Presitom - Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu

    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #21
    Nguyên nhân bệnh đau mỏi vai gáy cổ và cách chữa trị

    Hiểu rõ về nguyên nhân bệnh đau mỏi vai gáy cổ và cách chữa trị sẽ giúp mọi người bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt hơn, nhất là những người có nguy cơ cao mắc phải đau mỏi vai gáy cổ như: nhân viên văn phòng, người cao tuổi, người thường xuyên vận động mạnh….. Đau mỏi vai gáy tưởng chừng như không gây nguy hiểm gì lớn ngoài những khó chịu của bệnh ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường như: tình trạng đau mỏi vai gáy thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần, cơn đau lan xuống bả vai gây tê mỏi cánh tay, bàn tay… Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi gặp phải triệu chứng đau mỏi vai gáy trên bởi đây có thể là dấu hiệu ban đầu của thoái hóa đốt sống cổ dễ gây thoát vị đĩa đệm làm chèn ép các rễ thần kinh trong tủy, thậm chí còn có thể gây liệt khớp. Mọi người cần có những hiểu biết nhật định về chứng đau mỏi vai gáy và cách điều trị, đặc biệt là những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động như “dân văn phòng”, người cao tuổi… Nguyên nhân bệnh đau mỏi vai gáy cổ

    Cũng đã có nhiều nghiên cứu được lập ra nhằm tìm hiểu rõ hơn về bệnh đau mỏi vai gáy, theo các kết quả nghiên cứu thì các chuyên gia nhận định rằng đau mỏi vai gáy thường do rất nhiều yếu tố gây ra, có thể do ngồi trước quạt, điều hòa lâu, dầm mưa dãi nắng lâu, nằm hoặc ngồi sai tư thế, do tuổi tác… có thể là đơn lập hay là sự kết hợp nhiều yếu tố gây nên chứng đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính như sau: - Đau mỏi vai gáy do ngồi quá lâu, ít vận động:

    Đây là lí do chủ yếu gây đau mỏi vai gáy mà đối tượng thường gặp nhất chính là dân văn phòng. Việc ngồi một chỗ quá lâu, không thay đổi tư thế có thể gây thoái hóa sụn đệm cột sống, chèn ép rễ thần kinh, tủy sống hoặc động mạch cột sống mà hậu quả nguy hiểm là đau đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thiểu năng tuần hoàn máu… Ngoài ra, dân văn phòng cũng thường xuyên ngồi làm việc trước quạt, điều hòa lâu, việc này sẽ làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ gây đau mỏi vai gáy. - Đau mỏi vai gáy do bệnh lý liên quan: Đau mỏi vai gáy đôi khi chính là những dấu hiệu sớm của các bệnh về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, vẹo đốt sống cổ bẩm sinh, di tật từ nhỏ, dư chấn của những chấn thương vùng cổ… Các bệnh này có thể làm tổn thương và chèn ép các dây thần kinh làm máu kém lưu thông dẫn tới bệnh đau mỏi vai gáy. - Đau mỏi vai gáy do tuổi tác: Theo thống kê thì tỷ lệ những người từ tuổi trung niên trở đi cũng rất thường xuyên gặp phải căn bệnh này, do người khi càng có tuổi thì hệ mạch máu giảm tính dẻo dai, không còn đàn hồi có thể gọi đây là quá trình già hóa cơ thể tự nhiên nên có nguy cơ cao mắc chứng đau vai gáy. - Đau mỏi vai gáy do nguyên nhân khác: Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như lười vận động, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, ngâm nước quá lâu, mang thai… cũng khiến vai gáy bị đau mỏi. Nhiều người có thói quen ngủ thường kê đầu rất cao bằng vật cứng và nằm nghiêng cứ vậy trong một thời gian dài cũng chính là thủ phạm dẫn tới chứng đau mỏi vai gáy.
    ĐAI NẸP CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU
    Website: PresiTom Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu


    iframe: approve:
    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #22
    Nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa khớp cổ chân

    Trước tình hình hiện nay khi bệnh thoái hóa khớp đang xuất hiện ngày càng nhiều, do những thói quen sinh hoạt không hợp lý, hay do những tổn thương về xương khớp mà không được điều trị đúng cách cũng có thể gây nên bệnh này. Tình trạng thoái hóa chính là hiện tượng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phải ứng sưng viêm, giảm thiểu lượng dịch nhờn bôi trơn ma sát ở giữa hai đầu xương làm cho quá trình vận động bị gián đoạn, cơn đau sẽ xuất hiện ảnh hưởng tới sự vận động sinh hoạt bình thường của người mắc phải. Ngay sau đây chung tôi xin nói rõ hơn về tình trạng thoái hóa khớp cổ chân để mọi người cùng cảnh giác hơn về căn bệnh này nhé. Nguyên nhân gây bênh thoái hóa khớp cổ chân

