- 04:48 PM 27/09/2012 #1
Chào cả nhà!
Sau một chuyến đi công việc vào vùng sâu vùng xa của Huyện ( cách thị trấn 40-50km) mình ở, mình đã bắt gặp các bạn đồng bào người Mông địu từng gùi măng đi ngoài đường, người Mông họ rất chịu khó làm ăn, nhà cửa khá gọn gàng.
Sau một hồi tìm hiểu mình đã mua về 1kg măng le, họ chế biến khá sạch sẽ, nhìn rất ngon mắt. Măng mua về ăn thử mềm và rất ngon, sơ chế lại rất nhanh.
Măng le khô mùa này không nhiều, nên chị người Mông rất thật thà nói rằng măng le có pha lẫn với măng nứa, ăn ngon như nhau. Măng khá ngon nên mình đặt măng về bán. Đợt này mình chỉ lấy được 10kg măng, vì đang mùa mưa nên măng ít.
Mình bán giá măng : 200K/kg
Cả nhà ủng hộ mình nhé
Đường vào xã Cưsan - Sân bay quân đội
Đường vào xã
Thấp thoáng nhà dân
Người Mông chế biến - phơi măng
Măng đã khô - chuẩn bị lên chế biến lên nồi
Mọi chi tiết, thắc mắc cả nhà vui lòng liên lạc :
SDT: 0986 661 708 em tên Bình ( nữ nhé, 1988)
Nick yahoo: tubi_designer2709@yahoo.com
Facebook: http://www.facebook.com/tu.bi2
Chỉnh sửa lần cuối bởi xutubi; 27/09/2012 vào lúc 08:11 PM.
04:57 PM 27/09/2012 #2Lạ miệng món măng le Tây Nguyên
Tây Bắc có măng lưỡi lợn là ngon và được người sành ăn thích. Tây Nguyên lại có loại măng le ăn mềm, mát như thạch.
Ngày Tết, bát canh măng là thứ không thể thiếu trên mâm cỗ cúng tổ tiên, mâm cỗ đãi khách của người Việt. Người miền Bắc, đặc biệt người Hà Nội chọn măng lưỡi lợn để nấu bát canh ngon. Người phía Nam lại chọn măng le của vùng Tây Nguyên để nấu canh những ngày Tết.
Cây le thuộc họ tre nứa khá điển hình trên vùng đất bazan. Cây le có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Đồng bào Tây Nguyên tìm đất làm nương thấy rừng già không ngán nhưng gặp rừng le là phải hoảng sợ. Cây le dù bị đốt cháy, tàn lửa tại đâm chồi khác mọc khoẻ hơn, quả là một loài cây "bất tử”. Cũng may, rừng le không có giá trị gì ngoại trừ giá trị từ củ măng.
Măng le rất nhiều ăn tươi đã ngon, ăn khô càng ngon hơn hẳn măng áo tơi, măng lưỡi lợn gốc nứa, vầu, mai. Măng le khô được ngâm trước khi ăn khoảng 1 ngày. Khi nấu măng với thịt lợn, thịt vịt, hoặc nấu miến thêm ít hành củ vào sẽ thấy măng ăn mát, mềm, mịn như ăn thạch.
Măng le cũng đắt hơn các loại măng khác. Giá một kg măng khô Tây Nguyên thường cao hơn giá măng khu vực Tây Bắc khoảng 100 – 150 nghìn đồng. Nhưng những người đã từng ăn măng le Tây Nguyên vẫn thích mua măng của vùng đất đỏ Bazan vì cái sự ngon lạ của nó.
Măng le được bà con dân tộc ở Tây Nguyên lấy về, phơi khô một cách tự nhiên không tẩm hóa chất nên cũng là một yếu tố để mọi người yên tâm khi mua măng Tây Nguyên làm quà.
Theo http://www.tinmoi.vn/la-mieng-mon-ma...-09733417.html
05:01 PM 27/09/2012 #3Cách Làm Măng Le
Chuẩn bị nguyên liệu:
· 4 miếng hù ky tròn, lớn
· 100g nấm rơm
· 2 muỗng canh bột mì
· 2 muỗng canh đậu xanh nấu chín
· 10 tép tỏi
· 10 củ hành ta
· 1 muỗng cà phê bột ngọt
· 1/2 muỗng cà phê muối
· 1 muỗng cà phê tiêu cà
· 1/2 muỗng cà phê thuốc tiêu mặn
· 1/2 muỗng cà phê phèn the
· Dây lác để vấn
Cách thức chế biến:
*Chuẩn bị:
· Hù ky lấy 2 miếng ngâm nước cho mềm, gỡ bụi cho sạch, vắt ráo, lấy nước khác để vô 1 chút thuốc tiêu mặn quậy đều, cho 2 miếng hù ky này vô ngâm tiếp với nước xăm xắp độ 10 phút, vớt lên xắt mịn, vắt bỏ nước.
