Huấn luyện Kỹ thuật an toàn hóa

Khóa đào tạo Huấn luyện Kỹ thuật an toàn hóa chất được công ty chúng tôi xây dựng và đào tạo cho các đối tượng được quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22/10/2014 của Bộ Công Thương

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất có liên quan đến hóa chất đều phải thực hiện Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động Huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất:
 Thông tư 36/2014/TT-BCT: Huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.
 Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH: Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động với công việc liên quan đến hóa chất.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔNG NAM BỘ CHUYÊN TƯ VẤN HỒ SƠ HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN HÓA CHẤT THEO THÔNG TƯ 36/2014/TT-BCT.

Khóa đào tạo Huấn luyện Kỹ thuật an toàn hóa chất được công ty chúng tôi xây dựng và đào tạo cho các đối tượng được quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-BCT ngày 22/10/2014 của Bộ Công Thương.
I. Đối tượng áp dụng khóa học là gì?
Thông tư này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan :
1. Ban lãnh đạo, người quản lý trực tiếp hóa chất (người quản lý)
2. Đối với người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất (người lao động).

II. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.
1. Huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất đối với lãnh đạo, người quản lý trực tiếp hóa chất (người quản lý) theo thông tư số 36/2014/TT-BCT.

2. Huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất đối với người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất (người lao động) theo thông tư số 36/2014/TT-BCT
a) Yêu cầu về cơ sở vật chất, chuyên môn trong hoạt động hóa chất; trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép; khai báo hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất; đăng ký sử dụng hóa chất; đăng ký và quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới.
b) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất (cơ sở);
c) Biện pháp về quản lý, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất độc hại, nguy hiểm;
d) Các phương án, biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố hóa chất:
đ) Biện pháp phòng ngừa, loại trừ, khắc phục sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất;