- 08:29 AM 05/09/2018 #41
Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào
Nhàu là loại quả xuất hiện khá lâu ở Việt Nam nhưng chưa được phổ biến và còn khá ít người biết về loại cây này.Vậy công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Có lẽ quả nhàu không phải là loại quả ăn hàng ngày. Loại quả này thường được dùng làm thuốc nhiều hơn vì những tác dụng đặc biệt của nó đối với sức khỏe con người không giống bất kỳ một loại trái cây phổ thông nào khác. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của loại quả này.
* Tổng quan về quả nhàu
Cây nhàu là loại cây có thân rất cao, có những cây trưởng thành có chiều cao lên tới 6 đến 8m. Cây thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp như bờ sông, bờ suối, thân cây rất nhẵn. Trên cây có rất nhiều cành, đa số các cành đều rất to. Lá cây mọc theo đối nhau, phần đầu lá nhọn. Lá có hình bầu dục, dài khoảng 12 đến 15cm.
Hoa nở vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 dương lịch hằng năm. Đến khoảng tháng 7, tháng 8 dương lịch là có quả chín. Quả nhàu có hình giống như hình quả trứng, bên ngoài xù xì. Quả nhàu có chiều dài khoảng 5 đến 6cm, khi non quả có màu xanh nhạt, lúc chín có màu hồng nhạt hoặc trắng, khi ăn vào thấy vị cay và mùi hơi nồng.
Bên trong ruột của trái nhàu có một lớp cơm mềm, có thể ăn được, ở chính giữa là phần nhân rất cứng. Phần nhân cứng của trái nhàu dài khoảng gần 1cm, bề ngang rộng khoảng 5mm. Trong nhân của trái nhàu có chia thành 2 khoang để chứa hạt nhỏ mềm.
Cây nhàu được tìm thấy rất nhiều ở các tỉnh miền Nam của nước ta. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu ghi chép thì chưa tìm thấy cây nhàu mọc tại miền Bắc nước ta. Theo các tài liệu về sinh học, cây nhàu rất rễ trồng và hoàn toàn có thể trồng ở miền Bắc. Người ta thường dùng lá, vò, rễ cây nhàu, trái nhàu dùng làm thuốc. Trong đó, rễ nhàu thường được dùng nhiều nhất dưới dạng sấy khô, phơi khô hoặc dạng rễ tươi.
* Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào
+ Loại bỏ độc tố: Trái nhàu có công dụng loại bỏ các độc tố trong cơ thể.
+ Giúp tiêu hóa dễ dàng: Trái nhàu (Noni) có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, lợi tiểu, nhuận trường, hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trái nhàu còn có tác dụng trị bệnh táo bón, làm co giãn cơ trơn.
+ Ổn định huyết áp: Một căn bệnh phiền não không kém thường xuyên xuất hiện ở người cao tuổi. Và giải pháp của người dân miền Nam một lần nữa là trái nhàu. Trái nhàu có công dụng làm giảm huyết áp, lưu thông mạch máu, điều hòa huyết áp.
+ Phòng chống cảm cúm: Nếu cơ thể bạn yếu ớt và thường xuyên bị ốm vặt? Trái nhàu có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bồi bổ cơ thể. Hơn nữa, đây còn là vị thuốc trị cảm, giảm sốt cực nhanh chóng, là phương thuốc trị ho, hen suyễn cực kỳ hiệu quả
+ Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư: Thực phẩm bẩn – tác nhân gây ung thư – không thể tránh khỏi ngày nay. Nhưng bạn vẫn có thể bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách sử dụng trái nhàu. Trái nhàu có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Hạn chế sự phát triển của các khối u. Có thể dùng cho bệnh nhân đang xạ trị bệnh.
+ Làm đẹp: Ngày nay nhu cầu làm đẹp đang là mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ. Vợ bạn. Người yêu bạn. Mẹ bạn. Bà của bạn. Sẽ rất hài lòng nếu đây là món quà dành cho họ vào ngày đặc biệt. Công dụng của trái nhàu tươi giúp tóc óng ả, đen mượt; giúp tái tạo làn da trở nên trắng sáng. Kiên trì dùng trái nhàu mỗi ngày còn giúp bạn giảm cân, giữ cân nặng, cân bằng vóc dáng.
+ Quả nhàu trị bệnh hen suyễn: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm, đặc biệt là các đô thị và những nơi có đường quốc lộ đi qua. Đây có thể coi là ác mộng đối với những người bị hen suyễn. Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, nước cốt (nước ép) từ trái nhàu tươi làm giảm những cơn hen hay tránh những dị ứng mà những người phải sống chung với căn bệnh hen suyễn thường gặp phải.
+ Giảm đau nhức: Đau mỏi toàn thân, đau nhức xương khớp, phong tê thấp, đau nửa đầu là khắc tinh c��a bạn. Hãy để trái nhàu tươi giúp bạn. Sử dụng trái nhàu mỗi ngày giúp bạn tránh khỏi căn bệnh phiền toái trên. Trong dân gian, trái nhàu còn được biết đến là vị thuốc chữa bệnh nhức mỏi xương khớp, đặc biệt là với những người lao động chân tay. Trái nhàu tươi hoặc khô đem ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3 (1kg nhàu tương ứng 2 đến 3 lít rượu). Rượu ngâm là loại rượu nấu từ 40 đến 45 độ. Ngâm rượu trái nhàu từ 3 tháng trở ra là có thể dùng được. Vì là rượu thuốc để chữa bệnh nên mỗi ngày dùng không quá 6 chén, mỗi bữa dùng không quá 3 chén; dùng trong bữa ăn cơm.
+ Những công dụng khác: Công dụng của trái nhàu còn làm lành vết thương, hỗ trợ điều trị viêm loét, mụn nhọt. Giúp điều hòa kinh nguyệt, bổ máu, chống băng huyết ở phụ nữ sau sinh.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả hồng xiêm với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả me với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả chôm chôm với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/08:55 AM 08/09/2018 #42Công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người như thế nào
Sầu riêng là loại quả được nhiều người mệnh danh là vua trái cây vì sao nó được mệnh danh như vậy? Công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Sầu riêng là loại trái cây có mùi vị rất đặc biệt, kén người thưởng thức. Tuy nhiên, những ai ăn được loại quả này đều trở nên ghiền hơn bất cứ loại trái cây nào. Sầu riêng chỉ có nhiều ở miền Nam, Tây Nguyên nước ta. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con nguời như thế nào.
* Tổng quan về quả sầu riêng
Cây sầu riêng là một cây to cao 15-20-25m. Quả to, hình đầy hay hình trứng dài, vỏ cứng. Trên mặt vỏ rất nhiều gai ngắn, nhọn. Quả có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt có chất cơm (áo hạt) mềm, màu trắng vàng, có mùi đặc biệt, chưa quen thì không thích, nhưng đã quen rồi thì rất ngon, vị ngọt, bùi. Hạt có lá mầm dày. Cây Sầu riêng nở hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-9.
Cây sầu riêng nguồn gốc là ở quần đảo Malaysia. Sau đó, được đi trồng ở Campuchia và Việt Nam. Sầu riêng được trồng rất nhiều ở miền Nam nước ta, chủ yếu là Nam bộ. Trồng sầu riêng chủ yếu lấy quả ăn. Sầu riêng cho quả ăn ngon, bổ. Hạt sầu riêng có bột, rang, nướng hay luộc ăn như hạt mít, có thể làm mứt kẹo. Vỏ sầu riêng dùng chữa đầy bụng, khó tiêu hoá và chữa ho lao, cảm sốt.
Lá và rễ sầu riêng dùng chữa cảm sốt, viêm gan vàng da. Ngày dùng 30-40 gam dưới dạng thuốc sắc. Lá sầu riêng còn dùng dưới dạng nấu nước tắm cho những người vàng da do bệnh gan. Theo kinh nghiệm của nhân dân, xơ sầu riêng có thể dùng trị rệp, để một miếng xơ sầu riêng dưới chiếu của đuôi giường hay phảng. Sau hơn một tuần rệp sẽ không còn.
+ Giá trị dinh dưỡng của qủa sầu riêng: Quả sầu riêng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, chất xơ, đạm cứ bình quân 100g thịt sầu riêng có tỉ lệ dinh dưỡng như sau: 144 Kcal., Vitamin A (20- 30 IU), Axit ascobic (23,9- 25,0 mg), Phốt pho (37,8- 44,0 mg), Laki (436 mg), Thiamin (0,20 mg), Riboflavin (0,20 mg), Canxi (7.6-9,0 mg), Nacin (83- 0,70 mg), Chất béo ( 5,33 g), Chất xơ (3,8 g), Sắt (0,73- 1,0 mg), Đường (12 g), Protein ( 2,5 – 2,8 g), Carbonhydrate toàn phần (30,4- 34,1 g).
