lưng. Nhiều người cho rằng nếu ít vận động nhiều, sẽ không bị đau lưng, điều này hoàn toàn sai lầm.Những người làm công việc bàn giấy cũng có nguy cơ bị đau lưng. Nếu bạn ngồi không thoải mái, không đúng tư thế hoặc có xu hướng ngồi làm cột sống bị cong, đau lưng rất dễ “hỏi thăm”.Túi xách là nguyên nhân gây đau lưngViệc đeo cặp, túi xách hay balô rất phổ biến và bình thường đối với mọi người. Tuy nhiên nếu những chiếc cặp, túi xách đó quá nặng và thường xuyên phải mang vác theo người sẽ ảnh hưởng tới hệ xương của bạn. Nó sẽ gây áp lực lên cột sống, gây đau lưng, đau cổ, vai, gáy, nặng sẽ làm lệch cột sống.Một trong những tư thế mà các chuyên gia xương khớp, chấn thương chỉnh hình thường khuyên các bệnh nhân của mình rằng nên giữ thẳng cột sống, san đều vật nặng vào 2 bên vai. Trong trường hợp phải mang vác, nên đeo cân bằng hoặc sử dụng những loại túi kéo như vali có bánh xe.Thừa cân, béo phìBéo phì là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá khả năng chịu đựng của hệ xương khớp, sẽ làm xương khớp phải chịu áp lực lớn, ảnh hưởng đến khung xương của cơ thể, thậm chí trở nên lệch lạc.Những thực phẩm gây tích mỡ còn làm giảm khả năng hấp thu canxi và phospho của cơ thể, làm xương yếu đi. Béo phì còn làm con người trở nên lười biếng, ít vận động, hệ xương khớp không được củng cố, ngày càng suy giảm chất lượng.Tập thể dục quá sứcĐây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau lưng. Khi tập các môn thể thao, kể cả môn đánh golf, tưởng như chỉ cần sự tập trung và ít sử dụng cơ bắp, sự căng cơ vẫn có thể xảy ra. Đó là do cơ bắp bị căng quá mức dẫn tới chứng đau lưng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng do tập thể thao hoặc lao động là do phân bố thời gian không hợp lý.Do quá bận rộn với công việc, nhiều người thường chỉ dành cuối tuần tập thể dục với cường độ cao, thời gian dài tới 3-4 tiếng. Cách tập này rất phản khoa học và không hiệu quả. Nó làm cơ thể dễ bị tổn thương đặc biệt là hệ xương khớp, dễ gây đau lưng. Tốt nhất nên tập thể dục đều đặn, hàng ngày, tránh tập quá sức, dồn vào một thời điểm, trước khi tập thể thao nên tập những động tác khởi động phù hợp để tránh chấn thương.Sai tư thếCác chuyên gia xương khớp cho biết, một tư thế đúng làm giảm nguy cơ bị đau xương khớp. Đó là đứng thẳng, khi nâng vật nặng cần dùng lực của cánh tay, không cúi nâng vật nặng, san đều trọng lượng sang 2 bên vai hoặc tay, không tập trung nâng vật nặng bằng 1 tay. Khi đứng không chỉ cần giữ lưng thẳng mà cần giữ trọng lượng cân bằng trên cả hai chân. Ngồi cần thẳng lưng, tốt nhất nên dựa nhẹ vào ghế.Đau lưng do thoát vị đĩa đệmGiữa các khoang đốt sống là đĩa đệm, có tác dụng làm cột sống của cơ thể chuyển động nhịp nhàng. Khi đĩa đẹm này bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống gọi là bị thoát vị đĩa đệm. Thoát bị đĩa đệm có thể xảy ra do đĩa đệm bị thoái hóa ( tuổi cao), do chấn thương....Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của cột sống, nhưng thường gặp nhất là thoát vị ở phần lưng và gây ra các cơn đau lưng hay đau thắt lưng.Đau lưng do mắc bệnh kinh niênMột số bệnh mạn tính có thể dẫn đến đau lưng như hẹp ống sống, viêm đốt sống, đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia) gây đau trong cơ, dây chằng gây cả đau lưng.Hầu hết mọi người đều có nguy cơ bị đau lưng khi bắt đầu bước vào tuổi 30. Tỷ lệ đau lưng càng tăng theo tuổi tác. Để loại bỏ tận gốc đau lưng, người bệnh cần đi khám bác sĩ để tìm căn nguyên gây bệnh mới điều trị khỏi bệnh được.Đai lưng cao cấp PresiTom hỗ trợ điều trị đau thắt lưng
Đai lưng cao cấp PresiTom có công dụng hỗ trợ điều trị đau thắt lưng cấp và mãn tính. Thiết kế vừa vặn ôm sát người nên phù hợp cả với nhân viên văn phòng, tài xế,... là những người thường xuyên ngồi nhiều.
