Bộ chuyển đổi loadcell Z-SG cùng lúc có thể nhận từ 1 đến 8 loadcell loại 4 dây – 6 dây & chuyển đổi sang tín hiệu analog 4-20mA ,0-20mA , 0-10V,0-5V và Modbus RTU.Độ chính xác cao cùng thời gian đáp ứng nhanh chính là điểm mạnh của bộ chuyển đổi loadcell Seneca – Z-SG.Cùng một đầu cân với nhiều loadcell chỉ cần dùng một bộ chuyển đổi Seneca Z-SG đã chuyển đổi được hai tín hiệu ngõ ra dạng analog 4-20mA , 0-10V và Modbus RTU.Bộ chuyển đổi loacell còn được gọi là bộ khuếch đại loadcell do tín hiệu của loadcell dạng mV/V,trong khi tín hiệu PLC nhận được thường là Modbus hoặc Analog 4-20mA / 0-10V.
Cách Tính Ngõ Ra Loadcell mV/V

Để dùng bộ chuyển đổi loadcell chúng ta cần phải biết loại loadcell chúng ta đang dùng là loại loadcell gì và ngõ ra là bao nhiêu mV/V tương ứng với khối lượng bao nhiêu.
Cách dùng Loadcell đơn giản nhất
Có ba thông số chúng ta cần quan tấm nhất khi mua và dùng loadcell :

  • Trọng lượng của Loadcell cân được
  • Tín hiệu ngõ ra dạng mV/V : 1mV/V , 2mV/V , 4mV/V… ( mV – milivoltage )
  • Nguồn cấp vào Loadcell

Tại sao chúng ta quan tâm ba thông số này của loadcell ?

Chúng ta cần phải quan tâm thông số này để tính điện áp ngõ ra của loadcell và dùng thiết bị đọc loadcell cho phù hợp. Tôi ví dụ rằng Loadcell có thông số như sau sau :

  • Rated capacity: 6 Kg . Đây là trọng lượng loadcell cân được
  • Rated output: 2mV/V.Đây là ngõ ra của loadcell
  • Recommended excitation voltage : 12V

Điều này có ý nghĩa gì ?

Khi ngõ ra output 2mV/V và nguồn cấp vào 12V thì loadcell sẽ có output là 24mV.Khi đó,giá trị loadcell đo được là 6 kg, tại 3Kg thì giá trị loadcell output sẽ là 12mV.
( Load ) 6Kg => 24mV ( Output Voltage )
Nếu như trọng lương chỉ có X= 1 g thì tín hiệu đo được bao nhiêu ?
1 : 6000 = X : 24mV => X = 0.004 mV ~ 4uV
Điều này là bất khả thi đối với các bộ đọc tín hiệu cũng như các loại PLC vốn chỉ đọc được các tín hiệu dạng Analog chuẩn : 0-20mA , 4-20mA , 0-10V , 0-5V và Modbus.
Nếu chúng ta tính ra giá trị mV từ loadcell chúng ta có thể dùng bộ chuyển mV sang analog 4-20mA. Tuy nhiên , sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi dùng bộ chuyển đổi loadcell nhận trực tiếp giá trị mV/V chuyển sang analog 4-20mA / 0-10V / Modbus .
Bộ Chuyển Đổi Loadcell mV/V

Mọi việc gần như rất đơn giản nếu chúng ta dùng bộ chuyển đổi loadcell Z-SG khi có khả năng chuyển đổi trực tiếp giá trị mV/V ra Analog 4-20mA . 0-10V hoặc Modbus mà không cần phải tính ngõ ra của loadcell là bao nhiêu mV.

Ứng dụng bộ chuyển đổi loadcell | Seneca Z-SG
Tín hiệu mV/V sẽ được đưa thẳng trực tiếp vào bộ chuyển đổi và cần phải khai báo chính xác giá trị ngõ ra của Loadcell là bao nhiêu mV/V mà không cần phải tính toán ngõ ra là bao nhiêu mV phụ thuộc vào nguồn cấp.
Thông số kỹ thuật bộ chuyển đổi Loadcell

  • Nguồn cấp : 10…40Vdc , 19…28Vac
  • Input đầu vào : 1mV/V , 2mV/V , 4mV/V , 8mV/V , 16mV/V , 32mV/V , 64mV/V
  • Output : 4-20mA , 0-10V, 0-20mA , 0-5V , Modbus RTU , Digital ON-OFF
  • Lắp đặt trên DIN Rail
  • Cách ly chống nhiễu tại 1500Vac giữa nguồn cấp , input , output
  • Truyền thông Modbus RTU – Slave
  • Thời gian xử lý < 20ms @ 38400 baud
  • Tốc độ truyền : 57.600 pbs RS485 , 2.400 pbs RS 232
  • Khoảng cách truyền 1.200m
  • Số lượng thiết bị max 32
  • Chip nhớ EEPROM
  • Nhiệt độ làm việc : -10…65oC
  • Số lượng loadcell vào từ 1…4 loadcell tại 350 ohm hoặc 1…8 loadcell tại 1000 ohm
  • Cài đặt bằng phần mềm hoặc DIP Switch ngay trên thiết bị
  • Z-SG nhận được loadcell dạng 4 dây và cả loadcell 6 dây

Cách cài đặt bộ chuyển đổi loadcell Z-SG

Cách 1 : cài đặt nhận full giá trị của Loadcell

  • Bước 1 : Tắt nguồn Z-SG & gạt SW1 , SW2 OFF tất cả các Switch
  • Bước 2 : Cài đặt gía trị 4-ON5 OFF tại SW2 . Đây là bước quan trọng



  • Bước 3 : cài đặt giá trị input đầu vào tương ứng với Loadcell bao nhiêu mV/V tại SW1 tại Switch 6 , 7 ,8



  • Bước 4 : Set SW2-1 OFF nếu chưa OFF , nó thì cần thiết để cài đặt cho các bước tiếp theo
  • Bước 5 : Điều chỉnh giá trị ngõ ra của bộ khuếch đại loadcell sang analog 4-20mA / 0-10V tại SW2



  • Bước 6 : Bật nguồn cho Z-SG
  • Bước 7 : cài đăt giá trị Zero-Span cho Loadcell . Lúc này Bộ Z-SG sẽ nhận giá trị của đầu cân là Zero
  • Bước 8 : Nhấn nút cái đặt trên Z-SG cho tới khi đèn LED vàng sáng . Tại thời điểm này bộ chuyển đổi loadcell sẽ nhận giá trị Full Scales của Loadcell



  • Bước 9 : Tắt nguồn Z-SG
  • Bước 10 : Gạt Switch 4 & 5 OFF tại SW1 . Đây là bước quan trọng để bo chuyen doi loadcell ghi nhớ toàn bộ giá trị của Loadcell vào Chip của bộ chuyển đổi

Cuối cùng bật nguồn lại để nhận được thành quả như mong muốn,loadcell đã nhận full giá trị của loadcell.Lưu ý, giá trị mà bộ chuyển đổi ghi nhận sẽ bị huỷ khi chúng ta gạt bất kỳ một Switch nào trên bộ chuyển đổi loadcell ra Modbus.
Cách 2 : Cách cài đặt bất kỳ giá trị nào của Loadcell

  • Bước 1 : Tắt nguồn và gạt tất cả SW1 và SW2 OFF
  • Bước 2 : Set DIP Switch SW2 tại 4 và 5 ON
  • Bước 3 : Set giá trị Input đầu vào tương ứng với Loadcell



  • Bước 4 : kiểm tra lại và Set SW2 tại 1 OFF
  • Bước 5 : Set nút 2 + 3 tại SW2 tương ứng với ngõ ra mong muốn



  • Bước 6 : Bật nguồn Z-SG
  • Bước 7 : Nhấn vào nút cài đặt lần 1 cho tới khi đèn LED sáng màu Vàng . Sau đó , nhấn nút cài đặt lần 2 một lần nữa để đèn vàng nhấp nháy
  • Bước 8 : bỏ quả cân mẫu lên để chọn Zero , nếu chọn đế cân là Zero thì không cần bỏ thêm trọng lượng lên đầu cân . Tương ứng với giá trị 4mA / 0mA / 0V
  • Bước 9 : Nhấn nút cài đặt lần 3 một lần nữa để đèn LED Vàng – OFF
  • Bước 10 : Nhấn nút cài đặt lần 4 cho tới khi đèn vàng sáng lên.Sau đó, nhấn nút cài đặt lần 5 để đèn vàng nhấp nháy
  • Bước 11 : bỏ cân mẫu bất kỳ để chọn Span cho Loadcell . Giá trị tương ứng 20mA / 10V
  • Bước 12 : nhấn nút cài đặt lần 6 cho tới khi đèn LED – OFF . Tại đây , bộ chuyển đổi loadcell đã nhận giá trị Zero – Span của Loadcell
  • Bước 13 : Tắt nguồn Z-SG
  • Bước 14 : SET 4 OFF và 5 ON tại SW2 . Bước quan trọng để lưu tất cả dữ liệu cài đặt vào bộ chuyển đổi Z-SG

Bật nguồn lại để kiểm tra và thừa hưởng thành quả đạt được .
Cả hai cách cài đăt đều rất dể dàng , đơn giản dù chúng ta thấy có rất nhiều bước nhưng chỉ cần thao tác trong vòng vài phút là đã hoàn thành.
Mua bộ chuyển đổi loadcell ở đâu giá rẻ ?

Giá bộ chuyển đổi loadcell phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ của hàng hoá,giá rẻ nhất chỉ có hàng Trung Quốc ( China ) hoặc Đài Loan ( Taiwan ) hay các board mạch tự chế trong nước cũng đáp ứng được việc chuyển đổi tín hiệu mv/V . Nếu như cần một bộ chuyển đổi loadcell hoạt động chính xác,ổn định,đáp ứng nhanh cũng như có nguồn gốc EU-G7,bộ chuyển đổi loadcell Z-SG làm một lựa chọn đáng để tham khảo.