Để hỗ trợ cho chiến dịch SEO web của bạn được diễn ra thuận lợi, bạn cần đảm bảo rằng bạn có một thiết kế web chuẩn SEO ngay từ đầu. SEOquake là công cụ hữu ích hỗ trợ bạn kiểm tra các yếu tố chuẩn SEO đối với website của bạn. Nếu bạn đang tìm hiểu cách kiểm tra thiết kế web chuẩn SEO bằng SEOquake, cùng xem nhé!
Bạn đã hoàn thành khâu thiết kế website, chiến dịch SEO của bạn cũng đã được lên kế hoạch. Trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra xem các yếu tố chuẩn SEO của website bạn đã ổn chưa.
Ngoài các yếu tố cơ bản của một thiết kế web chuẩn SEO mà ApecSoft đã đề cập trước đây. SEOquake sẽ giúp bạn tối ưu onpage thêm nhiều yếu tố khác.
Cài đặt SEOquake vào trình duyệt của mình.
Đối với trình duyệt Chrome, bạn vào tiện ích mở rộng, gõ tìm SEOquake và ấn thêm vào Chrome để sử dụng.
Đối với FireFox, bạn mở trình duyệt, gõ “Seoquake for firefox”, chọn “Add to firefox” sau đó reset trình duyệt để hoàn tất.
Sau khi cài đặt, biểu tượng SQ của SEOquake sẽ hiển thị ở góc phải trên thanh trình duyệt.
Tiến hành kiểm tra thiết kế web chuẩn SEO
Sau khi cài đặt xong, chúng ta sẽ truy cập vào tên miền cần kiểm tra. Khi bạn click chuột trái vào biểu tượng SQ, một bảng thông số sẽ hiện ra. Bạn click vào mục Diagnosis để xem các tiểu chuẩn cho việc tối ưu SEO.
[IMG]file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.png[/IMG]
Sẽ có các phần được tích màu xanh thể hiện các yếu tố trên website của bạn đã được tối ưu.
Biểu tượng chấm than màu đỏ với số lượng bên cạnh cho biết số lượng các yếu tố còn lỗi, cần được khắc phục.
Biểu tượng hình loa warning thể hiện các yếu tố tuy không hoàn toàn là lỗi nhưng vẫn cần được tối ưu thêm.
Bắt đầu kiểm tra nhé!
Các yếu tố của thiết kế web chuẩn SEO trong SEOquake
Để có được website chuẩn SEO thì các yếu tố Onpage là các yếu tố cần được tối ưu đầu tiên.
ApecSoft sẽ lấy ví dụ về website của ứng dụng sổ liên lạc vSchools: Ứng dụng sổ liên lạc vSchools cho trường mầm non, trung tâm dạy học
Thẻ URL: Là thẻ đường dẫn website trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Thẻ url tối ưu nhất là thẻ có chứa từ khóa cần SEO. Tuy nhiên, đối với tên miền thì khá khó để có được tên miền chứa từ khóa. Chúng ta có thể tối ưu các trang con hoặc trang bài viết. Hãy để url của bạn chứa các từ khóa quan trọng. Thẻ url càng ngắn gọn sẽ càng thân thiện với các công cụ tìm kiếm bạn nhé.


Thẻ canonical: Nếu trên nội dung của website của bạn có các bài viết giống nhau thì sẽ bị Google đánh giá thấp về nội dung không chất lượng và như thế dẫn tới giảm thứ hạng của website của bạn. Chính vì thế bạn phải có được thẻ canonical để giảm sự trùng lặp nội dung trong trang, đây là một thủ thuật SEO onpage rất cần được lưu ý. Hãy giữ cho nội dung website của bạn không bị trùng lặp nhé.
Thẻ Title: Là tiêu đề của website (hoặc bài viết) hiển thị trên Google khi người dùng tìm kiếm. Thẻ title phải chứa từ khóa cần SEO. Mỗi trang con, bài viết cần có thẻ title riêng để tránh trùng lặp. Title chuẩn từ 10 đến 70 kí tự.
Thẻ Meta Description: Là thẻ mô tả thông tin trang, chứa từ khóa muốn SEO. Mỗi bài viết sẽ có một thẻ mô tả khác nhau với độ dài dưới 156 ký tự.
Meta keywords: Trước đây thẻ này khá quan trọng đối với SEO. Nhưng do thay đổi thuật toán, việc tối ưu thẻ này đã không còn ảnh hưởng đến việc xếp hạng website. Nếu có thời gian bạn hãy cứ tối ưu nó nhé.
Thẻ Headings: Một thiết kế web chuẩn SEO sẽ chứa 1 thẻ H1 duy nhất và có từ 1 đến 3 thẻ H2. Những thẻ này nên chứa từ khóa để làm nổi bật nội dung chính. Các thẻ từ H3 đến H6 nếu có đầy đủ thì tốt hơn bạn nhé.
[IMG]file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.png[/IMG]
Thẻ images: Để Bots nhận diện được nội dung ảnh, bạn cần thêm nội dung thay thế (thẻ Alt). Tối ưu thêm ảnh cũng giúp ảnh của bạn hiển thị tốt hơn trên Google Hình Ảnh.