    Một số nguyên nhân được xác định là gây nên bệnh thoái hóa khớp cổ chân mà các chuyên gia sức khỏe nhận định như sau: 1- Do tuổi tác: Càng về già thì con người chúng ta lại trải qua một quá trình thoái hóa khớp tự nhiên, đây là quá trình tích tụ lâu dài nên bạn cần phải biết để đề phòng ngay từ bây giờ. 2- Tổn thương do vận động mạnh: Thường xuyên vận động mạnh có thể dẫn tới tình trạng tổn thương các cơ, gân và làm tổn thương sụn khớp. Lâu dần ngày càng bào mòn các đầu sụn dẫn tới thoái hóa khớp nghiêm trọng. Khớp được sử dụng quá nhiều trong công việc, nhất là trong trường hợp khớp bị biến dạng bẩm sinh hoặc do mắc các bệnh làm thay đổi hình thái khớp xương. 3- Các chấn thương khớp: Nhiều chấn thương nhỏ ở cổ chân cộng lại do chơi thể thao hoặc bệnh nghề nghiệp khó tránh khỏi như: vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng chuyền, quần vợt hay bóng đá, khớp cổ chân của diễn viên múa làm mất đi sự cân bằng của khớp và dây chằng. 4- Do các bệnh liên quan gây ra: Các bệnh viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp cũng có thể là thủ phạm hủy hoại sụn dẫn tới việc khớp bị thoái hóa ví dụ như các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút… Có thể nói bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, quá trình này có thể do nhiều yếu tố tác động vào như: tuổi tác, tình trạng béo phì, chấn thương nhẹ và mạn tính ở khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình lão hóa, chức năng chống đỡ của sụn bị suy giảm và dễ hư hỏng khi khớp cử động. Thêm vào đó, các chấn thương nhẹ nhưng kéo dài nhiều năm do khuân vác đồ nặng cũng làm tăng gánh nặng cho các khớp, khiến sự thoái hóa thêm trầm trọng. Ngoài ra, yếu tố di truyền và di chứng từ các bệnh lý khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp cổ chân Bệnh thoái hóa khớp cổ chân thường không khó để nhận biết, một số dấu hiệu triệu chứng được xem là cảnh báo gặp phải căn bệnh này mà bạn không nên bỏ qua như: ♦ Đau khi vận động, hết đau khi nghỉ ngơi. Thường là triệu chứng của lão hóa khớp háng, khớp gối, bệnh về dây chằng, hội chứng loãng xương. ♦ Đau tự nhiên, không làm gì cũng đau, thường đau về đêm, lúc gần sáng, chỗ đau sưng, đỏ, sờ vào cảm giác nóng. Thường là viêm khớp cấp, viêm khớp phản ứng, nhiễm trùng xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng gút có axít uric cao. ♦ Có thể gây ra các phản ứng viêm như: sưng nóng đỏ ở khớp cổ chân, hoặc nặng hơn là tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau suốt ngày đêm. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ chân

    Bệnh thoái hóa khớp cổ chân nếu như bị xem thường và không có hướng điều trị sớm thì nguy cơ gây nên liệt khớp rất cao. Vì vậy tiến hành điều trị thoái hóa khớp cổ chân sớm là việc mà bạn nên làm. Mục tiêu chính của điều trị thóai hóa khớp cổ chân là giảm đau, gia tăng tần độ hoạt động khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sức cơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tùy thuộc nhiều vào mức độ tình trạng và yêu cầu của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Việc điều trị thoái hóa khớp cổ chân hiện có rất nhiều phương pháp, các phương pháp này có thể dùng điều trị riêng hoặc điều trị phối hợp hiệu quả. Điển hình: ♦ Điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, thuốc men, tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, vận động trị liệu…). ♦ Phẫu thuật ngoại khoa Kế hoạch điều trị cần kết hợp các biện pháp khác: thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện toàn diện sức khỏe, tập luyện hàng ngày; sử dụng thuốc… Đây là các cách đơn giản điều trị căn bệnh này mà mọi người nên biết để đảm bảo sức khỏe của mình luôn khỏe mạnh thì không nên bỏ qua các bạn nhé!
    ĐAI NẸP CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU
    Website: PresiTom Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu


    iframe: approve:
    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #23
    Hiệu quả của vận động đối với bệnh cứng khớp gối

    Quan niệm cho rằng chỉ người già mới phải chịu đựng chứng cứng khớp gối là một sai lầm. Nếu không chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp tốt và các bệnh lý liên quan, bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải tình trạng cứng khớp gối. Thực hiện các bài tập thể dục phù hợp được coi là một trong những phương pháp tuyệt vời nhất để cải thiện tình trạng đầu gối. Dưới đây là một số bài tập vận động phù hợp khi bạn bị cứng khớp gối.

