Giới thiệu về Webtretho Store Để thuận tiện cho các bố các mẹ thuận tiện hơn trong việc đi shopping trên diễn đàn, Webtretho chính thức cập nhật tính năng mới, giúp các bố mẹ mua sắm, đặt hàng ngay trực tiếp trên diễn đàn bằng tính năng Webtretho Store.
Webtretho Store là gì?
Webtretho Store là giải pháp tạo cửa hàng trên diễn đàn. Với Webtretho store, toàn bộ sản phẩm sẽ hiển thị trực quan đầy đủ trên topic, giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực của người bán lẫn người mua. Các bố mẹ khi đi mua sắm có thể dễ dàng tìm thấy nút Webtretho store ngay trên topic bán hàng. Nhấn vào nút này, các bố mẹ có thể xem được hàng hóa đang có tại shop và đặt hàng ngay tại trang này mà không cần phải nhắn tin hay gọi điện thoại đến shop.
Tại sao cửa hàng cần có Webtretho Store
► Thông qua Webtretho store, các chủ shop có thể bán hàng trên nhiều kênh khác nhau như website, diễn đàn 5GIAY, webtretho, Facebook… mà chỉ cần upload cũng như quản lý tại 1 chỗ duy nhất.
►
Cho phép đặt hàng trực tiếp trên diễn đàn: giúp cho việc bán hàng dễ dàng hơn, với các bố mẹ đi mua sắm, tính năng này giúp các bố mẹ có thể đặt mua hàng ngay khi tìm thấy 1 sản phẩm mà mình cảm thấy ưng ý.
►
Đồng bộ đơn hàng và tồn kho giữa các kênh: giúp cửa hàng dễ dàng kiểm soát được hàng hóa đã hết hàng chưa để có sự thay đổi bổ sung phù hợp.
►
Kết nối tự động với nhà vận chuyển: giúp các chủ shop dễ dàng quản lý được tình trạng giao hàng và kiểm soát quá trình vận chuyển đơn hàng tới khách.
►
Hệ thống tạo mã giảm giá và chương trình khuyến mãi ở tất cả các kênh: giúp cửa hàng có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi chuyên nghiệp như các công ty lớn: Lazada.vn, Tiki.vn…
►
Sở hữu website bán hàng với tên miền riêng: không chỉ có thêm gian hàng trên diễn đàn mà còn sở hữu 1 website bán hàng chuyên nghiệp với các tính năng mới nhất.
Làm sao để sở hữu Webtretho store?
Bước 1: Đăng nhập vào diễn đàn Webtretho
Lưu ý: bạn phải có topic đang hoạt động trên trang zaodich
Bước 2: Click nút Tạo Store nằm trong topic bán hàng của bạn.
Bước 3: Hệ thống sẽ chuyển bạn đến trang quản lý store. Bạn cần đổi mật khẩu để tiếp tục.
Bước 4: Cấu hình giao diện hiển thị cho Webtretho của bạn.
Chi tiết về hướng dẫn tạo và sử dụng Webtretho store, bạn có thể xem TẠI ĐÂY
Nếu cần hỗ trợ cả nhà có thể để lại
comment, gọi điện đến số
1900.636.099 hoặc gửi email đến hộp thư
hi@haravan.com.
