- 02:20 PM 07/04/2012 #1
Moto Hà Nội xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh chị và các bạn đã ghé thăm, quan tâm và ủng hộ Moto Hà Nội trong suốt một năm đã qua. Moto Hà Nội xin gửi lời chúc đầu xuân đến anh chị và các bạn một năm mới Quý Tỵ thật nhiều An Lành, May Mắn và Thành Công rực rỡ.
- Lì xì may mắn đầu năm -
Để thay lời cảm ơn cũng như thêm lộc đầu xuân cho cả năm May mắn, Moto Hà Nội tặng ngay 100 bảo hiểm xe máy trị giá 66 K/ 1chiếc khi bạn đăng ký dự thi Bằng Lái Oto - Xe Máy đến hết 31/03/2013.
(Chương trình ko áp dụng cho đại lý. Số lượng có thể hết trước thời hạn khi lượng đăng ký nhiều hơn mức tặng)
Moto Hà Nội
Tặng ngay 01 bảo hiểm xe máy TNDS Bắt Buộc trị giá 66`000 đồng
khi bạn đăng ký nộp hồ sơ thi Bằng Lái Xe
( Cách thức chuẩn bị hồ sơ chi tiêt tại )
http://motohanoi.mov.vn/ct/chi-tiet/...xe-may-a1.html
P/s :
- Thơi gian tặng kèm bảo hiểm từ 15/02/2013 đến hết 31/03/2013.
- Nhận hồ sơ, trả bằng và tặng kèm Bảo Hiểm xe trực tiếp tại
Moto Hà Nội
số 27 ngõ 349/30 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Bạn dự định làm bằng lái xe nhưng chưa biết cách thức nộp hồ sơ và cũng không có nhiều thời gian hòan tất hồ sơ và tham gia việc ôn tập lý thuyết. Có một cách thật đơn giản. Bạn chỉ cần 1 thao tác là điện thoại chô tôi và tôi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề bạn đang lo nghĩ. Thủ tục đơn giản, nhanh gọn và hiệu quả với chi phí hợp lý nhất.
Bạn cần chuẩn bị
Hồ sơ bao gồm :
- 06 ảnh 3x4 (áo có cổ)
- 03 CMT Phô tô 2 mặt rõ ràng ( không cần công chứng )
- Ghi rõ địa chỉ (Hộ Khẩu Thường Trú) theo CMT ( yêu cầu ghi đủ 4 cấp quản lý )
VD1 số nhà - phố - phường - thành phố
VD2 thôn - xã - huyện - tỉnh
- Ghi chiều cao + cân nặng để làm Giấy Khám Sức Khoẻ
- Với trường hợp đã có giấy phếp lái xe ô tô thì được miễn thi lý thuyết. Hồ sơ cần chuẩn bị thêm 1 bản GPLX ô tô phô tô ( không cần công chứng )
Thủ tục và hồ sơ còn lại, bên trường thi sẽ lo hết cho bạn.
Lệ phí hồ sơ :
210 k ( hạng thường )
410 k ( hạng VIP )
- Với hạng thường, lệ phí đã bao gồm Phí đào tạo + giấy khám sức khoẻ + hồ sơ.
- Với hạng VIP, khi thị bạn sẽ có người nhắc lý thuyết và thực hành. Đảm bảo đỗ ( chống trơn trượt )
Lưu ý :
- Đang trong thời gian làm bằng vô thời hạn
- Trả bằng trực tiếp tại nơi bạn nộp hồ sơ sau 10 đến 15 ngày.
- Có xe thực hành cho thí sinh dự thi.
- Mở lớp thi liên tục trong tháng.
- Thời gian nhận hồ sơ cho đến lúc thi 1 đến 2 tuần.