    Đi bộ Vì đi bộ là một bài tập nhẹ nhàng nên nó không gây ra nhiều áp lực lên khớp gối của bạn. Lúc bắt đầu, bạn không nên cố gắng đi bộ quá nhiều hay đi thật nhanh. Thay vào đó, bạn nên đi bộ với tốc độ nhẹ nhàng khiến bạn cảm thấy thoải mái. Đạp xe Đạp xe là một bài tập hoàn hảo cho những người bị cứng khớp gối. Đạp xe không chỉ làm tăng sức mạnh cơ bắp mà nó còn không gây áp lực cho khớp gối. Do đó, bạn có thể thực hiện bài vận động một cách thoải mái nhất. Các bài tập nhẹ Những người bị cứng khớp gối nghiêm trọng nên chú ý đặc biệt về các bài tập nhẹ nhàng. Điều này là do khi khớp gối càng cứng thì đầu gối càng đau hơn. Những cơn đau sẽ khiến bạn không thể luyện tập, thậm chí chỉ là những bài tập nhẹ. Vì vậy, bạn phải bắt đầu với một số bài tập rất nhẹ như nâng chân thẳng, ngồi thiền, tập hông ở tư thế ngồi, nâng gót chân, nâng một bên chân. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện khớp gối, do đó sẽ làm giảm các cơn đau. Các bài tập dưới nước Các bài tập dưới nước rất thú vị bởi nước nâng đỡ gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể bạn và không gây áp lực lên khớp gối. Bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước là những lựa chọn tốt nhất cho bạn. Những cơn đau đớn, khó chịu do cứng khớp là tác nhân gây ra những trở ngại chính cho việc vận động. Tuy nhiên, cơn đau sẽ trở nên tệ hơn nếu bạn không thực hiện bất kỳ bài tập nào. Các bài tập đều rất tuyệt vời dù với cách nào đi nữa. Chúng cải thiện tình trạng sức khỏe cho cả cơ thể, cải thiện tình trạng tim mạch, đốt cháy calo. Các bài tập ở mức độ vừa phải có thể giúp tăng cường cơ bắp và giúp khớp khỏe mạnh. Bạn cần lưu ý rằng những người bị cứng khớp gối không nên tham gia các hoạt động có cường độ mạnh, cũng như mất quá nhiều sức. Chúng có thể gây ra những tác động ngoài ý muốn, làm cho chứng cứng khớp trở nên trầm trọng hơn. Có rất nhiều bài luyện tập được đề nghị cho bạn trong bài viết này, nhưng bạn phải tìm ra bài tập phù hợp với mình nhất và loại bài tập mà bạn cảm thấy tốt hơn nhiều sau khi thực hiện. Nếu có bất kỳ bài tập vận động nào gây ra đau, bạn hãy dừng lại ngay. Trước khi luyện tập cải thiện chứng cứng khớp gối, bạn nên đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn và chọn được bài tập phù hợp nhất nhé. Trường hợp đau dai dẳng, bạn nên dùng thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau trên thị trường hiện nay. Trong đó, nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) thường được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.
    ĐAI NẸP CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU
    Website: PresiTom Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu


    iframe: approve:
    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #24
    5 nguyên nhân dẫn đến đau lưng mãn tính



    Bạn thường bị đau lưng nhưng không rõ nguyên nhân? Hãy tìm hiểu ngay 5 lí do phổ biến dẫn đến các cơn đau lưng sau đây để điều trị kịp thời và tránh các trường hợp bị đau lưng mãn tính. Việc xác định nguyên nhân gây ra các cơn đau lưng là vô cùng quan trọng. Cơn đau ở một vị trí nào đó trong cơ thể có thể lan sang các vị trí khác và gây ra hàng loạt các vấn đề đối với toàn bộ hệ thống cơ. Đây cũng là quá trình gây ra các cơn đau lưng mãn tính và làm cho cơ thể chúng ta vận hành kém. Sau đây là 5 lí do phổ biến dẫn đến đau thắt lưng mãn tính mà bạn nên biết.

    Đau khớp cột sống

    Đau khớp cột sống không chỉ là nguyên nhân gây viêm cột sống mà còn là lí do dẫn đến đau lưng mãn tính. Các khớp xương nhỏ ở lưng có chức năng liên kết các đốt sống với nhau để hình thành nên cột sống lưng. Do vậy, đau lưng còn xuất phát từ các vấn đề ở các khớp này. Hơn 90% các trường hợp đau lưng mãn tính là do đau khớp cột sống. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải phát hiện sớm và điều trị các khớp kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng mãn tính.
    Chứng phồng lồi đĩa đệm Phồng lồi đĩa đệm được coi là nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn đến đau lưng mãn tính. Đây là dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm, xảy ra khi đĩa đệm bị phồng lên nhưng nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ nên không gây chèn ép các rễ thần kinh quanh cột sống. Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra chứng phồng lồi đĩa đệm thông qua kiểm tra MRI (chụp cộng hưởng từ). Đau đĩa đệm

    Đau đĩa đệm cũng là nguyên nhân gây nên đau lưng mãn tính. Nếu như chứng phồng lồi đĩa đệm gây ra các cơn đau gần các dây thần kinh và các mô thì đau đĩa đệm có nguồn gốc trực tiếp từ bên trong của đĩa đệm. Các cơn đau này xuất hiện ngay chính giữa lưng và thường bị nhầm lẫn với đau khớp cột sống. Vì vậy, bạn cần được chẩn đoán một cách cẩn thận để sớm phát hiện ra bệnh. Chứng đau khớp chậu Các khớp chậu là nơi kết nối cột sống với khung xương chậu. Các khớp này được bao quanh bởi các dây chằng, giúp cho các khớp cũng như cột sống cố định, không di chuyển. Khi cột sống không được giữ ổn định đúng vị trí do cơ bắp yếu, cơ thể sẽ bù đắp lại bằng cách di chuyển với tư thế bất thường. Điều này sẽ giúp ổn định cột sống, nhưng lại làm căng và kéo dây chằng xung quanh khớp chậu, làm chúng không ổn định được các khớp nối nữa. Sự dịch chuyển này không gây viêm nhưng sẽ dẫn đến đau lưng mãn tính. Căng cơ Căng cơ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lưng cấp tính, chiếm trên 90% trường hợp đau lưng cấp tính. Các cơ lưng của bạn khi làm việc quá sức sẽ co thắt lại để tránh khỏi bị tổn thương. Các cơn đau lưng do căng cơ này thường không nghiêm trọng, điều trị nhanh trong khoảng vài tuần và không để lại di chứng. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua các cơn đau lưng này bởi vì chúng thường là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể đối với sức khỏe. Nếu tình trạng căng cơ lưng diễn ra liên tục, cơ có thể bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến bệnh đau lưng mãn tính. Như vậy, đau lưng đôi khi không phải là một triệu chứng bình thường do căng cơ. Khi bệnh nhân không nhận được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp thì tình trạng đau lưng sẽ tệ hơn, dẫn đến mãn tính và khó điều trị. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra để tìm ra nguyên nhân đau lưng bạn nhé.
    ĐAI NẸP CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU
    Website: PresiTom Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu


    iframe: approve:
    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #25
    4 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

    Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Để hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng cuả bệnh bạn có thể áp dụng 4 phương pháp sau: Làm chậm quá trình thoái hóa

    Hệ thống cột sống về cơ bản được cấu tạo bởi đốt sống và đĩa đệm. Khi đốt sống bị thoái hóa thì áp lực đè nén lên cột sống chủ yếu là lên đĩa đệm vì thế dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm Hệ thống cột sống về cơ bản được cấu tạo bởi đốt sống và đĩa đệm. Khi đốt sống bị thoái hóa thì áp lực đè nén lên cột sống chủ yếu là lên đĩa đệm. Bên cạnh đó, quá trình thoái hóa làm sụn và xương dưới sụn bị hư tổn, cọ xát vào đĩa đệm khiến vòng bao xơ của đĩa đệm bị nứt rách, nhân nhầy phía trong thoát ra ngoài. Khối thoát vị này nếu bị chèn ép vào vùng tủy sống sẽ gây ra hội chứng tủy sống, nếu chèn vào rễ thần kinh thì gây ra hội chứng chèn ép rễ thần kinh. Vì vậy, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống là cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hữu hiệu nhất. Muốn vậy bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhằm phục hồi, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, từ đó giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa. Sửa các tư thế sai để giảm áp lực lên đĩa đệm

    Ngồi đúng tư thế giúp giảm triệu chứng của thoát vị đĩa đệm và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả Các tư thế sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi không đúng đều là nguyên nhân mắc thoát vị đĩa đệm và khiến bệnh nặng thêm. Vì thế, khi chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bạn cần điều chỉnh những thói quen sinh hoạt dưới đây: + Ngồi: Tránh ngồi một cách gò ép vì nó có thể gây tổn thương đĩa đệm, đặc biệt là khi ngồi cúi ra trước thì áp lực nội đĩa đệm tăng cao dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. + Đứng: Không nên đứng nghiêng hay ưỡn quá mức (do mang giày cao gót, làm việc với cao hơn đầu, đi xuống dốc…) vì với tư thế này các đĩa đệm chịu một lực không đều, dẫn đến tổn thương. Tư thế đứng là chân, đầu và thân thẳng, hai vai mở ra sau, ngực ưỡn căng ra trước. Bạn không nên đứng lâu một vị trí mà nên đi lại, vận động thường xuyên, …. + Nằm: Trong giai đoạn cấp của bệnh thì người bệnh cần nằm nghỉ thường xuyên. Bạn nên nằm ngửa trên giường có mặt phẳng cứng (tuyệt đối không nằm nệm), co nhẹ hai khớp gối và háng nhằm giúp giảm áp lực nội đĩa đệm và làm chùng khối cơ thắt lưng. Tập thể dục thể thao Trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, người bệnh nên duy trì việc tập thể dục thể thao. Mục đích là làm chắc các cơ và dây chằng, giúp ổn định tốt các đốt sống và đĩa đệm, hạn chế tình trạng lệch. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, sở thích hay các bệnh khác đi kèm mà bạn nên tập những môn thể thao khác nhau. Lưu ý là nên tập đúng tư thế dục đúng cách, nhẹ nhàng tránh gây hiệu quả ngược. Giữ tinh thần thoải mái Bạn cần giữ tâm trạng vui vẻ, tinh thần thoải mái, lạc quan. Đây chính là liều thuốc tinh thần cho những người đang điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng vì khi bạn luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng, cơn đau cũng tăng nhiều làm bạn mệt mỏi hơn.
    ĐAI NẸP CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU
    Website: PresiTom Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu


    iframe: approve:
    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #26
    “Hô biến” chứng đau lưng, bảo vệ giấc ngủ mỗi đêm

    Làm gì khi chứng đau lưng cản trở giấc ngủ của bạn mỗi đêm? Chuyện nhỏ, miễn bạn biết được những mẹo “thần kỳ” sau đây! Chứng đau lưng có thể xảy ra với tất cả mọi người, dù ở độ tuổi nào. Không chỉ gây nhiều phiền toái và bất tiện trong cuộc sống, chứng đau lưng còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm bệnh nhân luôn mệt mỏi. Vậy làm thế nào để có được giấc ngủ ngon? Cùng PresiTom tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé. Một số gợi ý giúp ngủ ngon khi đau lưng