Số điện thoại: O432O1 tám tám 55
Địa chỉ: Tầng 2, A24/D7 Khu đô thị mới Cầu Giấy Hà Nội
Tình Trạng: Còn hàng
Kỳ thi du học Nhật Bản
Giới thiệu về "Kì thi mới" dành cho du học Nhật Bản:
Từ năm 2002 người ta đã bàn bạc về "Kì thi mới" dành cho du học Nhật Bản và phát biểu báo cáo cuối cùng của hội nghị những người hợp tác điều tra “Kì thi mới dành cho du học Nhật Bản”. Theo đó, từ năm 2002 sẽ hợp nhất 2 kì thi hiện hành là “Kì thi tiêu chuẩn hóa du học sinh nước ngoài tự túc” và “Kì thi năng lực tiếng Nhật” và thiết lập “Kì thi mới” dành cho du học Nhật Bản. Người ta gọi kì thi đó là “Kì thi du học Nhật Bản” và tổ chức 2 lần 1 năm ở các thành phố của Nhật Bản và khoảng 10 khu vực khác ở nước ngoài. Các môn thi gồm có các môn như tiếng Nhật xã hội, môn tổng hợp, toán học, tiếng Nhật khoa học tự nhiên, môn tự nhiên (lý, hóa, sinh), toán học và lựa chọn các môn phù hợp với yêu cầu của trường đại học tương ứng. |
|
1. Tên gọi | Tên gọi “Kì thi mới” hay còn được gọi là "Kì thi du học Nhật Bản" | 2. Mục đích | Có mục đích là đánh giá học lực cơ bản và năng lực tiếng Nhật đối với những người nước ngoài có mong muốn nhập học vào các trường đại học… của Nhật Bản. | 3. Đối tượng | Những du học sinh nước ngoài có mong muốn nhập học vào các trường đại học… của Nhật Bản | 4. Thời gian tổ chức | Từ năm 2002, được tổ chức 2 lần vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm ở trong và ngoài Nhật Bản. | 5. Môn thi/ Thời gian thi | Tiếng Nhật – Xã hội (120 phút), môn tổng hợp (80 phút), toán (80 phút)
Tiếng Nhật – Khoa học tự nhiên (120 phút), các môn tự nhiên (chọn 2 trong 3 môn vật lý, hóa học, sinh học, 80 phút), toán (80 phút) | 6. Mục đích của mỗi môn thi | Kiểm tra năng lực tiếng Nhật xem có thể đáp ứng việc học tập tại các trường đại học Nhật Bản hay không. | 7. Học lực cơ bản | Kiểm tra năng lực học tập cơ bản trong bộ môn toán cần thiết cho việc học tập tại các trường đại học Nhật Bản. | 8. Môn tự nhiên | Để đánh giá học lực cơ bản trong các môn tự nhiên (vật lí, hóa học, sinh vật) cần thiết cho việc học tập tại các khoa tự nhiên của các trường đại học Nhật Bản
Môn tổng hợp: để đánh giá học lực cơ bản về các môn xã hội cần thiết cho việc học tại các trường đại học Nhật Bản đặc biệt là năng lực lý luận, tư duy. | 9. Tỉ lệ điểm của từng môn thi | Các môn xã hội: tỉ lệ của các môn tiếng Nhật, các môn tổng hợp, toán học là 42
Các môn tự nhiên: tỉ lệ của các môn tiếng Nhật, khoa học tự nhiên, toán học là 42 | 10. Lựa chọn môn thi theo trường đại học | Nếu các trường đại học sử dụng “kì thi mới” để lựa chọn du học sinh, họ sẽ chỉ định môn thi đặc trưng cần thiết cho việc lựa chọn học sinh tương ứng với từng trường trong các môn thi phía trên, hay cũng có thể chỉ yêu cầu du học sinh thi mỗi môn thi đặc trưng đó. Mỗi trường đại học sẽ chỉ định 2 trong 3 môn khoa học tự nhiên. Toán học sẽ được chỉ định một trong 2 khóa học: khóa 1 dành cho các khoa tự nhiên có mức độ tương đối ít cần thiết cho việc học toán và các khoa nhân văn, khóa 2 dành cho tất cả các khoa có mức độ cần thiết rất cao. | 11. Ngôn ngữ ra đề | Ra đề bằng tiếng Anh và tiếng Nhật. (Môn tiếng Nhật chỉ ra đề bằng tiếng Nhật). Trong phần đề thi bằng tiếng Nhật, những phần như tên người nước ngoài hay thuật ngữ chuyên môn sẽ được chú thích bằng tiếng Anh. Theo đó trong sách hướng dẫn đề thi đều có tiếng Nhật, tiếng Anh và mỗi loại đều có sách riêng. Thí sinh sẽ đăng kí xem mình lựa chọn ra đề bằng tiếng gì. | 12. Cách làm bài thi | Tiếng Nhật - thi trắc nghiệm (mark sheet) và thi viết.
Môn cơ bản - thi trắc nghiệm (mark sheet). | 13. Kì thi được tiến hành | Tháng 11 năm 2001, người ta đã tổ chức kì thi với đối tượng là những người có mong muốn du học Nhật Bản ở cả trong và ngoài nước. Kì thi tiêu chuẩn hóa du học sinh nước ngoài tự túc được tổ chức lần cuối cùng vào năm 2001. Ngoài ra, môn ngoại ngữ ( tiếng Anh) - một trong số các môn thi của kì thi tiêu chuẩn hóa du học sinh nước ngoài tư nhân – không được tiến hành thi trong kì thi du học Nhật Bản. Tùy theo yêu cầu môn học mà có trường đại học còn khuyến khích sử dụng các loại chứng chỉ như TOEFL… Trong báo cáo liên quan đến các trường cao học, người ta không tiến hành phát triển “kì thi mới” đặc trưng vì đẳng cấp của cao học nhưng lại sử dụng tích cực trong việc tiến hành cho phép nhập học trước khi đến Nhật Bản bằng quá trình chính thức dựa trên việc xem xét hồ sơ và khuyến khích sử dụng kết quả của “kì thi mới” làm tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Nhật. |
|
|
Kỳ thi JLPT
1. Kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT không phải chỉ để đánh giá xem kiến thức tiếng Nhật như ngữ pháp hay từ vựng ít hay nhiều mà là kì thì để đánh giá kĩ năng ngôn ngữ cơ bản, chính là năng lực giao tiếp (communication). Để thực hiện điều này, kì thi bỏ qua phần từ vựng chuyên môn, quán ngữ địa phương có tần suất sử dụng thấp và chỉ sử dụng ngôn ngữ chuẩn ở trung tâm Tokyo để phát triển các vấn đề.
2. Kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT tiến hành kì thi giả định như đang nói chuyện với người Nhật Bản, thông qua kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT này có thể đánh giá chính xác năng lực hội thoại tiếng Nhật Bản của thí sinh.
3. Kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT có thể đánh giá gián tiếp năng lực Speaking và Writing chỉ bằng bài Test đọc hiểu và nghe hiểu, duy trì tính khách quan, thực dụng, tín nhiệm về mỗi vấn đề và có thể đánh giá năng lực ngôn ngữ chính xác của thí sinh.
4. Kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT giao cho máy tính ở cơ quan xử lý thống kê uy tín ở trong nước phân tích để đánh giá độ tương quan, độ khó, độ phân loại và độ tin tưởng với mỗi loại hình.
5. Kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT không phải chỉ có một Form cho nhiều bài kiểm tra mà kiểm tra tính tương quan và liên hệ giữa mỗi Form cũng như viết Bảng hội thoại (Conversation Table). |
|
Cơ quan cấu tạo và ra đề cho kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT |
Kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT mới quyết định loại hình ra đề với 4 loại hình nghe hiểu (L/C), 4 loại hình đọc hiểu (R/C). Hiệp hội học viện lớn nhất Nhật Bản “Sundai” được giao phó trách nhiệm ra đề thi và đang ra đề với các vấn đề trọng tâm vào tiếng Nhật chuẩn (Tokyo) và tiếng Nhật mới hiện đang được sử dụng. Các đề thi của mỗi kì thi đều được giao cho máy tính ở cơ quan xử lý thống kê uy tín ở trong nước phân tích để đánh giá độ tương quan, độ khó, độ phân loại và độ tin tưởng với mỗi loại hình, thông qua kết quả kiểm chứng này sẽ có thể đưa ra, phát triển những câu hỏi đúng với mục đích của kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT.
“Sundai” có trụ sở chính ở Tokyo với tư cách là tổ chức giáo dục hàng đầu của Nhật Bản, được thành lập năm 1918 với tên là “東京 高等 受驗 講習會” đã phát triển từ bậc mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến nay đã có 23 trường với hơn 2000 giáo viên chuyên môn và là tập đoàn giáo dục lớn nhất của Nhật Bản. “Sundai” là tổ chức giáo dục hàng đầu Nhật Bản với truyền thống 80 năm có trung tâm chuyên đào tạo tiếng Nhật nhằm nói tiếng Nhật thành thạo trong các hoạt động kinh doanh, học hỏi kĩ thuật chuyên môn của các cơ quan giáo dục chuyên môn hay để học lên các trường đại học (cao học) của Nhật Bản. “Sundai” thành lập trường chuyên tiếng Nhật với đối tượng là người nước ngoài và đang phát triển các tiết học để học lên cao hoặc kinh doanh, cũng như đang dần xây dựng danh tiếng trong việc ủy thác đào tạo tiếng Nhật dành cho các doanh nghiệp người nước ngoài ở Nhật Bản hay nhân viên công vụ (BMW, truyền hình BBC, đại diện EC tại Nhật). |
|
Nghe (L/C) |
PART 1 / Miêu tả ảnh (20 phút)
Là phần thi nhìn ảnh và chọn nội dung hay giải thích tình huống đúng. Phần bắt đầu của nghe hiểu dựa trên điểm là các đối tượng đều là người Non-Native, thông qua phương tiện thị giác là hình ảnh một cách có chủ ý để giảm bớt áp lực tinh thần đồng thời làm quen với âm thanh.
PART 2 / Trả lời câu hỏi (30 phút)
Là phần thi chọn câu trả lời thích hợp với câu hỏi của đối phương hay tìm câu hội thoại xuất hiện khẳng định hoặc phủ định. Là phần yêu cầu năng lực phán đoán tức thì trong tình huống giả định thực tế, cũng như có thể đánh giá khả năng truyền đạt chính xác suy nghĩ của bản thân tới đối phương khi trực tiếp tham gia vào hội thoại.
PART 3 / Nghe hội thoại (30 phút)
Là phần thi nghe hội thoại giữa 2 người và trả lời câu hỏi được đặt ra. Là phần thi có thể đánh giá khả năng nghe được chính xác sự thực hoặc thông tin cụ thể hay khách quan trong nội dung nói chuyện, quan hệ giữa 2 người, bối cảnh của cuộc hội thoại đó.
PART 4 /Văn giải thích (30 phút)
Đây là phần khó nhất trong các phần thi nghe. Là phần thi nghe một đoạn văn giải thích dài và trả lời khoảng 3-4 câu hỏi được đặt ra. Là phần thi có thể đưa ra kết luận rằng chỉ cần phán đoán nội dung tổng thể và từng bước đánh giá năng lực tiếng Nhật tổng hợp theo tiêu chuẩn phù hợp. |
|
Đọc hiểu (R/C) |
PART 5 / Tìm câu trả lời đúng (20 phút)
Là phần thi tìm biểu hiện, câu văn có ý nghĩa giống với biểu hiện tiếng Hán cơ bản có trong tiếng Nhật. Là phần có thể đánh giá toàn diện năng lực học tập tiếng Nhật thông qua ngữ pháp và từ vựng cơ bản, hiểu đúng về âm, luật và mặt chữ Hán tự.
PART 6 /Sửa lỗi sai (20 phút)
Là phần thi tìm phần không thích hợp hoặc không đúng trong câu văn. Phần sửa lỗi sai có thể đánh giá kiến thức ngữ pháp chính xác do nếu không biết tại sao phần đó lại sai thì sẽ không thể tìm ra được phần sai trong câu.
PART 7 / Điền vào chỗ trống (30 phút)
Là phần thi phán đoán chính xác quan hệ trước sau của 2 câu và hoàn thành một câu hoàn chỉnh. Phần thi này có thể đánh giá không chỉ kiến thức về ngữ pháp mà còn biết được khả năng viết văn gián tiếp, khả năng biểu hiện đa dạng.
PART 8 / Đọc hiểu (30 phút)
Là phần thi phải phán đoán chính xác và nhanh chóng thông tin được ẩn trong chữ viết trong sinh hoạt thường ngày hơn là chỉ hiểu trên bề mặt. Vì phần này là mặt tổng hợp cho khả năng đọc hiểu nên có thể đánh giá khả năng phân tích, phán đoán, suy nghĩ. |
|
Bảng đánh giá thành tích / Đánh giá điểm JLPT |
- Trên 880 điểm
Là người có khả năng giao tiếp xuất sắc đến mức có thể ứng phó thích hợp cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Có thể giao tiếp trôi chảy về cả các nội dung có từ vựng và biểu hiện phong phú, phức tạp, tinh vi. Cho dù có thể chưa được tự nhiên hay vẫn còn lỗi sai nhưng điều đó không đến mức ảnh hưởng tới việc giao tiếp và kể cả khi giao dịch bằng tiếng Nhật cũng không thành vấn đề. Ngoài ra còn có khả năng biết cách vận dụng các thông tin trên thời sự, báo, tạp chí.
- Trên 740 điểm
Là người có khả năng giao tiếp xuất sắc đến mức có thể ứng phó đủ trong nhiều tình huống thường ngày. Có thể hiểu và ứng đáp trôi chảy không gặp vấn đề gì đối với các chủ đề thường nhật. Dù vẫn còn biểu hiện chưa tự nhiên hay vẫn còn mắc lỗi ngữ pháp nhưng không đến mức trở ngại lớn cho việc giao tiếp. Nếu không phải tình huống phức tạp thì cũng có thể giao dịch bằng tiếng Nhật.
- Trên 460 điểm
Là người có thể giao tiếp trong phạm vi giới hạn ở mức độ giao tiếp thường ngày. Tuy sẽ hơi khó để nói chuyện phức tạp nhưng với các chủ đề đơn giản thì có thể truyền đạt chi tiết suy nghĩ của bản thân. Trường hợp vẫn chưa đủ từ vựng, biểu hiện và vẫn còn lúng túng nhưng nếu ở mức độ giao tiếp cơ bản thì vẫn có thể sử dụng tiếng Nhật để giao dịch.
