Cho những ai yêu và muốn học Đàn Tranh, Đàn Bầu

    • 289 Bài viết

    • 4 Được cảm ơn

    #1

    Chào cả nhà!
    Mình lập topic này để những ai yêu mến cây đàn tranh, đàn bầu có thể đến gần hơn và cảm nhận được hết cái hay cái đẹp của hai cây đàn này.
    Tiếng đàn tranh réo rắt, tiếng đàn bầu nỉ non từ lâu đã đi được vào lòng mỗi người dân Việt Nam, cho đến ngày nay với xu thế hội nhập thì hai cây đàn này không những có chỗ đứng trong lòng gười Việt mà bạn bè quốc tế cũng yêu mến và muốn được tìm hiểu về 2 cây đàn này.
    Khi cuộc sống càng bận rộn, càng có nhiều sức ép từ công việc, gia đình thì mỗi chúng ta lại càng muốn có một khoảng thời gian nhất định để xả stress, và âm nhạc là cách giải tỏa stress tốt nhất, và có lẽ tuyệt hơn nữa là khi đươc nghe chính mình tạo ra những giai điệu mà mình yêu thích. Có thể một số bạn sẽ e ngại khi nghĩ rằng mình có gia đình rồi sẽ không có nhiều thời gian học, hoặc mình lớn tuổi rồi học sẽ không vào. Nhưng các bạn hãy tin mình đi, âm nhạc thuộc về tất cả mọi người và ai cũng có thể hoc được ít nhất là một nhạc cụ dù thời gian eo hẹp hay do tuổi tác. Mình đảm bảo như vậy nếu bạn đến với lớp học của mình.
    Hơn nữa với những bạn đang học cấp III và có dự định đi du học thì biết ít nhất một nhạc cụ dân tộc sẽ là một thế mạnh khi bạn học tập ở xứ người. bởi các nước phương tây rất coi trọng bản sắc dân tộc, và khi bạn có năng khiếu, có thể chơi được một nhạc cụ đặc trưng của nước bạn thì họ sẽ rất coi trọng. Mình đã có một số học sinh đi du học và mỗi lần gọi về họ rất phấn khích khi kể về những cái được khi họ biết chơi nhạc cụ đặc biệt là nhạc cụ truyền thống.
    Mục đích mình mở lớp dạy đàn Tranh, đàn Bầu là muốn đưa hai cây đàn này đến gần với những người yêu đàn Tranh, để trong tương lai sẽ có thêm nhiều người yêu mến hai cây đàn này hơn. Mình tin rằng đến với lớp học của mình, các bạn sẽ có được những giờ phút thư giãn bổ ích.
    Học viên đến với lớp học của mình sẽ được học theo trình tự : Làm quen à cơ bản à nâng cao. Vì vậy các bạn sẽ được tiếp cận cây đàn từ dễ đến khó nên sẽ tiếp thu được một cách triệt để dù ở lứa tuổi nào.
    Nếu ai có nhu cầu học xin liên hệ: 01276. 773. 999
    Mình dạy tại nhà cũng như nhận dạy Tại nhà học viên. Mình cũng nhận dạy theo nhóm từ 2- 3 học viên một lớp
    Thời gian học: 1h15’/ buổi
    Học phí: học viên đến lớp học: 400.000/tháng/4 buổi
    giáo viên đến nhà dậy: liên hệ để biết thêm chi tiết.
    Học theo nhóm ( mỗi nhóm tối đa 3 học viên) 200.000/ buổi/ 1h45'
    Cảm ơn các bạn đã quan tâm!

    Chỉnh sửa lần cuối bởi Moon_you; 27/09/2013 vào lúc 05:10 AM.

    3 thành viên đã cảm ơn vì bài viết hữu ích (xem)
    iframe: approve:
    • 289 Bài viết

    • 4 Được cảm ơn

    #2
    Mình rất vui nếu được giúp đỡ các bạn yêu nghệ thuật truyền thống nói chung và hai cây đàn này nói riêng. Bạn nào cần thì pm cho mình nhé!

