Trà Atiso Sapa

    • 5 Bài viết

    • 0 Được cảm ơn

    #1
    Giá: 160,000đ
    Số điện thoại: O977651779
    Địa chỉ: Số 97 Phố Vọng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tình Trạng: Còn hàng

    Nguồn gốc: Thảo dược quý đến từ núi rừng Sapa
    Số lượng: 1 Kg

    Được sự ưu đãi của thiên nhiên, Sa Pa là vùng đất phù hợp để phát triển nhiều loại thảo dược quý trong đó có cây Actisô. Atisô Sa Pa hiện đang là một trong những loại thảo dược Sa Pa được du khách ưa chuộng mua về làm quà cho người thân. Tuy nhiên, để mua được đúng loại Actisô Sa Pa và hiểu đúng về loại thảo dược này, bạn nên tìm hiểu kỹ về các thông tin dưới đây.



    Actisô là đặc sản của Sa Pa và ít có du khách nào khi đến Sa Pa mà không mua vài gói sản phẩm từ Atiso mang về dùng cũng như làm quà cho người thân. Là một trong những loại cây dược liệu quý, Atiso đã được đưa về trồng trên địa bàn huyện Sa Pa (Lào Cai).

    Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương nên diện tích cây dược liệu ở Sa Pa đang được mở rộng, hiện tại có trên 20ha cây trồng cho thu hoạch sản phẩm, theo quy hoạch đến năm 2015 diện tích là 100ha, ngoài ra các loại cây trồng mới như đương quy, đẳng sâm, xuyên khung... cũng được đưa về trồng thử nghiệm. Trong số những cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao, Atiso đã khẳng định được vị thế.

    Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

    1. Mô tả cây Actisô

    Actisô là loài cây thân thảo lớn, sống đa niên.

    - Thân: Cây cao 1 – 1,2 m, có thể đến 2 m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông.

    - Lá: Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Lá dài 1-1,2 m, rộng 50 cm.

    Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.

    Lá Actisô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa. Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa.

    Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.

    - Hoa: Nụ hoa là một khối hình quả tim có kích thước khoảng 8-15 cm, bao gồm các lá đài, cánh hoa và nhị hoa xếp chặt như bắp cải, chứa nhiều chất bổ dưỡng và là phần chính yếu được dùng làm rau ăn.

    Cụm hoa hình đầu dạng tim, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, ăn được, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc.

    2.Công dụng của cây Atisô

    2.1 Các bộ phận cây Actisô được dùng làm rau

    - Đọt và lá non dùng làm rau

    Đọt và lá non trong cuộn chưa nở được dùng làm rau luộc, xào hay nấu ở khu vực Địa Trung Hải.

    -Thân non được dùng làm rau

    Ở Mỹ đoạn thân non của cây Actisô có đường kính khoảng 5-10 mm được dùng làm rau bằng cách cạo bỏ lớp gai ở vỏ và dùng trong các món hấp hoặc nấu. Trong quá trình nấu phần thân cây Actisô non chuyển từ màu xanh sang màu nâu do các enzym oxy hóa chất diệp lục, để chống sự đổi màu có thể cho thêm chất chua như chanh, dấm.

    - Nụ hoa cây Actisô dùng làm rau

    Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn phổ biến trên khắp thế giới là nụ hoa chưa nở bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh).

    Trong 100g bông Actisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.

    Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

    2.2 Các bộ phận cây Actisô được dùng làm thuốc

    Hiện nay, người ta trồng cây Actisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc.

    + Kỹ thuật sơ chế Actisô

    Trong lá, hoa và thân, rễ của cây Actisô chứa nhiều enzym (men) oxy hóa. Sau khi hái, các enzym sẽ hoạt động mạnh, phá hủy các hoạt chất chứa trong dược liệu. Vì vậy phải nhanh chóng diệt men để ổn định hoạt chất bằng các phương pháp sau:

    - Hấp 5 phút trong hơi cồn sôi rồi phơi hoặc sấy khô ngay.

    - Ngâm trong dung dịch NaCl 5% (muối ăn) rồi phơi hoặc sấy khô ngay.

    - Nếu không nhanh chóng diệt men mà chỉ phơi sấy khô dược liệu theo phương pháp thông thường thì 80 – 90% hoạt chất có trong Actisô bị phá hủy (đó là điều các nhà sản xuất chế phẩm Actisô phải quan tâm).

    + Theo Đông y

    - Lá cây Actisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Actisô được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương.

    Người ta còn dùng thân và rễ Actisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.

    Thuốc có tác dựng nhuận tràng và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

    Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2-10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô đề bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt.

    Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

    + Thân và rễ cây Actisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

    + Hoa cây Actisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…

    Hoa cây Actisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận.

    +Trong y học dân gian cụm hoa được dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat gồm phần lớn là inulin.

    +Các cảnh báo!

    Không nên lạm dụng nguồn rau và trà từ cây Actisô, nếu ăn và uống quá mức sẽ có những biến chứng phụ do Actisô gây ra như hại gan, có thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi.

    Các bác sĩ cảnh báo, mọi người không nên lạm dụng atiso. Một ngày chỉ nên dùng 10 – 20 g sắc với nước nếu dùng tươi, 5 – 10 g nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói cũng chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ.




    Chỉnh sửa lần cuối bởi sachoavan; 03/08/2015 vào lúc 11:30 AM.
    iframe: approve:

LinkBacks Enabled by vBSEO