Các đặc tính của hóa chất lưu huỳnh:
CTHH : S – suphur
Khối lượng nguyên tử: 32g/mol
Ngoại quan: chất rắn màu vàng chanh
Nhiệt độ nóng chảy: 388,36 K ​(115,21 °C, ​239,38 °F)
Nhiệt độ sôi: 717,8 K ​(444,6 °C, ​832,3 °F)
Mật độ ở nhiệt độ phòng: (alpha) 2,07 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa); (beta) 1,96 g·cm−3; (gamma) 1,92 g·cm−3.
Mật độ ở thể lỏng: ở nhiệt độ nóng chảy: 1,819 g·cm−3
Công Ty Kim Vạn Phúc chuyên kinh doanh lưu huỳnh số lượng lớn
Liên hệ

Ms Uyên Linh
0901687655
uyenlinh.kimvanphuc@gmail.com

Hóa chất lưu huỳnh tinh khiết được sử dụng trong phân tích, nghiên cứu, thí nghiệm và có nhiều ứng dụng trong thực tế.



Ứng dụng của Lưu huỳnh:

Lưu huỳnh ( Sulphur) là nguyên liệu chính để sản xuất phân bón

Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng công nghiệp. Thông qua dẫn xuất chính của nó là axít sulfuric(H2SO4), lưu huỳnh được đánh giá là một trong các nguyên tố quan trọng nhất được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp.

Dùng làm thuốc diệt nấm và trong sản xuất các phân bón phốtphat. Các sulfit được sử dụng để làm trắng giấy và làm chất bảo quản trong rượu vang và làm khô hoa quả.
Do bản chất dễ cháy của nó, lưu huỳnh cũng được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa.
Các thiosulfat natri và amôni được sử dụng như là các tác nhân cố định trong nhiếp ảnh. Sulfat magiê, được biết dưới tên gọi muối Epsom có thể dùng như thuốc nhuận tràng, chất bổ sung cho các bình ngâm (xử lý hóa học), tác nhân làm tróc vỏ cây, hay để bổ sung magiê cho cây trồng.
Cuối thế kỷ 18, các nhà sản xuất đồ gỗ sử dụng lưu huỳnh nóng chảy để tạo ra các lớp khảm trang trí trong các sản phẩm của họ. Do điôxít lưu huỳnh được tạo ra trong quá trình nung chảy lưu huỳnh nên các đồ gỗ với lớp khảm lưu huỳnh đã bị loại bỏ rất nhanh.
Lưu huỳnh còn là thành phần không thể thiếu của tế bào trong sinh học
Lưu huỳnh nguyên chất (công nghiệp) thường được sử dụng để sấy và chống mốc, hoặc phòng trừ một số bệnh hại cây trồng. Lưu huỳnh công nghiệp là hóa chất độc hại không được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm.