Hiểu thêm về khí ô-dôn khử độc thực phẩm

Thứ Năm, 20/10/2016, 21h40


Sản xuất máy ô-dôn Z755 tại Công ty thông tin điện tử Z755.
Gần đây xuất hiện nhiều thông tin trái chiều về công dụng của máy tạo khí ô-dôn khiến người tiêu dùng hoang mang. Vậy, khí ô-dôn có mang lại giá trị thật cho cuộc sống?
Theo Tiến sĩ Brai-ơn Oai (Viện Nghiên cứu rau hoa quả Gosford - Bộ Nông nghiệp New South Wales - Ô-xtrây-li-a), năm 1785, nhà hóa học Van Ma-rum (Hà Lan) tìm ra khí ô-dôn được phát sinh chung quanh chiếc máy phát tĩnh điện do ông chế tạo ra trước đó. Đến năm 1840, nhà khoa học Son-ben (Đức) mới đặt tên cho khí này là “ô-dôn”. Giáo sư Nguyễn Hoàng Nghị (nguyên Phó Viện trưởng Vật Lý, Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Cuối thế kỷ 19, châu Âu đã nghiên cứu dùng ô-dôn để khử khuẩn nước thay cho clo. Thời điểm đó, ở Đức đã có nhà máy nước dùng ô-dôn; từ năm 1919 đến 1921 Pháp đã có nhà máy nước xử lý ô-dôn, đến 1990 đã có 700 nhà máy; Ca-na-đa từ năm 1956 đến 1980 có 26 nhà máy; trước chiến tranh thế giới thứ hai tại Mỹ đã có các nhà máy nước dùng ô-dôn và đến năm 1990 có 40 nhà máy... Như vậy, ô-dôn là chất khử khuẩn ưu việt đang dần thay clo. Lượng ô-dôn dư thoát ra từ nước được xử lý triệt để: e~20% khí ô-dôn thừa tách ra từ nước gom vào lò nung 350 độ, ô-dôn phân hóa hoàn toàn thành ô-xy và hiện nay các thiết bị ô-dôn gia dụng đã được dùng khắp thế giới từ Bắc Mỹ, châu Âu đến Hàn Quốc, Nhật Bản...

Ô-dôn cùng với clo là các loại khí có cơ chế khử khuẩn do cùng là chất ô-xy hóa mạnh (khả năng ô-xy hóa được đo bằng thế ô-xy hóa U, cụ thể U của clo ~1,36V và U của ô-dôn ~2,07V). Tại nước ta, một nhà máy nước công suất trung bình sử dụng hết vài chục tấn khí clo/năm. Sự lợi hại của clo tùy thuộc vào liều lượng, mục đích dùng, nếu dùng liều lượng cao, clo có thể gây nguy hiểm nhưng với liều lượng hợp lý, nhất là trong môi trường nước, clo lại có công dụng diệt khuẩn rất tốt.

Tương tự, ô-dôn được sử dụng để khử khuẩn nhưng có ưu thế hơn hẳn clo, vì khả năng ô-xy hóa mạnh hơn, nhanh chóng phân rã để trở thành ô-xy nên không tồn tại lâu trong nước, không khí, do đó người ta dùng ô-dôn khử khuẩn thay cho clo. Song, ô-dôn cũng có những tác hại nếu sử dụng không đúng liều lượng (bình thường có thể cảm nhận mùi ô-dôn khi nồng độ là 0,01 ppm ô-dôn).

Theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, môi trường sống của con người có nồng độ 0,1 ppm ô-dôn trong tám giờ trở xuống là ngưỡng an toàn. Các nhà máy nước ở Hoa Kỳ, châu Âu khi dùng máy ô-dôn công suất lớn đều quy định về an toàn nghiêm ngặt. Còn máy ô-dôn gia dụng chỉ sinh ra lượng ô-dôn rất nhỏ (từ vài chục đến vài trăm miligam ô-dôn/giờ), khi sục vào nước để rửa thực phẩm thời gian 10-20 phút, phần lớn khí ô-dôn hòa tan trong nước, tự phân hủy sau khoảng 30 phút; lượng ô-dôn còn lại (khoảng 20-30% ~ 0,1 ppm ô-dôn) tỏa ra trong gian bếp khoảng 10 m2 (~25 m3 không khí) đã đạt mức an toàn rất cao. Để yên tâm, người dùng cần đặt máy nơi thoáng mát, bật quạt để ô-dôn bay ra ngoài sẽ không ảnh hưởng sức khỏe.

