Đăng ký nhãn hiệu dịch vụ xây dựng

Logo là một công cụ quan trọng để phát triển công ty khi hoạt động trong phân khúc xây dựng có tính cạnh tranh cao, nó giúp phân biệt công ty của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Khi đã xây dựng được một logo nổi bật và khác biệt, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó vì chỉ khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu mới có căn cứ để ngăn chặn những hành vi sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu nhằm thu lợi hoặc gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Quy trình đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như sau:
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu xây dựng
Dịch vụ xây dựng được xếp vào nhóm 37 theo bảng phân loại Nice
Dịch vụ xây dựng phân trong nhóm này là dịch vụ do chủ thầu hoặc người thầu lại tiến hành xây dựng. Ngoài ra, các dịch vụ liên quan đến xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, đập hoặc các tuyến truyền tải, các dịch vụ, các dịch vụ về các công việc chuyên môn hóa trong lĩnh vực xây dựng như công viêc của thợ sơn, thợ đặt đường ống, thợ lợp nhà..; Các dịch vụ phụ trợ cho việc các dịch vụ xây dựng như kiểm tra dự án xây dựng; Các dịch vụ gồm thuê công cụ hoặc vật liệu xây dựng cũng đều thuộc nhóm 37.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu xây dựng
Quá trình thực hiện đăng ký
Trường hợp Qúy khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện sở hữu trí tuệ Luật Thiên Mã thì nội dung đăng ký nhãn hiệu gồm:
· Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký thành công;
· Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
· Theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
· Đại diện cho Qúy khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
· Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
· Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công;
· Trao đổi, cung cấp thông tin cho Qúy khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm:
· Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức;
· Chứng từ nộp phí, lệ phí
· Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
· Mẫu nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng ( kích thước không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm); tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 8×8 cm in trên tờ khai;
Thông tin, tài liệu Qúy khách hàng cần cung cấp:
· Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký.
· Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký.
· Giấy ủy quyền cho Đại diện sở hữu trí tuệ Luật Việt An thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
· Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
Chi phí đăng ký nhãn hiệu:
Phí đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn. Vì vậy, Qúy khách hàng cần cung cấp ngành nghề kinh doanh chính để biết được sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu, từ đó biết chính xác chi phí thực hiện.
Thời gian thực hiện đăng ký nhãn hiệu
Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn:
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ
Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Thẩm định nội dung: 09 tháng -12 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.
Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Thiên Mã để được hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu.
Hotline: 0977.523.155 hoặc truy cập:Luật Thiên Mã Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp, Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp
Chúc các bạn thành công!