Khả năng sinh sản của chị em phụ nữ sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố khác có thể là do gen di truyền, thời kỳ kinh nguyệt, vấn đề tử cung, cân nặng sức khỏe,... Việc hiểu biết về những vấn đề dưới đây sẽ giúp cho phụ nữ hiểu rõ về khả năng sinh sản của bản thân từ độ tuổi dậy thì cho đến tuổi mãn kinh:
Tính ngày rụng trứng ở nữ
- Thời điểm rụng trứng sẽ giúp phụ nữ tăng tỷ lệ thụ thai lên cao nhất, hoặc có thể quan hệ bình thường mà vẫn trái được việc mang thai. Theo các nhà nghiên cứu thì trong suốt thời kỳ sinh sản ở phụ nữ có khoảng 460 lần rụng trứng và được xác định dựa vào ngày chu kỳ.
- Bạn có thể dựa vào nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt của bạn như sau:
+ Ngày 1 - 5: Vào nửa cuối của kỳ kinh nguyệt thì nồng độ Estrogen và Progesterone sẽ giảm, kèm theo các mô tử cung bị phá vỡ, kinh nguyệt có thể kéo dài khoảng thêm năm ngày.
+ Ngày 6: Ở tử cung thì vào thời điểm này sẽ chứa đầy dịch, mỗi một nang sẽ có một trứng, được phát triển ở trong buồng trứng và được thúc đẩy bởi các Hormone FSH.
+ Ngày 7 - 14: Thời điểm này các u nang sẽ trưởng thành và nồng độ Estrogen sẽ tăng trở lại, khiến cho niêm mạc tử cung dày lên.
+ Ngày 14 là ngày rụng trứng: Các nang trưởng thành sẽ vỡ gây ra hiện tượng trứng rụng. Sau đó, trứng có thể gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng và làm tổ tại niêm mạc tử cung.
Khả năng sinh sản được phản ánh bởi chu kỳ kinh
- Một chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên dài hơn 25 – 30 ngày, đó sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn không rụng trứng thường xuyên. Nhưng chu kỳ kinh nguyệt của bạn quá ngắn cũng là dấu hiệu đáng báo động. Việc các chu kỳ đến quá gần nhau cũng cho thấy rằng bạn đang có vấn đề về sức khỏe như u xơ tử cung hoặc polyp tử cung, làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn. Nếu bạn đang ở sau tuổi 30 thì việc kinh nguyệt không điều sẽ là dấu hiệu báo tiền mãn kinh ở bạn.
Luôn có cân nặng hợp lý
- Vấn đề gây ra 12% trường hợp vô sinh là do cân nặng của bạn. Các chất béo trong cơ thể sản sinh ra lượng Estrogen quá nhiều gây ra thừa cần hoặc quá ít gây ra thiếu cân dưới mức tiêu chuẩn, sẽ là nguyên nhân gây cản trở cho sự rụng trứng bình thường.
Việc tập thể dục tác động lớn
- Việc tập thể dục vừa phải như đi bộ nhanh sẽ giúp cho khả năng sinh sản của bạn tốt hơn. Và ngược lại việc thực hiện các bài tập quá mạnh thì sẽ làm cho cơ thể bạn căng thẳng, thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng làm giảm sút chức năng sinh sản. Do đó bạn cần thay đổi chế độ tập luyện thì khả năng sinh sản ở bạn sẽ phục hồi.
Uống thuốc tránh thai
- Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc uống thuốc tránh thai sẽ không hề gây tổn hại mà nó còn có thể mang lợi ích cho khả năng sinh sản của bạn. Việc những phụ nữ uống thuốc tránh thai lâu hơn bốn năm có thể tỷ lệ mang thai cao hơn những phụ nữ khác uống thuốc ít hơn hai năm.
- Có thể các loại thuốc tránh thai ngăn cản sự rụng trứng, sẽ giúp trứng được bảo tồn tránh gặp tinh trùng. Tuy nhiên cũng cần có nhiều thời gian để nghiên cứu khẳng định lợi ích này, do đó bạn không nên quá lạm dụng thuốc ngừa thai, nó có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa nhất là bệnh viêm âm đạo.
Ngoài những điều trên thì việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai, kiểm soát việc sinh đẻ ở độ tuổi 40, kiểm tra tuổi mãn kinh có thể do di truyền, kiểm tra sự hiếm muộn của bạn, là những việc cần làm vì nó phản ánh được sức khỏe sinh sản của bạn. Bạn cũng nên thường xuyên khám phụ khoa để có thể kiểm soát chẩn đoán được các bệnh phụ khoa và có phương pháp chữa trị kịp thời vì nó cũng rất ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
Trích từ bài viết Nữ giới nên tìm hiểu về khả năng sinh sản của mình