Text/ HTML ratio: Text Ratio là số lượng text được lấy ra và hiển thị so sánh với toàn bộ mã HTML trả về. Là phần trăm số text trên trang web của bạn. Text/HTML Ratio > 50% sẽ được coi là tối ưu tốt. Nếu tỉ lệ text của bạn còn thấp, hãy bổ sung thêm nhé.
Frames: Định dạng trong HTML giúp hỗ trợ hiển thị đa tài liệu trên một cửa sổ trình duyệt. Frame giúp trang điểm làm đẹp hơn cho website. Lưu ý là website cần SEO nên hạn chế tối đa việc dùng Frame.
Flash: Là ứng dụng đồ họa được sử dụng rộng rãi trên các trang web (thay thế cho các hình ảnh nhàm chán) nhằm tăng tính tương tác và độ hấp dẫn của nội dung thông điệp cần hiển thị. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều Flash sẽ làm cho tốc độ load trang trở nên chậm chạp và 1 nhược điểm quan trọng là Google đọc và hiểu Flash rất kém. Website xác định làm SEO thì tốt hơn hết không nên sử dụng Flash.
Microformats: Microformats là định dạng giúp xác định một loại thông tin cụ thể, như địa chỉ doanh nghiệp, bài viết, sự kiện, hoặc thông tin cá nhân. Định dạng Microformat được sử dụng nhiều nhất trong SEO chính là Schema.
Schema.org: Schema.org (hay thường gọi là Schema) là 1 thuật ngữ về các thẻ mà bạn có thể thêm vào HTML để cải thiện thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
The Open Graph: là một cách để làm cho trang web thành một đối tượng có các thuộc tính mà mạng xã hội đòi hỏi. Các thuộc tính này do ta thiết lập. Open Graph giúp bạn có thể like và share bài viết trên website lên các trang mạng xã hội.
Twitter Card: là cách bạn hiển thị thông tin lên Twitter một cách tự động thông qua các liên kết có trong website bao gồm hình ảnh, đoạn trích dẫn, tiêu đề, thông tin về sản phẩm, ứng dụng… mà không phải tự upload hình ảnh, viết text quá nhiều.[IMG]file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.png[/IMG]
AMP: là một cách để tạo trang web nhẹ và tải nhanh, đặc biệt trên thiết bị di động. Trình quản lý thẻ hỗ trợ vùng chứa AMP, tương tự như vùng chứa web chuẩn. Đối với thời đại smartphone, tối ưu cho thiết bị di động là điều cần thiết.
Meta viewport: Là yếu tố giúp website hiển thị tốt trên thiết bị di động. Thiết lập chế độ xem cho phép kiểm soát chiều rộng của trang trên các thiết bị khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thiết kế web responsive nhé.
[IMG]file:///C:/Users/Admin/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image008.png[/IMG]
Robots.txt: là một dạng text đặc biệt giúp cho các webmaster linh hoạt hơn trong việc cho hay không cho bots của các công cụ tìm kiếm index một khu vực nào đó trong website của bạn.
XML Sitemaps: là một bản đồ của website, đây là một đường dẫn trên trang web của bạn có đuôi .xml. Bạn sẽ khai báo cho công cụ tìm kiếm về các trang tồn tại trong trang web của bạn, mức độ bạn cập nhật bài viết như thế nào, mức độ quan trọng của các bài viết trên trang.
Language: là thẻ khai báo ngôn ngữ của website bạn, thẻ này rất cần thiết để bộ máy tìm kiếm biết được ngôn ngữ và hướng người dùng vào website của bạn.
Doctype: là thẻ được sử dụng để xác định phiên bản của HTML mà một tài liệu đang sử dụng. Nó hướng tới việc khai báo kiểu tài liệu.
Encoding: là một thuật ngữ áp dụng đối với video và âm thanh (audio), được hiểu nôm na là “giải nén và mã hóa hình ảnh và âm thanh kỹ thuật số”.
Google™ Analytics: Là công cụ phân tích website và thống kê số liệu website vô cùng hữu hiệu. Bạn có thể theo dõi các chỉ số của website cũng như hành vi người dùng.
Favicon: là một ảnh nhỏ hiển thị trước tiêu đề của trang web trên thanh tiêu đề của trình duyệt. Favicon cũng được hiển thị khi người dùng bookmark địa chỉ trang web của bạn.
Trên đây là các yếu tố của một thiết kế web chuẩn SEO có thể kiểm tra bằng SEOquake. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về onpage để có phương án điều chỉnh tốt nhất cho website.
So với trước đây thì giao diện SEOquake đã thay đổi, đầy đủ, dễ nhìn và tối ưu hơn. Hi vọng rằng những thông tin sẽ hữu ích hơn cho bạn trong quá trình tối ưu website của mình.
Còn nếu ngay từ khi thiết kế, website của bạn đã không được tối ưu cho SEO. Việc tối ưu sau này của bạn sẽ khá khó khăn.
Gọi 0964.555.291 nếu bạn cần 1 thiết kế web chuẩn SEO nhé.
Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
ApecSoft – We design your future!