Nhận và Trả bằng trực tiếp tại :
- Số 27 ngõ 349/30 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
( ngõ đối diện DH Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp )
Mr Trường ( sn 1985 ) 094.33.88.696
[B][SIZE=4][SIZE=3]hoặc vào website http://motohanoi.mov.vn/ để biết thêm về
[LIST][*]Kỹ năng nhận biết biển báo GTĐBBài viết tương tự:
Chỉnh sửa lần cuối bởi gaumart; 25/02/2013 vào lúc 11:35 PM.
02:20 PM 07/04/2012 #2Chào đón các gia đình tại Web Trẻ Thơ
12:19 PM 09/04/2012 #3Rau mầm có thể gây ngộ độc
Hiện nay, trước tình trạng mất an toàn vệ sinh của các loại rau củ, nhiều người đã chọn cho mình phương thức tự trồng hoặc mua rau mầm. Tuy nhiên, đã từng xảy ra những vụ ngộ độc rau mầm, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người ăn rau.
Giàu dưỡng chất
Rau mầm chứa nhiều loại vitamin thiết yếu (vitamin B, C, E…), amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hoá và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn. Hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp người ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, chuyển hoá các chất phức tạp. Theo nghiên cứu của một số nhà dinh dưỡng học Mỹ, rau mầm thích hợp cho các chế độ ăn kiêng và còn giúp ngăn ngừa các nguy cơ ung thư.
Rau mầm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng có thể gây ngộ độc. Ảnh: TL
Có thể gây ngộ độc
Hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau cũng sẽ bị nhiễm khuẩn.
Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn do quá trình thu hoạch không bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau mầm khi người ta cố tình dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.
Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong mầm khoai tây và mầm của các loại dưa dây có chứa độc chất là alkaloid solanine. Khi bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các loại rau mầm họ đậu giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng một số đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn nên ta không nên ăn rau mầm của những loại này.
Những cây măng mọc ở môi trường không có ánh sáng cũng có thể gây ngộ độc vì trong môi trường này độc tố của măng sẽ cao hơn nhiều.
Cách chọn và chế biến an toàn
Khi chọn mua rau mầm nên chọn sản phẩm có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Không mua những hộp rau có màu sắc lạ hay lá đã ngả vàng, thân, lá rau to xanh bất thường và quá bóng mượt hoặc gốc mọc ra rễ mới (điều này chứng tỏ rau có độc tố bảo quản). Rau mua về nên sử dụng ngay nếu cần bảo quản phải để trong hộp nhựa hoặc nilon khô ráo, thoáng khí ở nhiệt độ 4 - 5 độ C, tối đa 3 - 4 ngày.
Trước khi sử dụng nên rửa thật kỹ nhiều lần dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ các nguy cơ, sau đó ngâm thêm trong nước muối loãng 10 - 15 phút để loại bỏ hóa chất. Rau mầm tốt nhất là được nấu chín, hạn chế ăn sống, nhất là đối với người già, trẻ em và người miễn dịch yếu càng không nên ăn sống loại rau này.
Theo Minh Ngọc
Sức khỏe & Đời sống
11:07 AM 12/04/2012 #4Cách mới giảm đau khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
(Dân trí) - Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Pain cho hay làm ấm cơ thể cho trẻ khi tiêm chủng sẽ làm các bé giảm đau và bớt khóc.
Ở những năm tháng đầu đời, các em thường phải chịu cơn đau bởi những mũi tiêm do tiêm chủng hay lấy máu xét nghiệm. Thông thường, các em thường được cho ngậm núm vú giả để mút thuốc đường hoặc bú mẹ trong khi tiêm để giảm bớt đau đớn. Thuốc đường là phương pháp điều trị phổ biến nhất được sử dụng. Nhưng có vẻ như cách đó không được hiệu quả cho lắm.