· Nấm rơm ngâm nước muối hơi mằn mặn, gọt rửa sạch, xắt hột lựu, vắt bỏ nước.
· Tỏi, củ hành ta lột vỏ, rửa sạch, xắt mỏng, giã nhuyễn, phi dầu cho thơm.
· 2 muỗng bột mì quậy nước hơi sền sệt.
*Thực hiện:
· Ðem trộn hỗn hợp các thứ hù ky, nấm rơm, tỏi, củ hành ta giã nhuyễn, muối, bột ngọt, tiêu cho đều làm nhân.
· Lấy 2 miếng hù ky nguyên còn lại cắt bìa cứng ra nhúng nước cho mềm, dẻo, cắt ra từng miếng dài 11 phân, ngang 5 phân trãi trên thớt, múc nhân đã trộn để vô ém cho dẻ và tém gọn lại, rồi cuốn xéo cho thành mụt măng, vặn 2 đầu cho nhân đừng lòi ra, lấy dây lác vấn tròn thưa thưa mụt măng từ đầu đến đuôị Ðiều cần chú ý là ở những chỗ hù ky giáp mí và bẻ gắp, cần lấy tay thấm vô bột mì đã quậy thoa vô cho dính.
· Măng le làm xong để vô chảo hấp, sôi độ 10 phút lấy ra để cho khô da đem chiên xem xém vàng, để nguội làm món ăn: bún măng le, lẩu măng le, nấm rơm kho với măng le, gà nấu cải xanh với măng lé
Theo http://www.tapchilamdep.com/am-thuc/...ang_Le-295.dep
Chỉnh sửa lần cuối bởi xutubi; 27/09/2012 vào lúc 05:04 PM.
05:02 PM 27/09/2012 #4Ngọt bùi măng le Tây Nguyên
Những người sành ăn món măng có thể khẳng định măng le thuộc loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc... nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát,...
Vào mùa mưa khi đến với núi rừng Tây Nguyên chúng ta dễ dàng bắt gặp những người dân tộc địu những gùi măng le hái được từ trong rừng đem ra các phiên chợ ngồi đợi người đến mua.
Măng le được lấy từ cây le thuộc họ tre nứa không có gai, thân dẻo mọc phổ biến ở vùng đất ba gian Tây Nguyên, nó có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Hễ nơi nào có đất trồng trọt là có cây le xuất hiện. Cây le dù bị đốt cháy, tàn lửa lại đâm chồi khác mọc khoẻ hơn.
Măng le được lấy từ phần ngọn của cây măng dùng tươi hoặc cắt lát phơi khô. Những người sành ăn món măng có thể khẳng định măng le thuộc loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc... nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát,...
Với món măng tươi có thể chế biến món đơn giản nhưng lại đầy hương vị là món gỏi măng trộn. Để chế biến trước tiên lấy măng tươi luộc chín rồi thái sợi. Cho măng thái sợi vào luộc lại lần 2 trong nước mới, nêm ít muối cho nhả chất đắng. Vớt măng, xả lạnh, cho vào khăn sạch vắt ráo khô. Tôm tươi hay tép khô, thịt ba rọi thái nhỏ cho vào nồi xào đều cho thấm, sau đó cho măng đã vắt ráo vào nồi trộn đều rồi tắt bếp. Cho tiếp một ít mè, ngò rí và húng lủi vào trộn gắp đĩa măng le trộn ra đĩa, xếp tôm thịt lên trên, rắc ít mè trang trí đủ thấy sự hấp dẫn, quyến rũ của món ăn dân dã này.
Không những làm món gỏi măng le tươi trộn mà móm măng nấu cùng thịt vịt cũng khá độc đáo. Vịt làm sạch xát gừng để ráo, măng le tươi cắt bỏ phần gốc già, xắt sợi, luộc măng, vớt ra xả lại nước lạnh, để ráo. Nấu nước sôi, nêm nước mắm, cho vịt vào luộc chín, để lửa nhỏ, cho vài cọng ngò gai, nêm hạt nêm, đường, cho thịt vịt thấm gia vị. Cho măng vào, tiếp tục hầm cho vịt mềm và măng thấm. Vớt vịt ra chặt miếng vừa ăn, cho lại vào nồi nước hầm, nấu sôi, cho đầu hành trắng và hành phi vào tắt bếp, nhắc xuống. Múc canh vịt hầm măng ra tô, rắc ít tiêu rừng dọn chung với nước mắm gừng ăn một lần là không thể nào quên.
