Sỏi gan khi không có triệu chứng có thể chưa đáng sợ. Tuy nhiên bạn để cho chúng có thời giản để phát triển, chúng có thể chặn các đường mật bên trong cơ quan khiến túi mật bị viêm. Thậm chí tệ hơn, khi chúng viêm nhiễm quá lâu có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho gan, dẫn đến xơ gan. Một số trường hợp bệnh nhân sỏi gan phải liên tục cấy máu do bị nhiễm trùng huyết do biến chứng sỏi gan.


SỎI TRONG GAN LÀ GÌ?

Sỏi trong gan thường hình thành sau khi đường mật bị viễm nhiễm do giun sán, vi khuẩn từ đường ruột tấn công. Thành phần sỏi là Calcium bilirubinate (90%) và cholesterol (10%). Ngày nay do thay đổi trong chế độ ăn nên tỉ lệ sỏi gan do cholesterol ngày càng cao. 50% bệnh nhân bị sỏi gan có sỏi trong cả thùy gan trái và thùy gan phải. 50% còn lại số bệnh nhân bị sỏi bên thùy gan trái nhiều gấp 5 lần người bị sỏi bên thùy gan phải.

TRIỆU CHỨNG BỆNH SỎI GAN

Sỏi gan có thể có triệu chứng hoặc không. Triệu chứng đầu tiên thường gặp là đau dưới hạ sườn phải hoặc thượng vị. Cơn đau âm ỉ hoặc thành cơn và có thể nhầm với đau dạ dày. Có khi sỏi gan gây đau dữ dội, kèm sốt và rét run. Sốt có thể rất cao, kéo dài. Sau đó, xuất hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu, phân bạc màu do tắc đường mật. Làm xét nghiệm máu có thể thấy bạch cầu tăng cao, dấu hiệu nhiễm trùng. Siêu âm có thể phát hiện được 90% trường hợp sỏi gan. Ngoài ra bác sĩ có thể cho chụp CT, MRI, chụp đường mật cản quang xuyên gan qua da hay chụp cản quang tụy mật ngược dòng qua nội soi để phát hiện và đánh giá tình trạng bệnh.

Một số biến chứng sỏi gan nguy hiểm thường gặp:

- Sỏi gan có thể gây tổn thương đường mật, gây hẹp, tắc đường mật và ứ mật.
- Biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi trong gan là nhiễm trùng huyết và choáng nhiễm trùng. Những cơn sốt cao kèm rét run, nhiễm trùng và tắc mật nặng, rồi loạn huyết động thường đẩy người bệnh vào tình trạng choáng, mệt. Trường hợp này, bệnh nhân phải cấy máu nhiều lần.
- Ngoài ra, sỏi trong gan lâu ngày kèm theo viêm nhiễm sẽ làm tổn thương nhu mô gan và thay thế bằng tổ chức xơ. Tình trạng này kéo dài dẫn đến xơ gan.
Khi có những cơn đau đầu tiên, chúng ta nên đi kiểm tra để biết chính xác tình trạng bệnh của mình. Càng để lâu, cơn đau càng kéo dài và biến chứng càng nguy hiểm hơn thì bệnh nhân có thể dẫn đến tử vong.

SỎI GAN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nếu sỏi nhỏvà không gây biến chứng thì có thể điều trị bằng các phương pháp cổ truyền như uống thuốc nam làm tan sỏi. Tuy nhiên tình trạng sỏi vẫn cần được kiểm tra thường xuyên, nếu sỏi gây viêm nhiễm đường mật, tắc mật có thể phát hiện sớm để can thiệp kịp thời tránh biến chứng.
Nếu sỏi lớn hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định một trong các phương pháp điều trị sỏi gan dưới đây bao gồm: phẫu thuật hở, phẫu thuật nội soi hay nội soi lấy sỏi đường mật ngược dòng, tán sỏi ngoài cơ thể…
Tuy nhiên, phẫu thuật không giải quyết nguyên nhân tạo sỏi, nên tái phát cao. Khoảng 50% bệnh nhân bị tái phát sau 5 năm.

PHÒNG SỎI GAN TÁI PHÁT

Để phòng bị sỏi tái phát sau khi điều trị, bạn cần tránh các nguyên nhân gây nên sỏi:
- Tránh nhiễm ký sinh trùng bằng cách uống thuốc xổ lãi định kỳ hai lần / năm hay xuống cân quá nhanh.
- Tránh táo bón bằng cách ăn thức ăn có nhiều chấy xơ, uống đủ nước, năng vận động, vì táo bón sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn có hại ở đường ruột phát triển, dễ làm viêm đại tràng, viêm túi mật và ống mật, mật dễ lắng đọng thành sỏi.
- Để tránh bị sỏi cholesterol, bạn tránh thức ăn có nhiều cholesterol như mỡ, gan, lòng động vật, lòng đỏ trứng gà.
Đến đây thì tất cả chúng ta đều có thể tự trả lời cho câu hỏi “Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?” được rồi. Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn, đặc biệt là vấn đề sức khỏe.


Nguồn: soimatnguoimuong.vn