Mới đây, các bác sĩ ở một bệnh viện nhi, thuộc trường ĐH Chicago Comer đã thử nghiệm một phương pháp mới là làm ấm cơ thể nhằm giúp giảm đau khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu được thử nghiệm trên gần 50 trẻ nhỏ được chia thành 3 nhóm bao gồm: nhóm được làm ấm cơ thể (các bé được đặt dưới một hệ thống sưởi nhằm làm ấm cơ thể), ngậm núm vú giả bú thuốc đường, và bú mẹ khi tiêm chủng vắc-xin phòng viêm gan B.
Những biểu hiện như khóc hay nhăn nhó, nhịp tim đều được ghi lại.
Kết quả cho thấy, những em được làm ấm lên khi tiêm đã ngừng khóc và cũng chẳng mấy nhăn nhó so với các bạn ở 2 nhóm còn lại. Thậm chí 1/4 số trẻ trong số đó không khóc, trong khi các bạn nhỏ khác được bú thuốc đường đều khóc vì đau sau khi tiêm.
Các bác sĩ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thêm để có thể đưa ra kết luận chính xác liệu rằng sử dụng nhiệt có phải là cách tốt nhất làm giảm đau đớn cho trẻ sơ sinh khi tiêm chủng.
Thu Hiền
Theo BBC
01:07 PM 13/04/2012 #5Hà Nội: Đình chỉ 3 cơ sở y học cổ truyền
(Dân trí) - Chiều 12/4, ông Nguyễn Dương Trung, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội vừa đình chỉ 3 cơ sở y học cổ truyền có liên quan đến thuốc cam chứa chì.
Theo ông Trung, ngay sau khi có thông tin về nhiều trẻ em bị ngộ độc chì do uống thuốc cam, Sở Y tế đã đi kiểm tra ngay tại các cơ sở y học cổ truyền mà báo chí nêu tên. Qua kiểm tra 4 cơ sở, đoàn đã lấy mẫu thuốc cam tại 4 cơ sở này để xét nghiệm hàm lượng chì. Đến nay đã có kết quả khẳng định thuốc cam của hai cơ sở bà Biên (thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức) và ông Chân (cụm 6, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ) có chứa chì. Hai cơ sở này cũng đã phải đình chỉ hoạt động vì chưa có giấy phép.
Ngoài ra, cơ sở y học cổ truyền của bà Đặng Thị Tình (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) dù chưa có kết quả xét nghiệm nhưng cũng bị đình chỉ hoạt động vì chưa được cấp phép.
Theo ông Trung, một khó khăn hiện nay là mới chỉ có quy chuẩn về hàm lượng chì trong máu người chưa có quy chuẩn hàm lượng chì trong thuốc đông y. Nên xét nghiệm trong mẫu có nhưng chưa thể chứng minh dùng thuốc đó thì có gây hàm lượng chì trong máu cao hay không.
Trước đó, Vụ Y dược cổ truyền cũng thông báo nhiều trẻ ngộ độc chì phải nhập viện điều trị đều liên quan đến sử dụng chế phẩm được gọi là “thuốc cam” - dạng bột, có màu cam hoặc nâu đỏ được bao gói bằng giấy hoặc túi nilông, không nhãn, không tên, dùng để bôi lên niêm mạc miệng hoặc uống chữa “tưa lưỡi”.
Hồng Hải
10:18 AM 16/04/2012 #6“Hồi hộp” chờ áp dụng mức viện phí mới!
(Dân trí) - Thông tư liên bộ về điều chỉnh viện phí tăng 3-20 lần đã chính thức có hiệu lực. Nhưng hiện Bộ Y tế mới nhận được đề xuất của 20% bệnh viện do Bộ quản lý. Các bệnh viện tại Hà Nội chưa có điều chỉnh vì Sở Y tế đang xây dựng khung giá....
