Với một số bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên, hay nhân viên văn phòng,..... không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra hàng chục hoặc thậm chỉ cả trăm triệu để mua một chiếc máy tính với đầy đủ các phụ tùng thuộc loại khủng hiện nay.
Hiện nay, trong Thế giới máy tính, laptop có vô vàn các linh kiện điện tử, phụ tùng thay thế khác nhau; được cung cấp từ nhiều hãng sản xuất linh kiện máy tính. Việc chọn cho mình một món phụ kiện phù hợp để nâng cấp máy tính không phải quá khó, nhưng chưa bao giờ là đơn giản cả.

Một trong số những món đồ chơi được nhiều người quan tâm đó chính là card màn hình - một thứ vô cùng quan trọng để giúp máy tính của bạn hiển thị hình ảnh một cách nhanh chóng, sắc nét và chân thật nhất. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về card màn hình/ card đồ họa là gì? Cũng như cách lựa chọn loại card màn hình như thế nào cho phù hợp với máy tính mà bạn đang sử dụng.
Khái Niệm

Bo mạch đồ họa (graphics adapter), card màn hình (graphics card), bộ xử lí đồ họa, card đồ họa hay thiết bị đồ họa đều là tên gọi chung của thiết bị chịu trách nhiệm xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính. Bo mạch đồ họa thường được kết nối với màn hình máy tính giúp người sử dụng máy tính có thể giao tiếp với máy tính. Mọi máy tính cá nhân, máy tính xách tay hay laptop đều phải có bo mạch đồ họa.
Nếu bạn muốn chơi game mượt, hình ảnh chân thực, sắc nét, sinh động khi xem phim thì card đồ hoạ màn hình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất.
Những Loại Card Đồ Họa

Hiện nay, card màn hình thì chúng ta lại chia làm 2 loại đó là

  • Card Onboard
  • Card rời.

Những Điểm Nổi Bật Và Bất Cập Của Các Loại Card Đồ Họa

Card Onboard


Card onboard là card màn hình được tích hợp trực tiếp ngay trên mainboard của máy tính, sử dụng tài nguyên của RAM hệ thống chính vì thế nó sẽ dựa vào sức mạnh CPU và RAM để xử lý các thao tác đồ họa. Với các loại máy tính đời cũ thì Card Onboard sẽ được điều khiển bởi 1 chip tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (Mainboard) hoặc là một phần của Chipset. Còn với những dòng laptop đời mới thì Card onboard được tích hợp trực tiếp vào bộ vi xử lý CPU để giảm nhiệt lượng toả ra và tăng hiệu suất để xử lý đồ hoạ trong suốt quá trình sử dụng.
Ưu điểm

  • Hạn chế lỗi trong quá trình sử dụng bởi nó được thiết kế tối ưu cho Mainboard dựa vào Chipset.
  • Ít bị xung đột về phần cứng.

Nhược điểm

  • Việc sử dụng RAM hệ thống để xử lý đồng thời nhiều thao tác đồ họa khiến máy tính phải phân chia tài nguyên RAM điều này dẫn tới tình trạng giật lag, thậm chí treo máy khi mở các ứng dụng nặng.
  • Card Onboard không thể chạy các phần mềm nặng, yêu cầu độ xử lý đồ hoạ cao…

Card Đồ Họa Rời


Cùng sở hữu các tính năng tương tự với card onboard, tuy nhiên card rời được thiết kế riêng biệt, hoạt động độc lập và chuyên về xử lý hình ảnh, đồ họa. Do đó về hiệu năng, loại card này tỏ ra vượt trội hơn card onboard; xử lý đồ hoạ tốt hơn so với card onboard khi ở cùng một cấp độ.
Card rời được trang bị GPU với bộ nhớ chuyên dụng, không sử dụng tài nguyên từ bộ nhớ hệ thống nên nó sẽ đảm bảo tốc độ xử lý, không làm ảnh hưởng đến hiệu năng của toàn bộ hệ thống máy tính. Card rời còn được liên kết với Mainboard thông qua Bus giao tiếp ở các khe cắm mở rộng như AGP, PIC, PIC Experss…
Ưu điểm

  • Sử dụng riêng một khe cắm và độc lập với máy chủ.
  • Card rời này còn sử dụng GPU cùng bộ nhớ riêng, không hề làm ảnh hưởng đến hệ thống chung của máy tính.

Nhược điểm

  • Chi phí khá đắt
  • Hệ thống tản nhiệt cưa VGA rời có thể bị nóng, và dĩ nhiên điều này không hề tốt cho máy tính của bạn chút nào.

------------------------------------------------------
Website: reviewso.vn