    Nếu cơn đau lưng làm bạn không thể ngủ được về đêm, bạn có thể thử áp dụng những gợi ý dưới đây để giúp cải thiện tình trạng: - Đặt một chiếc gối hoặc đệm nhỏ giữa đầu gối khi nằm nghiêng. Cố gắng giữ cho 2 chân không chạm vào nhau. Bạn cũng có thể đặt một chiếc khăn nhỏ, cuộn lại và để dưới thắt lưng của mình. Với nhiều bệnh nhân có vấn đề với lưng và hông, điều này có thể giúp giảm sức căng tại những bộ phận đó. - Nếu nằm ngửa khi ngủ, bạn cũng có thể để đệm dưới đầu gối của mình hoặc một chiếc khăn đã được cuộn lại và lót dưới đường cong của lưng. - Khi chọn nệm, bạn nên tìm sản phẩm có chất liệu cứng nhưng vẫn êm ái, có độ căng vừa phải cũng như không lún nhiều lúc nằm. Những chất liệu nệm được khuyến khích sử dụng là cao su thiên nhiên hoặc xơ dừa. - Giữ đầu ở đúng vị trí. Dùng một cái gối để lấp đầy khoảng trống giữa đầu và vai. Cách này sẽ giữ cổ bạn nằm ở giữa mà không bị lệch sang một bên, gây nên hiện tượng đau cổ khi thức dậy. - Lập ra thời gian biểu cho việc nghỉ ngơi. Khi ngủ không đủ, các cơ sẽ không được thư giãn kịp thời và khiến bạn mệt mỏi lúc thức dậy. - Khi gặp cơn đau khá nghiêm trọng và bạn cần phải nằm xuống để có thể cảm thấy thoải mái, cố gắng ngồi dậy thường xuyên. Điều này có thể làm giảm sự xơ cứng ở các cơ lưng và giảm đau, hỗ trợ bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nếu vẫn bị đau lưng và thường xuyên thức giấc ban đêm, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những phương pháp điều trị, chẳng hạn như uống thuốc giảm đau hoặc tập vật lý trị liệu. Lưu ý an toàn Khi muốn đứng lên và ra khỏi giường, đừng bao giờ đột ngột thay đổi tư thế đang nằm. Điều này sẽ làm các cơ bị căng ra và dẫn đến tình trạng đau lưng nghiêm trọng hơn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có được những thông tin cần thiết về cách để có được giấc ngủ ngon khi bị đau lưng và áp dụng thành công. Chúc bạn luôn vui khỏe.
    ĐAI NẸP CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU
    Website: PresiTom Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu


    iframe: approve:
    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #27
    Nguyên nhân và triệu chứng đau lưng cấp tính

    Bệnh đau lưng hiện nay thường gặp là đau lưng cấp tính. Đối tượng mắc bệnh này ngày càng nhiều mà không tìm hiểu các phương pháp để điều trị. Người bệnh nghĩ rằng bệnh đơn giản không cần chữa cũng khỏi nên từ đó để lâu thành đau lưng mãn tính. Muốn điều trị được bệnh này ta cần phải đi tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng đau lưng cấp tính từ đó mới có thể điều trị hiệu quả. Đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần được coi là cấp tính. Đau kéo dài trong ba tháng hoặc lâu hơn được coi là mãn tính. Đau lưng cấp tính thường xuất hiện đột ngột sau một vận động quá mức, trái tư thế gây nên như cúi hay nghiêng người bê một vật nặng, ngồi với nghiêng người để lấy một vật ở trên cao hoặc cố đẩy xe máy lên chỗ cao khiến cơ thể phải vặn người đi rồi nghe thấy cục một cái và xuất hiện đau lưng. Nguyên nhân và triệu chứng đau lưng cấp tính

    – Thời tiết thay đổi đột ngột là nguyên nhân khiến các cơ, dây chằng, mạch máu và thần kinh vùng lưng bị co giãn quá mức. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau mỏi lan toả hai bên cột sống lưng. – Làm việc trong một tư thế cố định cột sống, khối cơ lưng và dây chằng sẽ ít hoạt động gây ứ đọng chất trung gian hoá học trong cơ, đồng thời mạch máu kém lưu thông nên tình trạng nuôi dưỡng khu vực cột sống không được đảm bảo, cũng gây đau lưng cấp. Người bệnh có cảm giác đau nhức âm ỉ dọc cột sống, các động tác cúi, ngửa, xoay hơi khó khăn. – Vận động hoặc làm việc trong một tư thế cột sống sai lệch, gây trượt nhẹ các khớp cột sống và đĩa đệm, cũng gây nên đau lưng cấp. Người bệnh có cảm giác đau nhức khu trú tại một vị trí, sờ nắn có cảm giác đau. – Khi cột sống phải chịu sự đè nén của trọng lượng cơ thể hay vật nặng, các đĩa đệm bị đè nén quá mức cũng gây đau lưng cấp. – Đi giầy hoặc dép cao gót làm cho trọng lực cơ thể dồn về phía trước, đốt sống lưng L4 và L5 dễ bị trượt ra trước, gây chèn ép mạch máu và thần kinh, cũng có thể gây đau lưng cấp. – Một số tổn thương thực thể gây đau lưng cấp như, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, gai đôi cột sống, thoái hoá cột sống, ung thư, lao… cũng gây đau lưng cấp. Hầu hết chứng đau lưng từng bước được cải thiện với việc điều trị tại nhà và tự chăm sóc. Đau lưng cấp tính có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp nội, ngoại khoa và còn có thể điều trị bệnh đau lưng bằng thảo dược. Phần lớn bệnh sẽ thuyên giảm. Nhưng trong trường hợp phức tạp, đau mãi mà không hết, hay đau trở đi trở lại, cần phải đi sâu hơn trong vấn đề định bệnh và cần phải gặp bác sĩ chuyên môn. Tham khảo đai lưng cao cấp PresiTom có công dụng hỗ trợ điều trị đau thắt lưng cấp và mãn tính: Tại đây
    Đai lưng cao cấp PresiTom cho khả năng định hình mạnh mẽ nhờ hệ thống đặc biệt vận hành với 2 dây kéo, vòng đai được đóng lại.
    ĐAI NẸP CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU
    Website: PresiTom Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu


    iframe: approve:
    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #28
    Đi tìm lời giải đáp Đau Lưng Có Nên Đi Bộ không?

    Đau lưng là một chứng bệnh phổ biến liên quan tới xương mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, nhất là khi tuổi tác tăng cao. Nhưng hiện nay số lượng bệnh nhân bị đau lưng đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói quen ít vận động, làm việc hoặc sinh hoạt không hợp lý. Vậy đau lưng có nên đi bộ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây! Người bị đau lưng có nên đi bộ?

    Câu hỏi đau lưng có nên đi bộ được rất nhiều người bệnh băn khoăn và thắc mắc. Nhiều người thường cho rằng khi mắc phải những bệnh liên quan tới cột sống thì tốt hơn hết là nên hạn chế vận động và nằm nghỉ ngơi sẽ tốt hơn. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng bởi lẽ nó sẽ khiến cho tình trạng đau lưng thêm phần nặng hơn. Người bị đau lưng có nên đi bộ?

    Đúng là người mắc bệnh cột sống nói chung và bệnh đau lưng nói riêng thì nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tuy nhiên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới là giải pháp hoàn hảo giúp hạn chế hiện tượng co cứng có thể xảy ra. Đi bộ được biết tới là một trong những môn thể thao có tác dụng rất tốt với sức khỏe, hơn nữa thực hiện lại dễ dàng. Với người đang bị đau lưng thì việc đi bộ sẽ giúp cơ bắp tăng cường thêm sự dẻo dai, những khớp xương được vận động một cách nhẹ nhàng, hơn nữa nó còn làm giải tỏa áp lực và căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nguyên tắc khi đi bộ với người bị đau lưng

    Khi chữa đau lưng thì nhiệm vụ quan trọng cần được chú ý đó là tạo ra một điểm vững chắc dành cho cột sống, đồng thời cải thiện và củng cố dây chằng và cổ tại vùng thắt lưng. Khi mà những cơ này được rèn luyện thì đĩa đệm và cột sống sẽ giảm bớt gánh nặng. Khi đó cơn đau sẽ được khắc phục và không tái phát trở lại. Nguyên tắc khi đi bộ với người bị đau lưng

    Hơn nữa, đi bộ còn là một cách đơn giản để chống loãng xương, tăng cường mật độ xương, kích thích quá trình tiết ra chất nhằm giảm đau, chống lại thoái hóa khớp, tăng cường thêm sự rắn chắc, dẻo dai cho gân cốt. Trong thời gian đầu thực hiện đi bộ, người bị đau lưng sẽ thấy đau nhức tăng lên tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn tình trạng viêm phù được cải thiện, quá trình lưu thông máu được tăng cường nên đau nhức cũng sẽ thuyên giảm nhanh chóng hơn.
    Hướng dẫn cách đi bộ đúng cách cho người bị đau lưng Với người đang mắc bệnh đau lưng hoặc một số chứng bệnh khác liên quan tới cột sống như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm thì cần phải lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Đi bộ chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất giúp tình trạng bệnh thuyên giảm - Khi đi bộ cần thực hiện tư thế đúng đó là lưng thẳng, đầu phải hướng về phía trước, cánh tay và vai luôn thoải mái, thực hiện đánh tay thật nhẹ nhàng và tự nhiên. - Thời gian đầu thì nên đi thật chậm rãi, sau đó chuyển sang đi nhanh hơn. Chú ý là những bước đi nhanh nhưng phải dứt khoát và nhẹ nhàng. - Trong quá trình đi bộ thì người bệnh nên chú ý hít thở bằng mũi, nhịp thở phải đảm bảo thật nhẹ nhàng, chú ý điều hòa nhịp thở phải thật đúng cách thì cơ thể mới không bị mất sức. - Khi đi bộ phải đi giày thể thao, mặc trang phục thoải mái, không bó sát. Tuyệt đối không được đi dép lê hoặc tông đi tập thể dục vì nó có thể gây ra những chấn thương trong quá trình tập luyện. - Mỗi ngày nên duy trì thói quen tập luyện đều đặn khoảng 30 đến 45 phút. Hãy tập vào thời gian buổi sáng sớm, chiều tối hoặc cả hai đều được. Với lời giải đáp đau lưng có nên đi bộ ở trên, chắc hẳn người bệnh đã có cho mình câu trả lời chính xác nhất. Bên cạnh việc đi bộ thì bạn cũng nên chú ý tới việc xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách bổ sung những thực phẩm cần thiết và hạn chế một số thực phẩm gây hại để việc điều trị diễn ra tốt hơn.
    ĐAI NẸP CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU
    Website: PresiTom Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu


    iframe: approve:
    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #29
    Khi bị đau lưng quá phải làm sao để khôi phục?