Nếu là khách quý được mời vào trong các buôn làng Tây Nguyên thì thế nào chủ nhà cũng sẽ mời bữa cơm gạo nương ăn với măng le nấu với thịt nai khô kèm muối đâm lá bép ớt hiếm mới thì sẽ ăn nhớ đời cái món ăn độc đáo này mà không phải ở đâu cũng tìm thấy được.
Khi mùa măng nhiều không bán hết hay để vận chuyển, bán đi xa người dân Tây Nguyên thực hiện phơi khô măng le rồi đóng hộp để cất giữ. Cái ngon của măng khô tuy không bằng măng tươi nhưng người ăn vẫn cảm nhận được cái vị măng rừng độc đáo này qua từng món ăn chế biến.
Nguồn thực phẩm măng tươi hay măng khô đối với người dân Tây Nguyên khá dồi dào phong phú và mỗi mùa mưa về là cả buôn làng rộn ràng với mùa đi hái măng le.
Theo http://giadinh.net.vn/20111121050418...tay-nguyen.htm
Chỉnh sửa lần cuối bởi xutubi; 27/09/2012 vào lúc 05:03 PM.
05:07 PM 27/09/2012 #5CÁ BẠC MÁ KHO MĂNG LE
NGUYÊN LIỆU
- 3 con cá bạc má khoảng 500g
- 200g măng le luộc
- Gia vị: tiêu ớt
- Củ hành tím, hành lá
- Nước mắm, nước màu dừa
THỰC HIỆN
1. Chuẩn bị:
- Cá đánh vảy, làm sạch, bỏ ruột, bỏ mang, rửa lại với nước muối. Để cá cho ráo nước. Ướp cá với tiêu, đường, củ hành tím băm, nước mắm, nước màu dừa.
- Măng le mua loại nhỏ bằng ngón tay, đã luộc chín. Rửa sạch, chẻ đôi.
2. Chế biến
- Đặt cá lên bếp, nấu sôi. Để lửa nhỏ khoảng 10 phút. Cho thêm khoảng 1 chén nước sôi, nước xăm xắp cá.
- Tiếp tục kho cá lửa nhỏ, không dậy nắp.
- Khoảng 10 phút thì cá chín. Tiếp tục cho măng vào. Chú ý cho cá không bị nát, nêm lại cho vừa ăn. Khi nước cạn, hơi sệt lại là được.
3. Trình bày
- Cho hành lá xắc khúc vào, nêm ớt. Nhắc xuống.
- Dọn ra ăn với cơm làm món ăn chính trong bữa ăn thường ngày.
theo http://ansachmientrung.vn/an-sach/40...ho-mng-le.html
08:46 PM 27/09/2012 #6Cách làm món Măng khô ninh chân giò
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc không thể thiếu món măng khô ninh chân giò. Món ninh không quá ngậy vì măng khô khi nấu đã trung hòa bớt vị béo của giò heo, tạo thành vị ngọt thanh cho món ăn này.
Nguyên liệu:
- 1kg thịt móng giò
- 200gram măng khô
- Mộc nhĩ, hành khô vừa đủ.
- Gia vị hành lá, muối, bột nêm, dầu ăn.
Cách làm:
Măng khô ngâm nước lạnh khoảng từ 24 giờ - 30 giờ cho nở mềm và mất nước đen. Sau đó luộc khoảng 15 phút. (khi luộc nhớ cho thêm chút muối cho măng mau nhừ). Thay nước, rửa sạch măng, luộc tiếp lần nữa cho măng được trắng.
Măng cắt miếng vuông, hay dài tùy theo ý.
Mộc nhĩ ngâm nở, làm sạch, cắt miếng bản to.
Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành khô, cho măng vào xào, nêm chút gia vị muối, bột ngọt để măng thêm đậm đà.
Móng giò heo nướng vàng trên lửa, cạo sạch, chặt khúc vừa ăn, ướp với chút bột nêm trong khoảng 30 phút cho ngấm.
Xào săn móng giò cho vào nồi cùng 2,5 lít nước lạnh, đun sôi vớt bọt. Ninh nhỏ lửa, khoảng 30 phút sau cho măng vào tiếp tục đun sôi. Khoảng 30 phút sau khi măng và giò heo đã nhừ cho hành khô, mộc nhĩ vào đun sôi lại, nêm nếm gia vị vừa ăn là được.