- Trên 220 điểm
Là người có thể giao tiếp tối thiểu trong giao tiếp thường ngày. Tuy có kiến thức ngữ pháp cơ bản nhưng việc vận dụng để giao tiếp vẫn còn chạy theo đám đông. Nếu đối phương chú ý đến việc sử dụng từ và nói chậm thì có thể giao tiếp cũng như nối các câu đơn thể thành một đoạn hội thoại cơ bản. Nhưng để sử dụng tiếng Nhật để giao dịch thì hơi khó khăn.
- Dưới 220 điểm
Là mức độ chưa thể giao tiếp được. Dù đối phương nói từ từ với nội dung đơn giản cũng chỉ hiểu được phần nào. Chỉ ở mức có thể giới thiệu bản thân hoặc chào hỏi đơn giản chứ khó sử dụng trong sinh hoạt thực tế. |
|
Hướng dẫn
1. Mục đích | Kì thi này có cả ở trong và ngoài nước, là kì thi có mục đích để đánh giá và công nhận năng lực tiếng Nhật với đối tượng là những người có tiếng mẹ để không phải là tiếng Nhật. |
2. Đơn vị tổ chức | Tại Nhật Bản, đơn vị tổ chức là Hiệp hội giáo dục quốc tế Nhật Bản, ở nước ngoài là Quỹ giáo dục quốc tế hợp tác với các cơ quan nhà nước tại các nước đó (Đại sứ quán, Lãnh sự quán) và tổ chức. |
3. Thời gian | Kì thi được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12 hàng năm tại Nhật Bản cũng như các nước khác trên thế giới, được chia từ thấp là sơ cấp là N5 đến cao cấp là N1 nhưng khi nhập học tại các trường đại học Nhật Bản thường yêu cầu chứng chỉ tiếng Nhật N1 (mức độ không gặp khó khăn gì trong sinh hoạt thường ngày). |
4. Ngày thi | Lần 1: chủ nhật đầu tiên của tháng 7, Lần 2: chủ nhật đầu tiên của tháng 12 hàng năm. |
5. Nộp hồ sơ | Lần 1: cuối tháng 3 ~ cuối tháng 4, Lần 2: cuối tháng 8 ~ cuối tháng 9 hàng năm |
6. Địa điểm tổ chức thi | Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. |
7. Lệ phí th | 40 USD. |
8. Nội dung thi | Tiêu chuẩn công nhận trình độ của kì thi mới được đánh giá theo hành vi ngôn ngữ “Đọc”, “Nghe” giống như dưới đây. Trong bảng này tuy không giải thích nhưng để thực hiện mỗi hành vi ngôn ngữ thì cần phải có kiến thức về ngôn ngữ. Về nội dung test cụ thể như thế nào trong mỗi cấp độ xin hãy tham khảo bảng dưới đây. Cấp độ | * Tiêu chuẩn công nhận
Tiêu chuẩn công nhận của mỗi cấp độ sẽ dựa theo hành vi ngôn ngữ của “Đọc”, “Nghe”.
Mỗi cấp độ cần phải có kiến thức về ngôn ngữ để thực hiện hành vi ngôn ngữ. | N1 | Có thể sử dụng tiếng Nhật được sử dụng trong những phương diện rộng lớn.
<<Đọc>
·Có thể hiểu được nội dung và cấu trúc câu khi đọc những câu có tính trừu tượng cao hay những câu khó như bình luận, xã luận mang tính logic trên báo viết về các đề tài rộng lớn.
· Có thể hiểu được ý đồ chi tiết và dòng chảy của câu chuyện khi đọc những từ ngữ chuyên sâu về nội dung chủ đề đa dạng.
<·Có thể phán đoán nội dung chính và hiểu cặn kẽ những nội dung lý luận logic, quan hệ của các nhân vật xuất hiện và dòng chảy của câu chuyện khi nghe bài giảng, thời sự, hội thoại có nội dung hệ thống với tốc độ tự nhiên trong các phương diện rộng lớn. | N2 | Có thể hiểu tiếng Nhật được sử dụng trong những phương diện thường nhật hay hiểu được phần nào tiếng Nhật được sử dụng trong những phương diện rộng lớn.
<<Đọc>·Có thể hiểu được nội dung câu khi đọc những câu có cấu trúc rõ ràng như những câu bình luận đơn giản, bài báo/tường thuật trên tạp chí viết về các đề tài rộng lớn.
