Thức khuya, ngủ muộn dường như đã trở thành một xu hướng của giới trẻ ngày nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ gia nhập team “cú đêm”. Thức khuya tưởng chừng vô hại nhưng không, thức khuya gây hậu quả rất nghiêm trọng đến cho sức khỏe. Xin mời bạn cùng Thegioinem.com tham khảo bài viết Ngủ muộn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như thế nào để biết việc thức khuya tàn phá cơ thể ra sao nhé!



Ngủ muộn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thế nào? | thegioinem.com



Với nhịp sống 4.0 năng động như hiện nay, giấc ngủ là một điều xa xỉ, đặc biệt là đối với các nhân viên văn phòng, sinh viên, dân IT, designer,… là những đối tượng thường xuyên thức khuya để làm việc và học tập, chưa kể đến những bạn trẻ thường thức khuya để chơi game. Vậy bạn có cảm thấy tinh thần đủ minh mẫn khi thức thâu đêm suốt sáng để làm việc hay không? Hay bạn vừa làm vừa ngủ gật, vừa mệt mỏi, đầu óc không thể tập trung được? Có những trường hợp bị đột tử do thức khuya chơi game trong thời gian dài dẫn đến biến chứng về não và tim mạch.



Hãy cùng xem những tác hại dưới đây và suy nghĩ xem bạn còn dám thức khuya nữa không nhé!

1. Làn da bị lão hóa nhanh chóng

Chị em phụ nữ thường rất quan tâm chăm sóc đến làn da của mình, vậy thì hãy tắt đèn đi ngủ sớm đi nhé vì khi thức khuya sẽ làm giảm chức năng hàng rào bảo vệ da và làn da của bạn già đi nhanh hơn.


Khoảng thời gian từ 23h-4h sáng là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh gấp đôi, lượng collagen sản sinh để trẻ hóa da cũng tăng tốc mạnh nhằm tiêu diệt chất có hại và phục hồi làn da bị tổn thương. Do đó những người thường xuyên thức khuya trong thời gian dài da sẽ dễ bị nổi mụn, mắt thâm quầng, nếp nhăn bắt đầu xuất hiện.


Làn da bị lão hóa nhanh chóng khi mất ngủ



2. Trí nhớ suy giảm, ảnh hưởng đến sự tập trung

Ban đêm chính là lúc não bộ được nghĩ ngơi, thế nên bạn đừng bát não bộ làm việc 24/24. Việc bạn thức khuya đồng nghĩa với việc bộ não của bạn làm việc “tăng ca”. Lâu dần sẽ khiến trí nhớ suy giảm, không thể tập trung vào các công việc cũng như không thể đưa ra được quyết định sáng suốt.


Vào mùa thi cử, các bạn sinh viên thường thức khuya học bài, điều nay không hoàn toàn đúng. Các bác sĩ khuyên rằng việc bạn thức khuya học bài sẽ mau quên hơn là ngủ sớm và thức dậy sớm để học. Vì thức khuya khiến não bộ mệt mỏi, khó tập trung vào việc học.



Trí nhớ suy giảm, ảnh hưởng đến sự tập trung



3. Ảnh hưởng đến cân nặng

Cơ thể của bạn bắt đầu thèm ăn khi bạn mất ngủ. Và khi ăn khuya, năng lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần sẽ tích tụ mô mỡ dày trong cơ thể, gây béo phì tăng cân. Nếu bạn không ngủ đủ ít nhất 8 tiếng/ngày, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Vì vậy, những người thức khuya thường khó kiểm soát cân nặng của mình. Thay vì ép cơ thể nhịn đói, tốt hơn hết bạn nên đi ngủ sớm để cải thiện cân nặng của bản thân.


Thức khuya khiến bạn khó kiểm soát cân nặng của mình



4. Nguy cơ ung thư và vô sinh


Các chuyên gia khẳng định, rất nhiều yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ. Điển hình là chất melatonin – nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, việc thiếu hụt melatonin sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản estrogen, tăng nguy cơ vô sinh.




5. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thức quá khuya có thể làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi bạn nghỉ ngơi ít, nó sẽ gây áp lực lên tim, dễ dẫn đến đột quỵ.

Bạn cũng có khả năng bị viêm như đau, nóng, sưng, đỏ và suy giảm chức năng của một số bộ phận trong cơ thể. Đây là một dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe tim mạch. Bởi vậy, hãy chú ý đến giấc ngủ ngon, đặc biệt nếu gia đình bạn có tiền sử về các vấn đề tim mạch.



Thức khuya nguy cơ mắc bệnh tim mạch



6. Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và stress nặng


Nghiên cứu của các nhà khoa học tại khoa Tâm thần & Tâm lý trị liệu, Trung tâm Y tế Đại học Freiburg, Đức, cho thấy những người bị mất ngủ có khả năng bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với những người ngủ đủ giấc. Bạn sẽ cảm thấy khó kiêm chế cảm xúc, dễ nóng giận lâu ngày dẫn đến stress tâm lý.


Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và stress nặng



Sau đây là một số lời khuyên dành dành cho những người thuộc team “mất ngủ”:

1. Duy trì thói quen sinh hoạt: hãy lên giường vào lúc 22 giờ và thức dậy lúc 5 giờ ngay cả ngày nghĩ vẫn bám sát khung giờ này để cải thiện tình trạng “quen mắt” khi thức khuya.

2. Tập vài động tác yoga nhẹ trước khi ngủ: Những vận động mạnh, căng thẳng khiến bạn khó ngủ, hãy thư giãn và thực hành vài động tác yoga khiến bạn dễ ngủ hơn.



Vài động tác yoga nhẹ như trên sẽ khiến bạn dễ ngủ hơn



3. Hạn chế ngủ trưa: Ngủ trưa sẽ khiến bạn khó ngủ vào buổi tối. Hãy bỏ ngay giấc ngủ trưa ngắn ngủi để giấc ngủ của bạn buổi tối sẽ dễ dàng hơn


4. Ngủ trên nệm và gối thoải mái: Hãy chọn một chiếc nệm hỗ trợ giấc ngủ cho bạn một cách tối ưu, chọn nệm thoáng khí, bảo vệ cột sống là những tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn nệm cho giấc ngủ. Bên cạnh nệm tốt, cần phải chọn cho mình chiếc gối phù hợp có tác dụng nâng đỡ đầu, cổ, vay gáy tốt và mềm mại êm ái thì mới có thể ngủ ngon.


>>> Tham khảo thêm các sản phẩm nệm, gối cho giấc ngủ TẠI ĐÂY