>> Chính thức tăng viện phí từ 15/4/2012
Nhiều người bệnh đang lo lắng, thấp thỏm với mức tăng giá viện phí (Ảnh: Vietnamnet)
Ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định, trên cơ sở mức giá viện phí tối đa của 447 dịch vụ y tế (chiếm khoảng 12% trong tổng số hơn 4.000 dịch vụ) mà liên bộ ban hành, các bệnh viện sẽ phải xây dựng khung giá và đề xuất mức thu dựa trên những tính toán về cấu thành của kỹ thuật sử dụng cũng như phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, các mức thu này đều nằm trong khung giá và không được vượt mức tối đa và chỉ có BV hạng đặc biệt sẽ được thu ở mức tối đa của khung giá này.
Kiên quyết không để người bệnh phải đóng thêm tiền
“Khi giá viện phí đã hướng tới việc tính đúng tính đủ, gồm cả những cái chi trực tiếp, thậm chí bổ sung thêm 1 số cơ cấu chi phí mà giá viện phí trước kia chưa đưa vào, ví như chi phí duy tu bảo dưỡng, xử lý môi trường, chi phí của điện nước… thì việc bệnh viện thu thêm tiền của người bệnh là rất vô lý.
BHXH kiên quyết thực hiện điều đó để đảm bảo quyền lợi người bệnh. Mục tiêu đặt ra là người bệnh không phải bỏ tiền túi để chi trả những dịch vụ kỹ thuật mà đã được quỹ BHYT trả theo giá viện phí mới”, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXHVN cho biết.
Về quản lý, xét duyệt mức thu, Bộ Y tế sẽ xem xét khung giá do các bệnh viện thuộc quản lý của Bộ Y tế (bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng 1 ở TƯ) trình; UBND và HĐND tỉnh sẽ xem xét khung giá của bệnh viện hạng 1 địa phương…
Theo đó, thông tư tuy có hiệu lực từ 15/4 nhưng việc áp dụng sẽ ở các thời điểm khác nhau ở từng địa phương. Cụ thể, tại các bệnh viện TƯ trực thuộc quản lý của Bộ Y tế, dự kiến thời gian áp dụng giá viện phí mới sớm hơn so với các bệnh viện địa phương nhưng cũng phải sau tháng 5/2012 mới có thể được phê duyệt. Bởi hiện tại, Bộ Y tế mới nhận được đề xuất điều chỉnh viện phí của 6 trong số 30 BV thuộc Bộ Y tế quản lý.
Các bệnh viện còn lại như Bạch Mai… đều vẫn đang trong quá trình tính toán, xây dựng khung giá tại viện để trình lên Bộ Y tế.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết: “Sớm nhất trong tuần này, chúng tôi mới hoàn thành khung giá mới trình lên Bộ Y tế” vì đang phải tính toán lại cho kỹ để đưa ra mức viện phí phù hợp nhất. Như vậy, hiện 447 dịch vụ tại bệnh viện Bạch Mai vẫn được áp dụng theo mức phí cũ.
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Các bệnh viện do Sở Y tế Hà Nội quản lý cũng chưa áp dụng mức thu viện phí mới. Hiện Sở Y tế mới thành lập ban xây dựng khung giá viện phí, sau đó mới trình Hội đồng nhân dân. Vì thế, mọi người dân khi đi khám bệnh tại các cơ sở y tế thuộc Hà Nội, từ bệnh viện hạng 1 của thành phố như BV Xanh Pôn, đến các bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Trung tâm y tế phường… thì mức viện phí phải đóng vẫn là giá cũ, chưa điều chỉnh.
* Tiếp tục cập nhật
Hồng Hải
10:16 PM 20/04/2012 #7Trung Quốc: Cấm đưa “sữa non” vào sữa công thức cho trẻ sơ sinh
(Dân trí) - Bộ Y tế Trung Quốc vừa ban hành 1 lệnh cấm sử dụng colostrum (sữa bò non) hay các sản phẩm làm từ sữa này vào sữa bột công thức dành cho trẻ nhỏ.
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều sữa bò non nhất
Lệnh cấm này được đăng tải trên website của Bộ và được xem là phản ứng đối với các hãng sữa bột đang đưa thành phần này vào để gia tăng lợi nhuận và khiến khách hàng tin rằng sữa non từ bò có lợi ích đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Sữa bò non là sữa được tạo ra bởi những con bò mẹ khỏe mạnh vừa sinh con trong 7 ngày đầu tiên.
Theo những người trong ngành công nghiệp sữa, Trung Quốc là nước tiêu thụ sữa bò non nhiều nhất thế giới, mặc dù những lợi ích sức khỏe từ loại sữa này hoàn toàn chưa được xác định.
Lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ tháng 9. Những sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu vẫn sẽ được bán trước thời điểm này.
Trần Phương
Theo watchchinatimes
01:26 PM 25/04/2012 #8Nhiễm lạnh giữa mùa nóng
Hàng năm, cứ vào những tháng oi bức là tỷ lệ trẻ khám bệnh và nhập viện vì các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp lại tăng đột biến. Theo hiểu biết thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp dễ xảy ra khi bị nhiễm lạnh. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?
Kín khi cần hở
Thật ra, trẻ có thể bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết nóng. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ vẫn nghĩ là trẻ còn yếu ớt, mỏng manh nên dù trời nóng thế nào, cha mẹ vẫn trùm lên đầu con một cái mũ len dày, khoác một cái áo len ấm và quấn thêm một lớp khăn cho khỏi… lạnh! Tội nghiệp trẻ nhỏ chưa biết nói, chỉ còn biết chống nóng bằng cách… đổ mồ hôi. Khi cha mẹ cởi bớt đồ để thay tã cho trẻ, mồ hôi của trẻ có đường bốc hơi ra ngoài; nếu có một cơn gió nhẹ thoảng qua, mồ hôi bốc hơi ào ào, thế là trẻ bị nhiễm lạnh. Còn trẻ lớn thì sao? Đang chơi giỡn hăng say mồ hôi túa ra đầm đìa, trẻ uống vội một cốc nước lạnh, hoặc ra quạt máy đứng, hoặc tắm nước lạnh… cũng bị nhiễm lạnh.
Khi bị nhiễm lạnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, các vi trùng và siêu vi có sẵn trong đường hô hấp bùng lên tấn công cơ thể. Triệu chứng thường gặp là sốt, ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, khàn tiếng. Sốt có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đối với cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cấp, triệu chứng thường lui dần và khỏi bệnh trong vòng một tuần. Tuy nhiên, có một tỷ lệ nhỏ bệnh lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ dưới ba tuổi. Do đó, khi trẻ bệnh, cha mẹ phải luôn chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
Vậy, dấu hiệu nào chứng tỏ bệnh trở nặng? Đó là khi trẻ bị khó thở, thở nhanh, thở co rút lồng ngực, thở có tiếng kêu bất thường, hoặc trẻ bị sốt cao co giật. Trẻ nhỏ hơn mà bỏ bú hoặc tím tái là phải cấp cứu ngay.
Xử trí thế nào?
Ho, sổ mũi, nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp. Chúng ta phải làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng việc lau mũi, hút mũi, nhỏ mũi thường xuyên. Thường là nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý trước, sau đó hút sạch bằng dụng cụ hút mũi. Nếu trẻ lớn thì bảo trẻ hỉ ra.
Ho là triệu chứng khiến rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng, sốt ruột và mong có được loại thuốc thần diệu khiến cho trẻ uống vào là dứt được ho ngay. Xin lưu ý các bậc phụ huynh rằng ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống dịch tiết và các chất lạ ra khỏi đường hô hấp. Nếu trẻ viêm phổi mà không ho được thì đàm nhớt cùng vi trùng sẽ nằm lại trong đường thở của trẻ, không bị tống xuất ra ngoài. Nên chỉ với ho khan gây kích thích nhiều thì mới sử dụng thuốc ức chế ho. Các thuốc giảm ho nên dùng loại chứa thảo dược vì không gây tác dụng phụ, nhưng tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nếu có sốt, cho trẻ uống thuốc hạ sốt và uống nhiều nước, sau đó đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế. Trong thời gian trẻ bệnh, vẫn cho trẻ ăn bú như bình thường, chia nhỏ các cữ ăn trong ngày giúp tăng khả năng tiêu hoá và giảm ói ọc. Nếu bắt trẻ ăn kiêng, trẻ sẽ không được cung cấp đủ dinh dưỡng để có sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Biện pháp hạn chế nhiễm trùng hô hấp
– Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
– Tránh ô nhiễm như khói bụi ngoài đường, khói thuốc lá trong gia đình.
– Rửa tay sạch sẽ cho trẻ và cả cho người chăm sóc trẻ trước khi ăn. Bỏ thói quen ho vào tay mà cần có khăn giấy khi ho và hỉ mũi.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để bản thân trẻ có sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Theo BS Bùi Ngọc Đoan Thư
Phó khoa hô hấp, bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM
Sài Gòn tiếp thị
01:30 PM 09/05/2012 #9Tác dụng phụ từ dừa
Dừa là món ăn ưa thích của nhiều người, nhất là trong thời tiết nóng nực như hiện nay. Tuy nhiên, nếu ăn uống quá đà các món chế biến từ dừa sẽ không có lợi cho sức khoẻ.
Cây đa năng, trái đa dụng
Dừa được trồng rất nhiều từ Nam Trung bộ trở vào. Tất cả các phần của cây dừa đều có thể được sử dụng. Trong đó, riêng dùng trong ẩm thực, phổ biến nhất là phần cùi (cơm) dừa trắng, và nước dừa. Nước dừa chứa đường, đạm, chất chống oxy hoá, clorua, kali, magiê, đường glucose, các vitamin nhóm B và chất khoáng… là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt, cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng.
Giải khát bằng nước dừa khi trời nắng nóng hoặc khi bị tiêu chảy gây mất nước rất tốt. Uống nước dừa, nhâm nhi một ít cơm dừa cũng không làm tăng cân.
Vẫn phải dè chừng
Mặc dù dầu thực vật nói chung không chứa cholesterol, nhưng chất béo từ dừa (dầu dừa, nước cốt dừa) lại được xếp vào loại thực phẩm giàu chất béo (1g chất béo cho 9kCalo). Đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng axít béo no cao và khi vào cơ thể, sự chuyển hoá của chất béo này sẽ gây hại cho tim mạch và không có lợi cho người đái tháo đường. Người ta nhận thấy, bớt dùng nước cốt dừa có thể góp phần giảm nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hoá, đái tháo đường týp 2...
Như vậy, để không bị tác dụng phụ từ dừa, mọi người không nên thường xuyên dùng những món ăn có nước cốt dừa, ngoại trừ trường hợp muốn… tăng cân. Tốt nhất, không nên ăn nhiều cơm dừa (chỉ nên ăn 1 - 2 bữa/tuần).
Người mắc chứng suy nhược, phụ nữ mang thai, bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, xơ vữa động mạch, có bệnh tim mạch… nên hạn chế tối đa ăn cơm dừa.
Riêng với nước dừa, cần lưu ý, mỗi ngày chỉ nên uống một trái. Uống nhiều dễ gây đầy bụng, nhất là khi có kèm cơm dừa nạo, đá lạnh và uống vào chiều tối.
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc
Hội Dinh dưỡng lâm sàng TPHCM
Sài Gòn tiếp thị
06:40 PM 14/05/2012 #10Xin thông báo :
Lịch thi ngày 21/05 hạn nộp hồ sơ hết ngày 15/5.
cảm ơn các ban đã quan tâm và ủng hồ Moto Hà Nội
LinkBacks Enabled by vBSEO