    Chỉnh sửa lần cuối bởi Moon_you; 05/04/2013 vào lúc 11:49 AM.

    iframe: approve:
    • 2 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #3
    chị ơi, chị co ở Hà Nội ko? em thật thật rât muô'n học đàn tranh. vì mê từ nhỏ, nhưng bây giờ mơi co điều kiện để học. nick yahoo của em thusuong2709 chị nhe. em cảm ơn ak

    iframe: approve:
    • 289 Bài viết

    • 4 Được cảm ơn

    #4
    Chị ở Hà Nội! Nếu em muốn học thì call cho chị. Chị rất vui vì có những bạn trẻ yêu cây đàn Tranh như em.


    iframe: approve:
    • 289 Bài viết

    • 4 Được cảm ơn

    #5
    Đàn tranh có nguồn gốc từ đàn cổ tranh (guzheng) của Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XIII trải qua gần 700 năm đã trở thành một nhạc khí truyền thống thuần túy Việt Nam hoàn toàn phù hợp với sắc thái dân tộc. Đầu tiên đàn tranh có 12 dây, tượng trưng cho 12 tháng. Sau đó được thêm 4 dây ứng với 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. do đó đàn Tranh còn có tên gọi là đàn Thập Lục. Cho đến ngày nay đàn tranh được thêm 3 dây, thậm chí 5 dây (miền nam) để có thể diễn tấu được phong phú hơn. Vì vậy đàn tranh không những có thể diễn tấu được các bản dân ca Việt Nam mà nó còn có thể diễn tấu được những bản nhạc quốc tế, đặc biệt là những khúc nhạc trữ tình Trung Quốc.

    Chỉnh sửa lần cuối bởi Moon_you; 08/04/2013 vào lúc 11:07 AM.

    iframe: approve:
    • 19 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #6
    Mẹ nó ơi, pm cho em xin thông tin cách học và học phí với, em chưa biết gì thì học bao lâu ạ? Cũng k có đàn, có đc mượn đàn k ạ?

    iframe: approve:
    • 289 Bài viết

    • 4 Được cảm ơn

    #7
    Trích dẫn Nguyên văn bởi vnbc789 Xem bài viết
    Mẹ nó ơi, pm cho em xin thông tin cách học và học phí với, em chưa biết gì thì học bao lâu ạ? Cũng k có đàn, có đc mượn đàn k ạ?
    Mình đã PM cho bạn rồi nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm.


    iframe: approve:
    • 4 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #8
    Bạn Moon you ơi cho mình biết thông tin về thời gian địa điểm, học phí và chương trình học đàn bầu với nhé

    iframe: approve:
    • 4 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #9
    Bạn có thể gửi vào địa chỉ monalisa19802000@gmail.com

    iframe: approve:
    • 289 Bài viết

    • 4 Được cảm ơn

    #10
    Đàn Bầu
    Trong kho tàng văn hoá âm nhạc dân tộc Việt Nam, đàn bầu được coi là nhạc cụ độc đáo và hấp dẫn nhất. Tiếng đàn du dương, trầm lắng khiến ai đã nghe một lần thì thật khó quên.
    Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự xuất hiện của cây đàn bầu trong kho tàng văn hoá dân gian. Chỉ từ trò chơi trống đất của trẻ em đồng bằng Bắc bộ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã cho ra đời nhạc cụ mang tên đàn Bầu, được làm từ ống tre và quả bầu khô. Từ thời nhà Lý, đàn Bầu đã xuất hiện rồi thời gian qua đi cây đàn dần được cải tiến. Đàn được làm từ những chất liệu tốt hơn như gỗ, sừng. Cái độc đáo ở đây là cây đàn cấu trúc rất đơn giản chỉ với một dây nhưng nó diễn tả được mọi cung bậc của âm thanh và tình cảm. Đàn Bầu ngoài việc thể hiện một cách thành công những làn điệu dân ca khác nhau của từng vùng, từng miền của dân tộc, nó còn có thể diễn tấu rất hay những giai điệu của nước ngoài, từ nhạc dân gian đến nhạc trữ tình
    Phải chăng vì sự độc đáo có một không hai của cây đàn Bầu mà mỗi khi nhắc đến Việt Nam, nhiều du khách nước ngoài đã ví cây đàn bầu như một biểu tượng của Việt Nam “Đất nước đàn Bầu”. “Quê hương đàn Bầu”.


    iframe: approve:

LinkBacks Enabled by vBSEO