Vào chùa Lễ Phật là thể hiện sự kính ngưỡng đối với Phật. Lễ Phật thế nào mới là đúng cách. Có 95% người cả cuộc đời bái Phật nhưng không biết điều gì thì vẫn không bao giờ nhận lấy phúc báo!
Lễ Phật như thế nào cho đúng? Mỗi người chúng ta dù tín ngưỡng Thần Phật hay không mà đều biết rằng ý chỉ của Phật là dạy con người từ bi, lương thiện, làm việc tốt. Nếu chúng ta hàng ngày niệm Phật, bái Phật mà lại không để tâm từ bi chăm lo người khác khi hoạn nạn thì Thần Phật liệu có ưng ý không?

Vào một ngày mùa đông vô cùng rét mướt, ở đó một người lang thang tiến vào phòng thiền của một vị hòa thượng. Vì đói và rét mà nguyên cả người đàn ông này run rẩy.
Người đàn ông lang thang cầu xin với vị hòa thượng:

“Ngài có thể cảm nhận, tôi không chỉ đói khát mà còn phải chịu lạnh tê cả người. Hơn nữa toàn bộ nhà tôi đều phải mắc bệnh không biết sống được đến lúc nào. Nếu ông có chút gì, xin giúp chúng tôi vượt qua sinh mạng qua những ngày đáng sợ này. Mong thầy rủ lòng thương lấy chúng tôi!”

Vị hòa thượng nghe xong, rất đồng cảm với tình cảnh của người lang thang này. Nhưng ông tìm mãi xung quanh mà chả thấy có thứ gì có thể tặng cho người lang thang nọ được.

Bất giác,ngài hòa thượng ngẩng đầu lên nhìn bức tượng Phật Như Lai mà mình vẫn thờ cúng. Ông lấy chiếc vòng vàng để ở ngoài sau bức tượng và đưa cho người lang thang rồi nói:

“Ông hãy cầm chiếc vòng vàng này đi đổi lấy tiền đi!”.

Các đệ tử khác nhìn thấy tình huống này thì tỏ ra vô cùng sửng sốt. Họ không vừa lòng với việc ấy của vị hòa thượng nên tức giận trách cứ vị hòa thượng một cách thậm tệ:

“Làm sao ông có thể lấy chiếc vòng vàng của Đức Phật xuống được?”

Vị hòa thượng đáp:

“Tôi chỉ là chỉ là chiếu theo lời dạy của Đức Phật mà làm thôi. Phật Thích Ca Mâu Ni hạ thế phổ độ chúng sinh, nếu trông thấy tình cảnh này, chẳng phải Đức Phật cũng sẽ lấy chiếc vòng vàng xuống cứu ông ta hay sao…”

Việc chuyện trên muốn nhắn nhủ chúng ta rằng, lễ Phật thành tâm chính là cách từ bi với đồng loại.

Nói về Đạo Phật người ta thường sẽ nghĩ ngay đến sự từ bi. Đạo Phật và 2 chữ từ bi như hình với bóng, trở thành sự mặc định vốn có trong tư tưởng của mỗi chúng ta. Từ bi là một cách sống đẹp, cao thượng và luôn được tôn kính.

Từ là mang lại niềm vui, sự an lạc. Nếu Như chúng ta sống mà không mang lại sự an lạc cho người xung quanh thì ta vẫn chưa đạt được tâm từ. Tâm từ không dừng lại ở đó mà còn trải rộng theo tinh thần “vô duyên đại từ”, nghĩa là chúng ta mang đến niềm vui không chỉ cho những người yêu thương ta, những người thuận duyên mà phải đem niềm vui cho những kẻ ghét ta, nghịch duyên với ta.

Bi là diệt trừ khổ não. Có nghĩa có thể giúp mọi người thoát khỏi sự phiền não trong cuộc sống. Sâu hơn nữa đó là “ đồng thể đại bi ”, nghĩa là xem nỗi khổ của chúng sinh như nỗi khổ của chúng ta. Lòng đại bi tựa như câu tục ngữ Việt Nam “ Thương người như thể thương thân”, “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Cũng như đại từ, mọi người phải mở rộng lòng đại bi đến cho mọi người và mọi loài, bất kể đó là loại hữu duyên hay vô duyên. Đó mới đúng theo tinh thần của Phật giáo.

vì vậy, từ bi có theo đạo Phật là luôn luôn ban vui cứu khổ cho mọi người xuất phát sự không toan tính và không phân biệt.

Từ Bi không chỉ là hạnh của Bồ Tát, chư Phật mà còn là nhân của sự giải thoát, giác ngộ. Từ Bi chính là yếu chỉ của đạo Phật, là sứ mạng của đạo Phật để ban vui cứu khổ cho chúng sinh còn chìm đắm trong sự u mê. Tâm Từ Bi sẽ hóa giải được rất nhiết, cảm hóa được muôn loài và mang đến sự bình an nơi tâm hồn.

Đúng vậy, bái Phật, tu Phật, kỳ thực tâm từ bi của Đức Phật đều là thể hiện ngay ở trong từng việc nhỏ.

Chúng ta có tâm hướng Phật, tín ngưỡng Phật, đi qua tượng Phật mà đặt lên rất nhiều đồ cúng, nhưng trong tâm chúng ta lại không dùng từ bi mà đối đãi người khác, thì Đức Phật chắc hẳn cũng sẽ không hài lòng đâu!

Ngược lại, một người luôn lương thiện, từ bi với người khác thì cho dù không thắp hương bái Phật cũng vẫn được phúc báo!
Tags: le phat