* Công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người
+ Cho xương và răng khỏe mạnh: Sự có mặt của canxi, kali và vitamin nhóm B trong sầu riêng là một ưu điểm giúp loại quả này có tác dụng trong việc duy trì răng và xương khỏe mạnh.
+ Giảm chứng đau nửa đầu: Sở dĩ ăn sầu riêng có tác dụng giảm chứng đau nửa đầu là vì trong sầu riêng chứa nhiều riboflavin là vitamin B - những dưỡng chất có tác dụng kíc thích thần kinh và ổn định tâm trạng.
+ Ổn định đường trong máu: Sự hiện diện của mangan ở mức độ vừa phải trong sầu riêng chính là nguyên nhân giúp loại quả này có thể hỗ trợ trong việc ổn định và duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép.
+ Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch: Sự hiện diện của organosulfur trong sầu riêng chính là nguyên nhân lý giải tai sao loại trái cây này có thể giúp điều chỉnh các enzyme giảm viêm trong cơ thể. Do đó, nó có tiềm năng loại bỏ các bệnh tim mạch.
+ Một nguồn cung cấp năng lượng phong phú: 100 gram trái cây này chứa khoảng 21% nhu cầu carbohydrate hàng ngày của cơ thể. Nhờ nguồn carbohydrate phong phú như vậy mà nó rất hữu ích trong việc bổ sung thêm năng lượng của bạn.
+ Hỗ trợ trong việc trì hoãn sự lão hóa: Vitamin C được tìm thấy rất nhiều trong sầu riêng. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp giảm quá trình oxy hóa. Khi quá trình oxy hóa diễn ra chậm chạp cũng đồng nghĩa với việc tốc độ lão hóa được đẩy lùi.
+ Ổn định huyết áp: Sầu riêng chứa nhiều kali mà kali lại là chất cần thiết để giữ cho mức độ natri trong cơ thể con người không bị tăng lên quá mức, dẫn đến các bệnh huyết áp. Vì vậy, nếu muốn tránh trường hợp tăng huyết áp hoặc các bệnh liên quan thì bạn nên ăn sầu riêng thường xuyên.
+ Có tác dụng chống trầm cảm tự nhiên: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mức độ serotonin trong cơ thể bị giảm xuống thì có thể gây ra trầm cảm. Để tránh trầm cảm, bạn cần duy trì lượng serotonin ổn định trong cơ thể. Sầu riêng là loại quả giàu vitamin B6 mà vitamin B6 lại rất cần thiết cho việc sản xuất serotonin. Do đó, bạn có thể ăn sầu riêng để tăng nồng độ serotonin và loại bỏ chứng trầm cảm.
+ Tốt cho hệ thống tiêu hóa: Sự hiện diện của chất xơ trong sầu riêng giúp ích trong việc làm giảm nhu động ruột. Điều này sẽ có tác dụng giúp bạn tránh xa táo bón và cải thiện sức mạnh của tiêu hóa. Sự hiện diện của thiamin và niacin trong sầu riêng cũng có thể cải thiện sự ngon miệng cũng như sức mạnh tiêu hóa, do đó đảm bảo rằng hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.
+ Tốt cho bệnh nhân thiếu máu: Lượng folate trong cơ thể không đủ có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu sản xuất. Điều này sẽ có thể gây ra bệnh thiếu máu. Sầu riêng là một nguồn cung cấp axit folic, đồng và sắt, folate rất phong phú. Do đó, bệnh nhân thiếu máu có thể khai thác lợi ích bổ máu của trái cây này để khắc phục các tình trạng sức khỏe của mình.
+ Cải thiện sức khỏe làn da: Sầu riêng có chứa vitamin C với hàm lượng khá cao. Vitamin C là một yếu tố quan trọng trong việc sản sinh ra collagen - một loại protein quan trọng được tìm thấy trong các mạch máu, dây chằng, gân, xương và da. Vitamin C còn đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương trên da và duy trì làn da khỏe mạnh. Vì vậy, ăn sầu riêng rất tốt cho một làn da đẹp.
+ Giúp duy trì chức năng tuyến giáp: Sầu riêng là một nguồn chứa nhiều hợp chất đồng. Các chất đồng cũng đóng một vai trò trong hoạt động của tuyến giáp, đặc biệt là trong sản xuất và hấp thụ nội tiết tố. Tuyến giáp có chức năng trong việc điều chỉnh độ nhạy cảm của cơ thể để kích thích tố khác, tạo ra các protein và điều chỉnh tốc độ của cơ thể đốt cháy năng lượng. Do đó, ăn sầu riêng sẽ có lợi trong việc duy trì chức năng của tuyến giáp.