09:13 PM 22/11/2017 #64Đau ngang thắt lưng là triệu chứng phổ biến có thể gặp trong mọi độ tuổi, do nhiều nguyên nhân bao gồm các bệnh lý về xương khớp, bệnh về tiết niệu và do chính thói quen sinh hoạt, tư thế sai trong lao động cũng như nghỉ ngơi. Bệnh nếu để kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng, do đó chúng ta cùng tìm hiểu đau vùng ngang thắt lưng là triệu chứng của bệnh gì qua bài viết dưới đây để có cách chữa trị kịp thời.Đau ngang thắt lưng là triệu chứng của bệnh thậnĐau vùng thắt lưng là một trong nhiều triệu chứng của bệnh sỏi thận, bởi bệnh thận sẽ khiến đường nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc gây ra các cơn đau lưng, đau cơ, đau nhức xương sống… Người bệnh có thể đến bệnh viện để xét nghiệm nước tiểu hay chụp Xquang để xác định tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh.Đau ngang thắt lưng do bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra.Dây thần kinh chạy dọc từ tủy sống tới các ngón chân. Biểu hiện đầu tiên khi bị đau dây thần kinh tọa là các cơn đau vùng ngang thắt lưng, sau đó bệnh nặng hơn có thể lan xuống mông, bắp chân, đùi, mu bàn chân…Trong trường hợp người bệnh bị nhẹ vẫn có thể vận động đi lại được tuy nhiên cần được chữa trị dứt điểm phòng trường hợp xấu xảy ra.Với những người chủ quan bệnh, không đi khám, bệnh đau dây thần kinh tọa có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, khó đi lại vận động, nặng hơn có thể gây bại liệt vĩnh viễn.Thiếu canxi gây loãng xương dẫn tới tình trạng đau thắt lưngĐau vùng thắt lưng khiến người bệnh luôn mệt mỏi, phải chịu đựng các cơn đau nhức, khó chịu. Một điều chắc chắn rằng khi bạn già đi thì tuổi thọ của các cơ xương cũng không còn chắc chắn và co giãn tốt như trước nữa, do lúc này cơ thể bắt đầu lão hóa, xương không được chắc khỏe, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể gây ra các bệnh về cột sống, xương khớp. Do đó, bạn cũng sẽ gặp phải những cơn đau sau thắt lưng.Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thiếu canxi, thường xuyên làm việc trong nhà, ngồi nhiều không vận động, không hấp thụ ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân gây bệnh.Đau thắt lưng triệu chứng của các bệnh về cột sốngCột sống, đĩa đệm… bị tổn thương có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh vùng thắt lưng mà bạn không biết. Các bệnh như: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, lao cột sống thắt lưng, chấn thương cột sống thắt lưng…là một trong những nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để xác định bệnh và có hướng điều trị kịp thời.Biện pháp giúp ngăn ngừa, khắc phục tình trạng đau ngang thắt lưngNgày nay, tỷ lệ người mắc chứng đau vùng thắt lưng là rất lớn, có tới hơn 70% dân số trên thế giới có ít nhất một lần bị đau vùng thắt lưng trong đời, mặc dù trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như khả năng làm việc, vận động nhưng phần lớn người bệnh thường tự điều trị và chỉ đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi bệnh đã có diễn biến phức tạp hơn. Mặc dù là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm, nhưng những hiểu biết về đau vùng thắt lưng còn rất hạn hẹp, nên việc phòng ngừa chưa được quan tâm đúng mức và kém hiệu quả.-Thay đổi tư thế sinh hoạt ngay và luôn. Việc cúi gằm mặt vào máy tính, lưng cong, vẹo là tư thế sai lầm dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống lưng, đau ngang thắt lưng.-Yoga: đối với những bệnh nhân bị đau thắt lưng, yoga là một giải pháp tuyệt vời. Yoga giúp giảm sự căng thẳng, đồng thời tăng dẻo dai cho xương khớp rất tốt.-Có chế độ ăn uống hợp lí, không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.Đai lưng cao cấp PresiTom hỗ trợ điều trị đau thắt lưng
Đai lưng cao cấp PresiTom có công dụng hỗ trợ điều trị đau thắt lưng cấp và mãn tính. Thiết kế vừa vặn ôm sát người nên phù hợp cả với nhân viên văn phòng, tài xế,... là những người thường xuyên ngồi nhiều.
