Kế toán dự trữ bắt buộc trong ngân hàng

1. Kế toán dự trữ bắt buộc


Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD phải duy trì trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ.


Theo quy định của NHNN về dự trữ bắt buộc của TCTD thì cách xác định số tiền dự trữ bắt buộc như sau:


• Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc: là khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến hết ngày cùng của tháng hiện hành.


• Kỳ xác định số tiền dự trữ bắt buộc: là khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến ngày cuối cùng của tháng trước.


• Số tiền dự trữ bắt buộc được tính trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ của TCTD X Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, báo cáo qua kế toán trọn gói.


Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được Nhà nước quy định theo từng thời kỳ. Hiện nay là từ 0% - 20% tổng huy động vốn tùy theo từng loại tiền gửi, tùy theo từng TCTD.


Ví dụ


• Số dư tiền gửi huy động bình quân phải tính dự trữ bắt buộc bằng VNĐ tháng 3/N là 2.300 tỷ, trong đó: Tiền gửi không kỳ hạn là 2.000 tỷ, có kỳ hạn 300 tỷ.


• Số dư tiền gửi bình quân tại NHNN tháng 4/N là 150 tỷ.


• Số tiền dự trữ bắt buộc tháng 4/N là:


2.000 tỷ X 5% + 300 tỷ X 0% = 100 tỷ

=> Thừa dự trữ bắt buộc tháng 4 là:


(150 tỷ -100 tỷ) = 50 tỷ

2. Thanh toán qua tài khoản tại NHNN



- Thanh toán qua NHNN là việc các tổ chức tín dụng có nhu cầu chuyển giao với nhau thông qua các NHNN làm trung gian. NHNN sẽ trích TK tiên gửi của NH này Jin trả cho NH khác theo các chứng từ mà các NH gửi đến, báo cáo qua dịch vụ kế toán chuyên nghiệp.


- Muốn thanh toán qua NHNN các NH phải mở TK tiền gửi tại đây và đảm bảo trên TK để thanh toán cho NH khác.


- Khi có nhu cầu thanh toán qua NHNN các NH phải lập đầy đủ chứng từ theo quy định của NHNN.


* Chứng từ sử dụng:


Ủy nhiệm chi, các chứng từ thanh toán của khách hàng cung cấp


Khi có các chứng từ mà không thể thanh toán trong nội bộ hệ thống NH, không có thì thanh toán bù trừ, phải thanh toán qua NHNN thì các NH phải lập Bảng kê chứng từ thanh toán NHNN (gọi tắt là BK 11) kèm theo các chứng từ gốc có liên quan.


Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán điện tử qua NH Nhà nước (chuyển tiền từ,...) được thực hiện theo các quy định hiện hành.