* Một số lưu ý khi ăn quả sầu riêng
+ Sầu riêng làm món ăn kết hợp cùng các gia vị cay nóng như ớt, tỏi... sẽ gây ra tình trạng bứt rứt khó chịu trong người.
+ Sầu riêng chứa rất nhiều đường và chất béo. Việc ăn hàng ngày sẽ sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong, nổi mụn, và nhiệt miệng.
+ Phụ nữ có thai hoặc người có huyết áp cao không nên ăn sầu riêng, vì nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu.
+ Để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng cũng như trung hòa “tính nóng” của trái sầu riêng, bạn nên kết hợp cùng các loại quả mang tính hàn như măng cụt, dứa, thanh long...
+ Nắm bắt được những tác hại tiềm ẩn từ trái sầu riêng không đồng nghĩa với việc bạn tránh xa hoàn toàn thứ quả bổ dưỡng này. Dưới đây là những lưu ý khi ăn sầu riêng để tránh gây hại cho sức khỏe của bạn.
+ Do sầu riêng chứa hàm lượng đường cao, mang tính nóng, nếu ăn nhiều dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Đặc biệt, phụ nữ có thai, người cao huyết áp, và bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều sầu riêng có thể gây ra tình trạng khó ngủ, táo bón, nước tiểu vàng, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí đột quỵ.
Ngoài ra, những người hay nổi mụn, tiểu vàng, người bệnh đường trong máu cao cũng không nên ăn nhiều.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả mãng cầu xiêm với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả dừa với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/08:57 AM 08/09/2018 #43Công dụng của quả nhót với sức khỏe con người như thế nào
Quả nhót là loại quả được trồng nhiều ở miền bắc và được nhiều người ưa thích. Vậy công dụng của quả nhót với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhót có vị chua, chát nhưng lại không độc và trung tính, do đó có thể sử dụng để chữa trị nhiều loại bệnh. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả nhót với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về quả nhót
Cây nhót thuộc loại cây bụi, có một lớp vảy trắng hình tròn rất nhỏ xếp sát nhau ở toàn bộ thân cây, mặt sau lá và quả. Lớp vảy này thường bám dày và chắc khi quả còn xanh. Khi quả chín, lớp vảy này càng mỏng và dễ bong khi bị chà xát.
Cây nhót khá phổ biến ở các tỉnh miền bắc nước ta. Quả nhót được dùng để ăn hoặc nấu canh chua. Các bộ phận khác của cây nhót từ lá đến rễ còn được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả trong Đông y.
Quả nhót có hình bầu dục, khi chín có màu đỏ rất bắt mắt. Nhót cho 2 loại quả chua và ngọt; nhưng hầu hết nhót đều có đặc tính là chua khi còn xanh và ngọt khi đã chín đỏ.
Khi ăn quả nhót, bạn nên cạo sạch lớp bụi phấn để tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào, tránh ăn quả nhót khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày, chỉ nên ăn sau bữa cơm khoảng 30 phút.
Nhót được trồng 2 vụ trong năm: vụ xuân trồng tháng 2-4 và vụ thu trồng tháng 8-10. Tên khoa học của nó là Elaeagnuas latifolia L. Cây nhót còn có các tên gọi khác là cây lót, hồi đồi tử.
Hiện nay, cây nhót còn có thể trồng làm bonsai hoặc cây sân vườn. Trong những năm gần đây, cây nhót trở thành một loại cây trồng cho hiêu quả kinh tế cao.
* Công dụng của quả nhót với sức khỏe con người như thế nào?
+ Chữa ho: Nhót xanh 10 quả, trần bì 10g, quả quất 10 quả. Sắc mỗi ngày một thang, uống 3 lần trong ngày.
+ Tiêu chảy: Nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Tất cả rửa sạch, sắc ngày một thang, chia ra uống 3 lần trong ngày.
+ Ho, hen, khó thở: 6-12g nhót mỗi ngày, có thể dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm, thuốc bột. Uống nhiều ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm. Tuy nhiên, ăn nhót xanh quá nhiều có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày.
+ Lá nhót: Trong Đông y, lá nhót có vị chát, tính bình, không có độc, có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Lá nhót chứa nhiều tanin, saponozit, polyphenol. Lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và gram (-). Nghiên cứu trên động vật cho thấy lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mãn tính. Người ta thường sử dụng lá nhót để chữa các chứng phế hư khí đoàn, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt.
