Ngày nay, các công trình xây dựng lớn nhỏ hầu như đều sở hữu ít nhất một khu vực tầng hầm. Công trình càng lớn, khu vực tầng hầm sẽ càng tồn tại nhiều nguy cơ khiến việc chống thấm tầng hầm càng trở nên quan trọng hơn.

Bài viết này dịch vụ chong tham dot Bách Khoa sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm thế nào để chống thấm tầng hầm triệt để và tiết kiệm nhất.


1. Thiết kế chống thấm
Cho tới nay, các biện pháp chống thấm thường được chỉ định bởi thiết kế kiến trúc hoặc thiết kế kết cấu. Thiết kế chống thấm thường được gói gọn trong một vài dòng chỉ dẫn chung. Chính vì vậy khi có tác động của nước ngầm thì các công trình đều bị thấm nước, đặc biệt là tầng hầm nhà cao tầng. Việc thiết kế chống thấm cần được coi như là phần riêng biệt không thể thiếu đối với các công trình có phần ngầm.
Thiết kế chống thấm các kết cấu BTCT tầng hầm cần tiến hành theo các bước sau:
1.1. Xác định các căn cứ thiết kế chống thấm
– Các thông số về địa chất khu vực xây dựng, mực nước ngầm, khả năng xâm thực của nước ngầm…
– Các yêu cầu kỹ thuật của công trình như: tính chất sử dụng, độ sâu của tầng hầm, niên hạn sử dụng…
– Bản vẽ kiến trúc, kết cấu và hệ thống kỹ thuật của tầng hầm.
Các tài liệu trên làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án chống thấm cũng như vật liệu sử dụng.

Xem thêm bài viết:
===> Bảo vệ ngôi nhà hoàn hảo với chống thấm dột sàn mái
1.2. Chọn cấp chống thấm của bê tông và thiết kế các lớp chống thấm bổ sung
Căn cứ vào cấu tạo của kết cấu bê tông đáy tường tầng hầm, các thông số về mực nước ngầm và khả năng xâm thực của nước ngầm và khả năng xâm thực của nước ngầm và các yêu cầu kinh tế – kỹ thuật của công trình mà chọn cấp chống thấm của bê tông theo bảng 1 và thiết kế các lớp chống thấm bổ sung.
Các lớp chống thấm bổ sung thường đươc cấu tạo từ các tấm chống thấm đúc sẵn, các màng đàn hồi từ các loại keo, các chất kết tinh trong bê tông sau khi được phun vào hoặc từ đất sét đầm chặt.
Trong thiết kế cần quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với hỗn hợp bê tông và bê tông chống thấm, các vật liệu chống thấm đặc chủng.
1.2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với hỗn hợp bê tông và bê tông chống thấm
– Cường độ nén ở tuổi 28 ngày không nhỏ hơn mác thiết kế.
– Mức chống thấm không thấp hơn mức chống thấm cần thiết (chọn theo tỷ lệ chiều cao cột nước/chiều dày kết cấu);
– Tỷ lệ N/X không lớn hơn giá trị chọn theo yêu cầu về cường độ chịu nén và cấp chống thấm của bê tông;
– Lượng hạt mịn (hạt có kích thước nhỏ hơn 0,3mm) trong 1m3 bê tông khoảng 450-800kg tuỳ theo Dmax của cốt liệu lớn và loại cốt liệu lớn là sỏi hoặc đá dăm;
– Lượng xi măng trong 1m3 bê tông không nên nhỏ hơn 350kg và không nên lớn hơn 480kg;
– Hỗn hợp bê tông cần có độ dẻo phù hợp với phương pháp đổ, thiết bị đầm và không bị tách nước.

Xem thêm ===> Hãy chống thấm dột nhà vệ sinh để đảm bảo chất lượng công trình
2. Thi công bê tông chống thấm
Thi công bê tông chống thấm cần tuân thủ theo các quy định trong TCVN 4453-1995 “Kết cấu bê tông và BTCT – Quy phạm thi công và nghiệm thu”. Ngoài ra đối với kết cấu đáy tầng hầm có thể áp dụng đầm lại hoặc xoa lại mặt sau khi đã hoàn thiện. Thời điểm và phương pháp đầm lại được thực hiện cần có những hướng dẫn của các kỹ sư chuyên nghiệp. Bê tông sau khi đầm hoặc đầm lại cần được bảo dưỡng ẩm phù hợp với các quy định trong TCVN 5574-1993” Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng ẩm”

Nguồn: Chống thấm dột Bách Khoa Uy tín-Chất lượng số 1 Việt Nam