Lo ngại ô-xít ni-tơ tạo ra cùng với ô-dôn gây hại cho người, vậy máy ô-dôn khi dùng có tạo ra các loại ô-xit ni-tơ không? Lý giải bằng khoa học, các máy ô-dôn thường dùng cao áp không quá 7 kV. Cao áp này tạo ra điện trường vừa đủ phá hủy liên kết giữa hai nguyên tử ô-xy (O2) để tạo ra ô-dôn nhưng không đủ để phá hủy ni-tơ (N2) vì năng lượng liên kết của phân tử N2 lớn hai lần so với phân tử O2. Do vậy, nếu có khả năng tạo ra các loại ô-xit ni-tơ đồng hành với khí ô-dôn, liều lượng không đáng kể (ngưỡng an toàn cho phép của ô-xit ni-tơ từ 25 đến 50 ppm tùy loại, cao hơn rất nhiều so với ô-dôn). Nồng độ ô-xit ni-tơ hoàn toàn đo được tại các phòng thí nghiệm chuyên ngành.

Cha đẻ của ngành độc học Paracelsus (người Đức) khẳng định: "Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều lượng là làm cho một thứ không phải một chất độc". Trường hợp máy ô-dôn cũng vậy, chọn đúng máy sản sinh ra liều lượng ô-dôn vừa đủ để khử khuẩn lại không gây hại.

Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty Thông tin điện tử Z755 Nguyễn Mậu Sơn cho biết: “Để tạo ra máy ô-dôn Z755, chúng tôi đã bỏ nhiều công nghiên cứu kỹ lý thuyết lẫn thực nghiệm, thử nghiệm nhiều lần nên sản phẩm đạt chất lượng cao và an toàn. Máy ô-dôn Z755 đã được Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Quatest 1, Quatest 3, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Công ty Sắc Ký Hải Đăng kiểm nghiệm, xác nhận máy có khả năng phân hủy hóa chất, diệt vi khuẩn bám trên rau quả, thực phẩm. Trong môi trường thông thường, thực phẩm, nước uống sau khi sục bằng máy ô-dôn Z755 không tìm thấy ni-trit, hàm lượng ni-trat đo được là 14,8 mg/l, thấp hơn rất nhiều so tiêu chuẩn ni-trat cho phép trong nước ăn uống là 50 mg/l. Khi đưa máy ô-dôn Z755 ra thị trường, chúng tôi rất chú trọng trang bị cho người tiêu dùng những hiểu biết cơ bản về ô-dôn và sử dụng đúng cách”.

Có người quan ngại, hàng trăm loại hóa chất, vi khuẩn..., khí ô-dôn xử lý hết được không? Nhiều chuyên gia cho rằng, ô-dôn có khả năng phân hủy hầu hết các chất hữu cơ, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn, nhất là một số loại gây hại thường gặp trong thực phẩm như vi khuẩn E.coli, nấm mốc, thuốc trừ sâu hữu cơ. Quá trình khử ô-dôn có thể làm cho thực phẩm mất đi một ít chất dinh dưỡng (chưa có tài liệu nào chứng minh), nhưng loại bỏ được vi khuẩn gây độc, thuốc trừ sâu, chất bảo quản để thực phẩm an toàn là điều đáng quý.

“Chọn được sản phẩm tốt, dùng đúng cách, đúng chỗ, đúng liều lượng máy ô-dôn sẽ thật sự đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất cũng là người dùng, chúng tôi thấy rõ hiệu quả của nó. Chúng tôi luôn mong muốn người tiêu dùng có thực phẩm an toàn mà không cần đến bất cứ thiết bị hay hóa chất gì để khử độc. Song tốt nhất là mọi người nên tự trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… hoặc chọn thực phẩm có nguồn gốc an toàn để sử dụng. Máy ô-dôn Z755 dù chưa thật sự là một sản phẩm tuyệt đối hoàn hảo, nhưng trong nhiều trường hợp, nó thật sự giúp ích cho chúng ta”, ông Nguyễn Mậu Sơn cho biết.


Thái Bảo