Múc ra bát, cho hành tươi lên trên, món này ăn nóng mới ngon.
Theo http://www.tapchiamthuc.vn/mon-ngon-...-chan-gio.html
Chỉnh sửa lần cuối bởi xutubi; 27/09/2012 vào lúc 08:53 PM.
08:18 PM 28/09/2012 #7Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.....
Chỉnh sửa lần cuối bởi xutubi; 28/09/2012 vào lúc 08:19 PM.
09:42 AM 30/09/2012 #8Măng có công dụng gì ?
Măng là mầm non của tre nứa..., được gọi bằng nhiều tên khác nhau như duẩn, mao duẩn, trúc duẩn, trúc nha... Đối với nhiều nước ở phương Đông, măng là một trong những loại thực phẩm thông dụng. Ở nước ta, măng cũng là một nguyên liệu được dùng để chế biến nhiều món ăn được mọi người ưa thích. Thật khó có thể nghĩ rằng trên mâm cỗ những ngày Lễ Tết lại thiếu món canh măng !
Có nhiều loại măng khác nhau: tuỳ theo nguồn gốc có măng tre, măng vầu, măng nứa, măng giang...; tuỳ theo hàm lượng nước chứa trong thành phần có măng khô, măng tươi; tuỳ theo cách chế biến có măng luộc, măng xào, măng hầm, măng chua, măng ớt...
Trước đây, có quan niệm cho rằng măng là một trong những đồ ăn vô bổ, thậm chí không ít người nghĩ rằng ăn nhiều măng sẽ “hại máu”. Nhưng, kỳ thực đây là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị, nhất là trong thời buổi hiện nay khi người ta nhiều khi quá ham đồ béo bổ, tinh chế mà bỏ quên các thực phẩm có nhiều chất xơ. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông...
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng có chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng. Theo các tài liệu của Trung Quốc, cứ mỗi 100g măng có chứa 4,1g protid (protid chứa trong măng có tới 16 loại acid amin), 0,1g lipid, 5,7g glucid, 22mg Ca, 56mg Photpho, 0,1g Fe, 0,08mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,08mg vitamin B2, 0,6mg vitamin B3, 1,0mg vitamin C. Ngoài ra, trong măng còn chứa khá nhiều Mg và rất giàu chất xơ. Với hàm lượng chất béo, chất đường rất thấp và giàu chất xơ, măng là loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, trợ giúp tiêu hóa, phòng chống có hiệu quả tình trạng béo phì, vữa xơ động mạch, cao huyết áp, bệnh táo bón, bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, với hàm lượng Mg khá phong phú và một loại đường đa có trong thành phần, măng có khả năng nhất định trong việc phòng ung, kháng ung và được coi là một trong những thực phẩm chống ung thư.
Dưới đây, xin được giới thiệu một vài cách dùng măng để chữa bệnh
* Măng tươi mới nhú 60g, luộc chín, thái miếng rồi đem xào với gừng tươi thái chỉ và dầu vừng, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: chữa ho do đàm nhiệt, lồng ngực đầy tức khó chịu.
* Măng tươi 60g, luộc chín, thái miếng, đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng : chữa chứng táo bón do nhiệt, phân cứng và khó đi.
* Măng mới nhú ra khỏi mặt đất 20g, bồ công anh 10g, gừng tươi 5g, tất cả rửa sạch, thái vụn, sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Công dụng: chữa mụn nhọt, đầu đinh.
* Măng tre 20g, chua me đất 20g, rễ dâu (cạo vỏ, tẩm mật, sao vàng) 10g, gừng tươi 8g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm một chút đường hoặc mật ong, hấp cơm rồi cho uống. Công dụng: chữa ho do phong nhiệt.
* Măng tre 40g, ốc sên 2 con (loại có vỏ to, màu vàng nâu, miệng không có vảy); ốc đem đập vỏ, bỏ nội tạng chỉ lấy thịt, sát với phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nướng vàng, cho vào nồi đun lấy nước đặc ; măng tre giã nát ép lấy nước rồi hòa với nước ốc cho uống, dùng liên tục cho đến khi bệnh ổn định. Công dụng: chữa hen phế quản.
* Măng tươi, cá diếc, gừng tươi, hạt tiêu lượng vừa đủ và một chút rượu vang. Cá diếc làm sạch, măng rửa sạch thái miếng, gừng tươi thái chỉ, tất cả cho vào nồi đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Công dụng : chữa sởi, thủy đậu giai đoạn đầu ở trẻ em, táo bón ở người lớn.