- Chữa vết thương chảy máu: Lấy một nắm lá nhót tươi, rửa sạch, giã nát, sau đó đắp vào chỗ đang chảy máu sẽ giúp cầm máu hiệu quả.
- Ho ra máu: Lá nhót tươi 24 g, đường kính 15 g. Đun sôi nước, hãm lá nhót như hãm trà, cho đường vào uống. Ngày uống 2 lần, sau khi ăn.
- Trị ho, nhiều đờm, hen suyễn: Lá nhót 16 g, lá táo ta 12 g sao vàng giã nát, hạt cải củ 6 g, hạt cải bẹ 6 g, sao vàng. Cho tất cả vào sắc nước đặc, rồi chia ra uống, ngày 3 lần trước bữa ăn. Uống khoảng 2-3 tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
- Trị lỵ trực khuẩn và tiêu chảy: 30 g lá nhót tươi hoặc 12 g lá nhót khô, sao vàng, sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia ra uống 2 lần trong ngày, trước các bữa ăn. Uống khoảng 2-3 tuần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
+ Rễ nhót: Trong Đông y, rễ nhót có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường được dùng dưới dạng thuốc sắc. Bạn có thể sử dụng rễ nhót để:
- Chữa mụn nhọt: Nấu nước rễ nhót tắm.
- Thổ huyết, đau bụng khó nuốt: Rễ nhót 30 g, rửa sạch, sắc nước uống.
- Kinh nguyệt ra nhiều: Rễ nhót 30-60 g, sắc thành nước uống sau bữa ăn.
- Tiêu chảy: Nhót xanh 10 quả, rễ nhót 4 g, rễ mơ 2 g, sắc uống ngày 2-3 lần.
- Chứng phong thấp, đau nhức xương khớp: Rễ nhót 120 g, hoàng tửu 60 g, chân giò lợn 50 g. Tất cả đổ nước vào hầm và ăn.
- Ho ra máu, chảy máu cam: Rễ nhót 16 g, sao đen, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Ngày uống 3 lần trước khi ăn 1,5 tiếng. Bạn cũng có thể kết hợp với các vị thuốc như cỏ nhọ nồi, ngải diệp, trắc bách diệp để chữa chứng bệnh này.
+ Hạt nhót: Hạt nhót có công dụng chính là sát khuẩn, trừ giun sán. Khi ăn nhót mà nhai nhân hạt bên trong cũng rất tốt cho sức khỏe. Bạn cũng có thể sử dụng hạt nhót để chữa gan lách sưng đau theo công thức: Hạt nhót 10 g, đem giã nhỏ, nghệ đen 8 g. Đem sắc nước uống hàng ngày.
* Lưu ý những người tuyệt đối không được ăn nhót
+ Trẻ nhỏ có dạ dày và hệ tiêu hóa non nớt: Vì nhót có vị chua, hơi chát nên dễ gây kích ứng dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì vậy trẻ nhỏ không nên ăn nhót. Loại quả này cần tuyệt đối tránh ở những trẻ dưới một tuổi và hạn chế ăn ở những trẻ lớn hơn.
+ Những người bị bệnh dạ dày: Những người bị đau hoặc viêm loét dạ dày cũng cần thận trọng khi ăn nhót. Axit có trong nhót có thể làm các cơn đau dạ dày của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, tình trạng bệnh chuyển biến xấu.
+ Những người bị rối loạn tiêu hóa: Người bị rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu…) cũng cần kiêng ăn nhót. Nếu bạn ăn quá nhiều nhót sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả nhót với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả hồng với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả cà chua với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/09:35 AM 12/09/2018 #44Công dụng của quả thanh long với sức khỏe con người như thế nào
Thanh long là loại quả được nhiều người ưa thích vì tính mát, ngọt có người thích thanh long trắng, người lại thích thanh long đỏ. Vậy công dụng của quả thanh long với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào như vitamin C, B, chất xơ, protein... thanh long là loại trái cây phổ biến mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu công dụng của quả thanh long với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về thanh long
Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại México, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, các loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.
Loại ruột trắng vỏ hồng hay đỏ được trồng rộng rãi ở các tỉnh như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang v.v. Loại ruột đỏ vỏ đỏ được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam SOFRI (ấp Đông, xã Long Định,huyện Châu Thành,tỉnh Tiền Giang) hiện nay đã được trồng rộng rãi và phổ biến khắp các tỉnh tập trung ở Bình Thuận, Tiền Giang,Long An,...Bên cạnh đó hiện nay giống thanh long ruột tím hồng cũng được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam cũng đã được đưa vào trồng đại trà.
Thành phần dinh dưỡng trong quả thanh long: Thanh long có thành phần chất xơ rất cao, trung bình 100 gram chứa 0,7-0,9 gam chất xơ, rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là cholesterol, tốt cho tiêu hóa, hạn chế táo bón giải độc cơ thể. Mỗi ngày một người nên ăn khoảng 20-30 gam chất xơ, đây là mức tối ưu có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh nan y như ung thư, bệnh tim, tiểu đường ... Ngoài chất xơ, thanh long cũng giàu chất beta carotene, đây là một chất giúp cho cơ thể chuyển hóa thành vitamin provitamin, giúp loại bỏ các tế bào mà không dẫn đến nhiễm trùng. Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng chính từ 100 gram trái cây thanh long (nửa quả thanh long): nước (g) 82,5-83; protein (g) 0,16-0,23; chất béo (g) 0,21-0; chất xơ (g) 0,7-0,9; beta carotene (mg) 0,005-0,012; canxi (mg) 6,3-8,8, phốt pho (mg) 30,2-36,1; sắt (mg) 0,55-0,65, vitamin B1 (mg) 0,28-0,30, vitamin B2 (mg) 0,043 để 0,045, vitamin C (mg) 8 - 9 và niasin (mg) 1,297-1,300.
* Công dụng của quả thanh long với sức khỏe con người
+ Chống oxy hóa: Thanh long là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp làm giảm tác dụng của những gốc tự do gây tổn hại tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, loạiĠquả này cũng có tác dụng chống ung thư.
+ Ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa: Loại trái cây này giữ cho làn da luôn căng và khỏe. Mặt nạ kết hợp thanh long và mật ong là một loại mặt nạ tự nhiên để thay thểĠnhững loại mặt nạ chống lão hóa đắt tiền khác.
+ Làm mịn da: Bạn lo lằng về làn da bị cháy nắng? Đừng lo, bạn có thể kết hợp thanh long với mật ong và nước ép dưa chuột và thoa lên các vùng da bị cháy nắng. Thanh long là giàu vitamin B3, giúp thoát nhiệt và giữ ẩm vùng da bị cháy nắng.
+ Giảm viêm khớp: Một trong những lợi íţh sức khỏe tốt nhất của thanh long là giúp giảm viêm khớp. Thanh long được gọi là trái cây chống viêm. Những người bị viêm khớp được khuyến khích thêm thanh long trong chế độ ăn uống lành mạnh của họ.
+ Cải thiện sức khỏe tim mạch: Sống trong thời đại bận rộn và nhiều căng thᶳng, rất nhiều người gặp phải những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe tim mạch. Thanh long có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu và bổ sung thêm cholesterol tốt.
+ Tốt cho mắt: Thanh long rất giàu vitamin A ở dạng carotene- loại chất cần thiết cho võng mạc, độ sáng và tầm nhìn của mắt. Nhiều vấn đề về mắt, đặc biệt là thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, có thể được gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin A. ThanŨ long có tác dụng duy trì và cải thiện thị lực.
+ Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường: Thanh long là một nguồn tuyệt vời của chất xơ và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu bằng. Nhưng bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi thêm thanh long trong chế độ ăn uống.
+ Cải thiện hệ thống tiêu hóa: Ăn thanh long cũng có thể giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Thanh long có hàm lượng chất xơ rất cao, có thể cải thiện tiêu hóa kém và giảm chứng táo bón. Thoa nước ép thanh long lên tóc và rửa sạch sau 15-20 phút. Phương pháp này sẽ giúp bảo vệ tóc nhuộm màu hoặc đã từng sử dụng hóa chất trở nên suôn mượt và chắc khỏe.