    Cho dù lứa tuổi, giới tính nào thì cũng đều có thể bị bệnh đau lưng ghé thăm. Đây là căn bệnh đang ngày càng phổ biến hiện nay chỉ sau bệnh đau đầu. Vậy nếu bị đau lưng quá phải làm sao? Hãy cùng đi tìm cách để khắc phục sự khó chịu, đau đớn và mệt mỏi mà căn bệnh này gây ra ở bài viết sau đây nhé! Chớ nên coi thường bệnh đau lưng

    Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, có khoảng 80% trường hợp bệnh nhân bị đau lưng không có nguyên nhân cụ thể. Còn 8% là do đĩa đệm cột sống bị lệch. Hơn nữa, có 50% người bệnh có thể tự khỏi sau vòng 2 tuần nhưng sau đó lại bị tái phát trở lại sau khoảng 1 tháng và có 10% bệnh nhân bị đau lưng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đau lưng quá phải làm sao?

    Đây là căn bệnh thường gặp ở những đối tượng như đứng khom lưng quá lâu, ngồi nhiều, lười vận động chẳng hạn như thợ may, lái xe, dân văn phòng, những người trẻ có thói quen chơi game cũng có thể bị bệnh đau lưng vì ngồi trong tư thế không đúng.
    Đau lưng quá phải làm sao? Nếu như bị đau lưng quá phải làm sao để triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng nhất? Sử dụng thuốc giảm đau

    Đây là cách mà rất nhiều người sử dụng nhằm giảm cơn đau, tuy nhiên nếu như lạm dụng thì sẽ càng khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, sử dụng thuốc giảm đau chỉ là một phương án nhất thời nhằm xoa dịu cơn đau trong chốc lát và giảm tình trạng bệnh trong thời gian ngắn chứ nó không giúp điều trị tận gốc. Bấm huyệt và xoa bóp

    Bấm huyệt và xoa bóp bằng cách đấm, day chặt thật nhẹ nhàng vị trí đau lưng trong thời gian 30 phút chính là cách đơn giản nhất giúp cơn đau được thuyên giảm. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp kéo rút giống như massage tuy nhiên cũng cần chú ý phương pháp này phải được thực hiện bởi người có kĩ thuật thì mới đảm bảo sự an toàn. Hãy cọ xát, xoa nhẹ nhàng khu vực khó chịu sẽ giúp quá trình lưu thông máu được kích thích, đồng thời giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm Dành thời gian nghỉ ngơi

    Khi đau lưng quá phải làm sao? Câu trả lời đó là bạn hãy nằm ngửa ở trên giường cứng với tư thế thoải mái. Chú ý đừng nên nằm đệm quá mềm vì nó sẽ khiến cho cơ và mạch máu bị chèn ép. Hãy đảm bảo đường cong sinh lý của cột sống được giữ vững, gót chân, mông, vai và đầu chạm giường. Có thể sử dụng một chiếc gối để kê dưới cổ, hãy nhớ là không kê gối ở trên đầu, một chiếc gối kê ở phía dưới lưng và kheo chân. Nhẹ nhàng xoay nghiêng người sau 30 phút để thay đổi tư thế. Ngoài ra, khi dậy bạn cũng cần chú ý xoay người nằm nghiêng thật từ từ. Hãy duy trì động tác này trong vòng 3 ngày liên tục còn nếu như không thấy cơn đau lưng thuyên giảm thì tốt hơn hết bạn nên tới bệnh viện để bác sĩ khám và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Thay đổi tư thế

    Hãy tránh xa những tư thế xấu như ngồi quá lâu trước máy tính, đi thõng vai xuống… đây chính là thủ phạm chính gây ra chứng đau lưng. Khi ngồi phải đúng tư thế, còn đứng phải thẳng sẽ giúp cơn đau lưng được thuyên giảm đáng kể. Kéo giãn cột sống

    Sử dụng áo treo cột sống hoặc đu xà, treo người ngược bằng tư thế tập xà trong thời gian 10 phút. Hãy áp dụng cách này trong vòng 2 ngày, nếu như trong trường hợp không đỡ thì bạn nên chuyển sang cách khác.
    Thực hiện uốn cong lưng Đây là phương pháp giúp giảm hạ căng thẳng cho phần lưng trên. Hãy ngồi ở tư thế thoải mái với lưng thẳng, từ từ thư giãn bàn tay và vai. Tiếp đến hãy đẩy toàn bộ trọng tâm của lưng về phía chỗ ngồi, còn vai đưa về phía trước. Thở từ từ và giữ nguyên tư thế trong vài giây. Nâng khung xương sườn lên cao một chút và từ từ di chuyển về phía trước. Thở ra và trở về tư thế chuẩn bị. Thực hiện lại động tác này vài lần để cột sống được thoải mái nhất.
    ĐAI NẸP CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH HÀNG ĐẦU
    Website: PresiTom Đai Nẹp Chấn Thương Chỉnh Hình Hàng Đầu


    iframe: approve:
    • 66 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #30
    Bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng đơn giản và hiệu quả

    Khi bị đau lưng thì người bệnh tìm mọi cách để có thể chữa khỏi căn bệnh này, từ xoa bóp, đắp thuốc, uống thuốc, chườm nóng. Ai mách cho cách nào cũng áp dụng, nhưng khi sử dụng bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng thì rất nhiều người còn bỡ ngỡ. Vì sao lại bị đau lưng?