· Có thể hiểu được ý đồ biểu hiện và dòng chảy của câu chuyện khi đọc những từ ngữ liên quan đến nội dung chủ đề thường nhật
<·Có thể phán đoán nội dung chính, hiểu quan hệ của các nhân vật xuất hiện và dòng chảy của câu chuyện khi nghe thời sự, hội thoại có nội dung hệ thống với tốc độ tự nhiên trong các phương diện rộng lớn hoặc các phương diện thường nhật. | N3 | Có thể hiểu được phần nào tiếng Nhật được sử dụng trong những phương diện thường nhật.
<<Đọc>·Có thể hiểu được khi đọc những câu có nội dung cụ thể viết về các đề tài thường nhật.
·Có thể phán đoán nội dung chính của thông tin thông qua đề mục bài báo.
·Có thể hiểu được ý đồ biểu hiện nếu đưa ra biểu hiện lưu ý với những câu có độ khó thấp trong phạm vi gần với các phương diện thường nhật.
<·Có thể hiểu được gần hết quan hệ của các nhân vật xuất hiện và nội dung cụ thể của câu chuyện khi nghe hội thoại có nội dung hệ thống với tốc độ gần với tốc độ tự nhiên trong các phương diện thường nhật. | N4 | Có thể hiểu được tiếng Nhật cơ bản.
<<Đọc>·Có thể hiểu khi đọc các từ ngữ về các chủ đề gần với các chủ đề trong sinh hoạt thường nhật được viết bằng tiếng Hán hoặc các từ vựng cơ bản.
<·Có thể hiểu được gần hết nội dung khi hội thoại với tốc độ hơi chậm trong các phương diện thường nhật. | N5 | Có thể hiểu được phần nào tiếng Nhật cơ bản.
<<Đọc>·Có thể hiểu khi đọc các từ, câu, cú điển hình được viết bằng tiếng Hán cơ bản được sử dụng trong sinh hoạt thường nhật, hay khi đọc katakana, hiragana.
<·Có thể tiếp nhận thông tin cần thiết từ những cuộc hội thoại ngắn và chậm về các phương diện thường hay tiếp xúc trong sinh hoạt thường ngày như trên lớp học học hàng xóm xung quanh. |
Level
| Phân loại điểm | Phạm vi điểm | N1 | Kiến thức ngôn ngữ (chữ viết-từ vựng-ngữ pháp) | 0 ~ 60 | Đọc hiểu | 0 ~ 60 | Nghe hiểu | 0 ~ 60 | Điểm tổng hợp | 0 ~ 180 | N2 | Kiến thức ngôn ngữ (chữ viết-từ vựng-ngữ pháp) | 0 ~ 60 | Đọc hiểu | 0 ~ 60 | Nghe hiểu | 0 ~ 60 | Điểm tổng hợp | 0 ~ 180 | N3 | Kiến thức ngôn ngữ (chữ viết-từ vựng-ngữ pháp) | 0 ~ 60 | Đọc hiểu | 0 ~ 60 | Nghe hiểu | 0 ~ 60 | Điểm tổng hợp | 0 ~ 180 | N4 | Kiến thức ngôn ngữ (chữ viết-từ vựng-ngữ pháp) | 0 ~ 120 | Nghe hiểu | 0 ~ 60 | Điểm tổng hợp | 0 ~ 180 | N5 | Kiến thức ngôn ngữ (chữ viết-từ vựng-ngữ pháp) | 0 ~ 120 | Nghe hiểu | 0 ~ 60 | Điểm tổng hợp | 0 ~ 180 |
|
9. Thông báo kết quả | Kết quả thi sẽ được thông báo tới toàn bộ học sinh vào cuối tháng 9 nếu thi kì thi lần 1, cuối tháng 2 nếu thi kì thi lần 2 (thông báo cả kết quả đỗ lẫn không đỗ). Nếu đỗ sẽ gửi kèm cả Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (日本語能力認定書) và Thông báo kết quả thi năng lực tiếng Nhật (日本語能力試験合否結果通知書), nếu không đỗ sẽ chỉ gửi Thông báo kết quả thi năng lực tiếng Nhật (日本語能力試験合否結果通知書).. |
Bạn hãy đi du học Nhật Bản khi có thể tự tin vượt qua kỳ thi tiếng Nhật. Các trường học ở Nhật Bản luôn chào đón bạn.
duhocnhatbanline.com