09:14 PM 22/11/2017 #65Đau vùng thắt lưng là triệu chứng phổ biến có thể gặp trong mọi độ tuổi, do nhiều nguyên nhân bao gồm các bệnh lý về xương khớp, bệnh về tiết niệu và do chính thói quen sinh hoạt, tư thế sai trong lao động cũng như nghỉ ngơi.Ngày nay, tỷ lệ người mắc chứng đau vùng thắt lưng là rất lớn, có tới hơn 70% dân số trên thế giới có ít nhất một lần bị đau vùng thắt lưng trong đời, mặc dù trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như khả năng làm việc, vận động nhưng phần lớn người bệnh thường tự điều trị và chỉ đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi bệnh đã có diễn biến phức tạp hơn. Mặc dù là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm, nhưng những hiểu biết về đau vùng thắt lưng còn rất hạn hẹp, nên việc phòng ngừa chưa được quan tâm đúng mức và kém hiệu quả.Đau thắt lưng do đâu?Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân bệnh lý và thói quen sinh hoạt.Đau thắt lưng do bệnh lý như người mắc hội chứng đau cơ mạc với triệu chứng đau nhiều lên vai cổ; đau thắt lưng do căng giãn xương cùng chậu gây tǎng nhạy cảm tại chỗ ở vùng lõm của lưng; đau cạnh cột sống do gồm chấn thương của phần diện khớp, cǎng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm; thoát vị đĩa đệm,…Anh Trịnh Tuấn Linh (25 tuổi, nhân viên truyền hình cáp) chia sẻ: “Tôi bị đau cứng vùng thắt lưng, cảm giác đau nhức rất khó chịu, tôi không thể cúi người, không thể xoay người khi nằm, lúc đầu tôi chỉ nghĩ đau thông thường và dán cao hy vọng giảm đau và khỏi bệnh, tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả.Tôi đã đi khám và được các bác sĩ chỉ định chụp X quang 2 tư thế thẳng và nghiêng, kết quả là tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cần theo dõi điều trị.”Ngoài ra, đau thắt lưng do thói quen sinh hoạt không đúng, tư thế sai trong lao động, thậm chí lúc nghỉ ngơi như ngồi, hay nằm không đúng tư thế.Cũng bị đau thắt lưng, chị Thanh Tâm (28 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết: “Tôi bi đau khớp thắt lưng không rõ lý do tại sao, vì đau kéo dài khó chịu nên tôi đã đi khám, tôi bị đau cứng cơ do ngồi nhiều và ít vận động”.Nhiều nguy cơ tăng đau thắt lưngHầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác bị đau thắt lưng ở độ tuổi 30. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng dần theo tuổi. Ngoài ra, một số lý do khác làm tăng nguy cơ đau thắt lưng:- Người mắc các bệnh lý về xương khớp như gai đôi cột sống, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, lao cột sống,…- Người thừa cân béo phì- Những người làm việc văn phòng, lái xe, những thường xuyên phải ngồi nhiều, ngồi sai tư thế, ít vận động.Đai lưng cao cấp PresiTom hỗ trợ điều trị đau thắt lưng
Đai lưng cao cấp PresiTom có công dụng hỗ trợ điều trị đau thắt lưng cấp và mãn tính. Thiết kế vừa vặn ôm sát người nên phù hợp cả với nhân viên văn phòng, tài xế,... là những người thường xuyên ngồi nhiều.