    - Những người làm việc văn phòng, thời gian ngồi nhiều khiến cho xương cột sống phải chịu áp lực trong suốt thời gian dài, nên đã gây ra các bệnh về xương cột sống. - Đối với những người lao động nặng, làm việc chân tay, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng, trong quá trình lao động họ phải khuân vác, khiêng đồ, nâng đồ đã khiến cho xương cột sống bị ảnh hưởng, dẫn đến thoái hóa đốt sống, nên đã bị cơn đau lưng hành hạ. - Những hoạt động sinh hoạt hàng ngày, cũng như ngồi làm việc không đúng tư thế , đã gây ra hiện tượng chèn ép các dây thần kinh ở các khớp xương, nên khiến làm cho gia tăng áp lực lên cột sống. - Béo phì cũng cho là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị đau lưng, do trọng lượng quá khổ đã gây ra áp lực lớn lên xương cột sống, khiến cho xương cột sống phải gồng mình để nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, nên đã gây ra bệnh đau lưng. - Phụ nữ mang thai hay gặp phải triệu chứng đau ở vùng thắt lưng, hoặc do xuơng cột sống phải chịu tác động của việc mang thai, nên đã gây ra bệnh đau lưng - Các bệnh lý về xương khớp như vôi hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, xẹp đốt sống…cũng gây ra bệnh đau lưng. Do những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đau lưng đến sức khỏe người bệnh, cũng như làm đảo lộn mọi hoạt động trong cuộc sống, vì vậy người bệnh muốn nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh cũng như chữa dứt điểm được bệnh. Bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho người bệnh. Bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng

    Từ lâu mọi người đã biết đến bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng hiệu quả, vì vậy rất nhiều người đã áp dụng và thấy hiệu quả vô cùng tốt. Sau đây là một số bài thuốc ngâm rượu chữa đau lưng bạn nên biết: Rượu tỏi - Được biết đến như một bài thuốc chữa đau lưng vô cùng tốt, bạn hãy lấy một ít rượu tỏi xoa vào tay, sau đó bôi vào vùng bị đau lưng. Rượu tỏi sẽ ngấm sâu vào da, thấm vào vùng lưng bị đau, nhanh chóng giảm triệu chứng đau lưng. - Cách làm: Bạn hãy bóc vỏ tỏi, sau đó đem tỏi ngâm với rượu trắng, đậy kín nắp bình, để một thời gian cho tỏi ngấm hết chất ra, rồi sử dụng. Rượu đỗ trọng Lấy đỗ trọng ngâm với rượu trắng trong vòng khoảng 10 ngày, sau đó hãy uống rượu đỗ trọng hàng ngày. Rượu chuối hột - Chuối hột có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, ngoài ra chuối hột còn có công dụng chữa đau lưng. Sau đây là cách ngâm rượu chuối hột. - Lấy quả chuối hột đem đi thái mỏng rồi phơi khô, sau đó cho vào ngâm rượu, để một thời gian cho chuối hột ngấm rượu là dùng được.Nếu rượu chuối hột ngâm càng lâu thì sẽ có tác dụng càng tốt, do đó người bệnh bị đau lưng nên có một bình rượu chuối hột để ở trong nhà. Rượu cây đinh lăng Lấy cây đinh lăng băm nhỏ, sau đó ngâm, với rượu, để khoảng 1 tuần là sử dụng được. Khi sử dụng rượu đinh lăng, người bệnh sẽ thấy cơn đau lưng nhanh chóng được thuyên giảm. Rượu gừng Gừng là một loại gia vị quen thuộc cũng như có mặt ở trong mỗi gian bếp của người việt, ngoài công dụng để chế biến món ăn, thì gừng còn biết đến như một loại thuốc có thể chữa được một số bệnh. Bạn hãy lấy một củ gừng, rửa sạch, sau đó thái mỏng ngâm với rượu trong vài ngày, rồi lấy rượu gừng xoa vào vùng lưng bị đau. Rượu hạt gấc Hạt gấc mang đi rửa sạch, sau đó phơi khô, rồi mang đi nướng trên than cho vàng. Sau đó bóc lớp vỏ đen bên ngoài của hạt gấc, rồi mang đi giã nhỏ, cho hạt gấc đã giã nhỏ cho vào rượu trắng, ngâm một thời gian là dùng được. Người bệnh chỉ cần lấy một ít rượu gấc xoa vào vùng lưng bị đau, sau một thời gian bệnh đau lưng nhanh chóng được cải thiện.

    iframe: approve:

LinkBacks Enabled by vBSEO