* Măng khô 50g, hải sâm 150g, tôm nõn 20g, rượu vang, đường trắng và gia vị vừa đủ. Tôm nõn ngâm trong rượu hòa với nước cho nở, hải sâm thái nhỏ quân cờ, măng khô thái nhỏ vụn. Đun mỡ trong nồi cho nóng già, cho hành và gừng đập giập vào phi thơm, cho tiếp tôm nõn, măng khô, đổ nước vào đun sôi, cho hải sâm vào đun thêm 10 phút, đổ dầu vừng nóng và hành đã phi thơm lên là được. Công dụng: là món ăn rất giàu protein và khoáng chất, lượng mỡ và cholesterol thấp, được dùng để bồi bổ cho người già và người mới ốm dậy.
theo http://thucphamvadoisong.vn/ban-can-...g-dung-gi.html
11:10 AM 30/09/2012 #9Món ngon cuối tuần: Miến măng gà
Miến là thực phẩm được khuyến khích dùng cho những người bị bệnh tiểu đường để thay cơm. Cuối tuần nấu một nồi miến đãi cả nhà vừa ngon, dễ làm, mà lại tốt cho sức khoẻ!
[IMG]http://i426.photobucket.com/albums/pp348/tubi_designer2709/120923*******-AN-mien-mang-ga-8-d94fb.jpg[/IMG]
Nguyên liệu:
- 100g măng khô
- 1 miếng má đùi gà hoặc 500g thịt gà nạc
- 300g miến khô
- Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, rau răm.
Bước 1:
Ngâm măng vào nước cho mềm, tốt nhất là bạn ngâm qua đêm, xả lại nước sạch nhiều lần rồi luộc sơ.
Bước 2:
Tước măng thành những sợi nhỏ vừa ăn, cắt bỏ những phần cứng rồi ướp với muối, tiêu, hạt nêm.
Bước 3:
Thịt gà rửa sạch, cho vào nồi nước sôi, thêm tí muối và luộc cho đến khi gà chín.
Bước 4:
Vớt thịt gà ra, để nguội, giữ lại nước dùng. Xé gà thành miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 5:
Làm nóng chút dầu ăn trong chảo, thêm tỏi băm vào phi thơm rồi trút măng đã ướp vào xào đến khi măng chín.
Bước 6:
Miến rửa sạch, cho vào nồi nước sôi luộc đến khi sợi miếng trong là chín.
Bước 7:
Nấu nước luộc gà cho sôi, cho măng đã xào vào, để sôi thêm chút nữa rồi nêm lại với muối, tiêu, hạt nêm cho vừa ăn và tắt bếp.
Khi dùng cho miến vào tô, xếp thịt gà lên, chan nước măng, rắc rau răm đã cắt nhỏ. Dùng nóng.
Miến là thực phẩm được khuyến khích dùng cho những người bị bệnh tiểu đường để thay cơm. Cuối tuần nấu một nồi miến đãi cả nhà vừa ngon, dễ làm, mà lại tốt cho sức khoẻ.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo http://***********/an-ngon/2012092207...en-mang-ga.chn
Chỉnh sửa lần cuối bởi xutubi; 02/10/2012 vào lúc 04:07 PM.
03:18 PM 30/09/2012 #10Thịt Kho Măng Khô
Nguyên liệu:
Thịt đùi để kho
1 trái dừa xiêm tươi, lấy nước
nước mắm
tiêu
1 trái ớt khô
1 tsp nước mầu
1 tsp đường
1/2 tsp muối
2 tép tỏi đập dập
trứng gà vài quả
1/2 bọc măng khô
Cách Làm:
- Măng khô, ngâm 2 ngày, và cho nước đem luộc 3 dạo cho măng nở to ra. Rữa đi nhiều lần cho hết nước vàng trong măng. Xé măng nhỏ vừa ăn để sẵng.
- Thịt heo cắt khúc vừa ăn, ướp tỏi, đường, muối, tiêu, ớt khô, nước mắm, nước mầu. Ướp 1 hồi cho sôi trên bếp khoãng 10 phút sau thì cho nước dừa vào đun cho đền khi thịt chín thì thả trứng luộc bốc vỏ và măng khô đã nấu và rữa kỷ vào, kho tiếp cho đến khi nước sâm sấp cạn và nêm nếm vừa ăn rồi thì tắt lửa. Kho như thế này, ăn măng kho ngon hơn ăn thịt.
st
LinkBacks Enabled by vBSEO