09:15 PM 22/11/2017 #66Bệnh đau thắt lưng có nhiều người mắc phải hiện nay nhưng không phải ai cũng giống ai. Đau lưng có thể xảy ra ở nhiều vị trí như đau lưng trên, đau lưng dưới, bệnh đau thắt lưng…Mỗi một vị trí đau là cần một phương pháp điều trị khác nhau nên bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để tìm ra cách chữa đúng đắn.Trong đó đau vùng thắt lưng là một bệnh phổ biến nhất trong những bệnh lý cơ xương khớp. Hầu hết mọi người đều có thể bị đau thắt lưng. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.Đau thắt lưng là bệnh gì?Đau thắt lưng gồm nhiều loại như cấp tính, tái phát và mạn tính. Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân khỏi đau hoặc trở thành đau mạn tính. Khoảng 10%-50% trường hợp đau thắt lưng mạn xuất phát từ những cơn đau cấp không được điều trị kịp thời.Đau thắt lưng có thể hình thành do 1 số bệnh sau:Đau thần kinh tọa: Đây là 1 trong số những bệnh phổ biến nhất điển hình bằng triệu chứng đau thắt ngang lưng. Các dây thần kinh tọa được phân bố dọc từ tủy sống tới ngón chân, vì vậy, không chỉ dừng lại ở đau thắt lưng mà dần dần cơn đau sẽ lan dần xuống đùi, bắp chân và bàn chân. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến liệt.Loãng xương: Tuổi tác hoặc những tác nhân khác như lao động vất vả, ăn uống thiếu canxi khiến lớp sụn cột sống lưng của bạn mất độ dẻo dai, đàn hồi, dần dần loãng xương, cơn đau là 1 biểu hiện của điều đó.Ngoài ra, đau thắt lưng còn có thể cảnh bảo 1 số bệnh nguy hiểm ở phụ nữ như viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung…Chính vì vậy, khi thấy những cơn đau diễn ra liên tục, hãy tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.Điểm danh những nguyên nhân bệnh đau thắt lưngDo công việc thường xuyên phải nâng, kéo vật nặng. Thậm chí, những công việc khiến bạn phải ngồi cả ngày trước bàn làm việc, hoặc ghế ngồi không phù hợp cũng khiến bạn bị đau lưng.-Đeo túi xách và ba lô thường xuyên ở một bên vai.-Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức. Đặc biệt, nếu cả tuần bạn không chơi thể thao và chỉ chơi vào cuối tuần.-Tư thế đứng gù, vẹo. Đứng thẳng là cách tốt nhất để giảm trọng lực đè nén lên cột sống thắt lưng. Bạn nên đứng thẳng, ngực hơi ưỡn về phía trước, vai hơi ngả ra sau, thì toàn bộ trọng lượng của bạn sẽ được phân đều lên hai bàn chân.-Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng ở người trẻ. Đĩa đệm bị thoái hóa, rách bao xơ ngoài, khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn vào các rễ và dây thần kinh cột sống, gây đau đớn với các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ thoát vị đĩa đệm.-Một số bệnh mạn tính cũng có thể khiến bạn bị đau thắt lưng như: hẹp ống sống gây chèn ép lên các dây thần kinh cột sống, viêm cột sống dính khớp (một bệnh có tính chất di truyền, chỉ gặp ở nam giới), lao cột sống, viêm khớp dạng thấp…Đai lưng cao cấp PresiTom hỗ trợ điều trị đau thắt lưng
Đai lưng cao cấp PresiTom có công dụng hỗ trợ điều trị đau thắt lưng cấp và mãn tính. Thiết kế vừa vặn ôm sát người nên phù hợp cả với nhân viên văn phòng, tài xế,... là những người thường xuyên ngồi nhiều.
Presitom - Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu
LinkBacks Enabled by vBSEO