+ Điều trị mụn trứng cá: Thanh long là một thuốc tự nhiên để trị mụn trứng cá không chỉ cho thanh thiếu niên mà còn phù hợp với người lớn. Nó có chứa vitamin C và cũng là một loại thuốc mỡ tự nhiên tuyệt vời. Chỉ cần cắt một vài lát thanh long và đắp lên những vùng có mụn trứng cá, sau đó, rửa sạch. Áp dụng hai lần mỗi ngày để có làn da không còn mụn trứng cá.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả thanh long với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả nhót với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả me với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả chôm chôm với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/09:36 AM 12/09/2018 #45Công dụng của quả dâu tằm với sức khỏe con người như thế nào
Dâu tằm là loại quả được nhiều người ưa thích và thơm ngon, nhiều người còn đem ngâm rượu. Vậy công dụng của quả dâu tằm với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Dâu tằm không chỉ là một loại quả để giải khát mà biết cách làm, nó còn là thứ tiên dược làm đẹp cho chị em và cho sức khỏe của cánh mày râu. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng của quả dâu tằm với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về quả dâu tằm
Dâu tằm là một họ trong số các thực vật có hoa, trong hệ thống Cronquist được xếp vào bộ Gai. Bộ này trong các hệ thống phát sinh loài khác được coi là phân bộ của bộ Hoa hồng (Rosales). Họ này là một họ lớn, chứa từ 40-60 chi và khoảng 1.000-1.500 loài thực vật phổ biến rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng ít phổ biến ở các vùng ôn đới. Trong họ này có một số loài được biết đến nhiều như đa, đề, dâu tằm, dâu đỏ hay mít.
Thành phần dinh dưỡng trong dâu tằm: Theo như kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu cho biết thì bên trong quả dâu có rất nhiều chất giá trị dinh dưỡng cao sau đây: Nước 84,71%; Đường 9,19% Z (glucoza, fructoza); Axit 80% (axit malic, axit sucinic); Protit 0,36%; Tanin, Vitamin C, Caroten.
Quả dâu tằm (còn gọi là quả dâu ta) là loại quả được mọi người ưa chuộng bởi nó rất giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc…
* Công dụng của quả dâu tằm với sức khỏe con người
+ Giảm đau họng: 500g dâu rửa sạch và ép thành nước. Dùng nước quả dâu để súc miệng (từ 3 đến 5 ngày) chữa các chứng đau ở miệng, họng.
+ Chữa bỏng: Chọn những quả dâu chín tươi, không dập nát, rửa sạch. Ép dâu lấy nước sau đó bôi, rửa, đắp vào vết bỏng, trong vòng một tuần sẽ thấy tác dụng bất ngờ.
+ Phát triển tế bào xương: Vitamin K, canxi và sắt trong dâu giúp tế bào xương duy trì và phát triển, chống được những bệnh như loãng xương và các rối loạn xương do tuổi tác.
+ Bổ thận âm hư: Với triệu chứng lưng đau gối mỏi, ù tai, vô sinh do chất lượng tinh trùng kém. Câu kỷ tử 50g, sơn dược 50g, quả dâu 30g, gạo tẻ 50g nấu cháo ăn liền 1 tháng vào các buổi sáng.
+ Cao dưỡng huyết chữa tóc khô bạc: Lấy 50g quả dâu tươi chín, lượng đường phèn vừa đủ. Rửa sạch dâu cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hoà đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè.
+ Tốt cho hệ miễn dịch: Vitamin C là một vũ khí phòng chống bệnh tật và các mầm bệnh mà các chất chống oxy hóa không ngăn chặn được. Hãy bổ sung dâu vào bữa sáng và chờ xem hệ miễn dịch sẽ tăng lên thế nào.
+ Viêm khớp: Quả dâu chín tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3-5 ngày. Uống mỗi lần 20-25ml. Quả dâu chín 250g, cành dâu 150g, chùm gửi 100g. Ngâm rượu uống.
+ Giúp da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn: Uống đều đặn mỗi ngày 2 ly nước dâu vào buổi sáng và trưa. Uống liên tục trong 3 tháng sẽ thấy da dẻ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn...
+ Trị mất ngủ: Quả dâu còn có tác dụng trị mất ngủ rất tốt. Bằng cách lấy 60g quả dâu chín tươi (hoặc 30g quả khô) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối. Trường hợp mất ngủ kinh niên, lấy 15g quả dâu chín, 15g thục địa, 15g bạch thược sắc uống, sẽ thấy rất hiệu quả.
+ Bổ can thận, ích tâm huyết, sáng mắt, đen tóc: Cách làm cũng rất đơn giản. Lấy khoảng 5.000g quả dâu chín tươi, 6.000g gạo nếp, men rượu vừa đủ. Quả dâu phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp, men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30-50ml vào hai bữa cơm hàng ngày.
+ Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe: Với những người có tình trạng ăn không ngon, thiếu ngủ, hãy uống 1-2 ly nước dâu nhỏ trước khi ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bữa ăn thêm ngon miệng, sức khỏe được cải thiện. Sau bữa tối, uống một ly nước dâu sẽ khiến giấc ngủ đến sớm, ngủ say và sâu giấc hơn.
+ Huyết áp và sức khỏe tim mạch: Resveratrol là một chất chống oxy hóa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của một số tổ chức nhất định trong mạch máu, chống mạch máu bị thu hẹp. Thực tế, resveratrol làm giãn mạch máu, giảm hiện tượng nghẽn mạch máu và các hệ lụy liên quan đến tim mạch như đột quỵ và đau tim.
+ Chống ung thư: Ngoài những dinh dưỡng trong quả dâu tằm kể trên thì không thể không nói đến chất chống oxy hóa. Đây là bức tường thành chính chống lại các gốc tự do có thể hủy hoại các tế bào khỏe mạnh, biến chúng thành ung thư. Vì vậy quả dâu có thể trung hòa các gốc tự do nhanh chóng trước khi chúng kịp gây hại cho cơ thể.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả dâu với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả thanh long với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả nhót với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/02:14 PM 15/09/2018 #46Công dụng của quả chanh leo với sức khoẻ con người như thế nào
Chanh leo là loại quả thơm ngon bổ dưỡng, vậy công dụng của quả chanh leo với sức khoẻ con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Chanh leo là loại quả được nhiều người ưa thích vì mát và dễ uống. Chanh leo là cung cấp lượng vitamin C và vitamin A dồi dào. Vitamin C là vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu công dụng của quả chanh leo với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về chanh leo
Hiện trên thế giới chỉ có khoảng 12 nước trồng Chanh dây với tổng diện tích khoảng 4.500 ha, hầu hết ở Nam Mỹ (2/3 diện tích), phần còn lại ở Úc và khu vực Nam Á. Tại Đức Trọng- Lâm Đồng giống Chanh dây vỏ đỏ được nhập từ Đài Loan có tên khoa học là Passiflora edulis, có thể xuống giống bất cứ tháng nào trong năm. Năng suất trung bình của các hộ trồng chuyên đạt 45-50 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt có thể đạt tới 80-100 tấn quả tươi/ha.
Tại ĐBSCL cây được trồng rãi rác tại CầnThơ, Tịnh Biên- AnGiang, Hòn Đất; KiênGiang. Ở khu vực TPHCM, tại trại Giống Cây Trồng Đồng Tiến dạng trái vàng cũng cho trái rất sum suê. Tại huyện Hóc Môn - TPHCM, Xí nghiệp Delta cũng đã trồng 200 ha cây chanh dây vàng nhập giống từ Brazil, nhằm cung cấp trái cho các nhà máy đồ hộp chế biến xuất khẩu.
Chanh dây là một loại quả có vị chua chua ngọt ngọt, hương thơm dễ chịu. Chanh dây rất tốt cho sức khỏe nếu mỗi ngày dùng 1-2 quả pha thành 2 ly nước. Uống chanh dây hằng ngày giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống nhiễm trùng. Chanh dây cung cấp các vitamin, sắt, kali và các thành phần tốt cho da, giúp chống oxy hóa rất tốt. Xung quanh hạt chanh dây có các bợm cơm với mùi thơm tự nhiên, chứa một lượng chất xơ tốt cho cơ thể, vì vậy chúng ta có thể ăn cả hạt mà không cần bỏ.
Các loại sản phẩm từ chanh dây:
Ở nhiều nước, người ta dùng trái chanh dây để chế biến thành nhiều thứ bánh ngọt khác nhau, kết hợp hoặc không kết hợp với các loại trái cây khác để làm kem, yaourt…
Trong 2 năm lại đây nhiều loại sản phẩm chiết xuất từ trái chanh dây đã ra đời phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Các loại sản phẩm từ chanh dây hiện có trên thị trường:
Lựa chọn sản phẩm chanh dây:
Với loại sản phẩm nước ép trong ta cần qua quá trình lọc, gây tổn thất nguyên liệu. Để tránh tổn thất nhiều chất dinh dưỡng, ta chọn loại sản phẩm nectar, đồng thời tiết kiệm chi phí năng lượng, thiết bị khi sử dụng quá trình lọc.
Trái có trái dạng hình tròn hoặc hình trứng, đường kính từ 4-7.5 cm. Bên ngoài là một lớp vỏ phẳng, dai, giống như sáp, vỏ màu xanh khi chín có màu vàng lợt hoặc màu đỏ tím tùy theo từng loại, vỏ dày khoảng 3mm và dính chặt với lớp ruột trắng dày khoảng 6mm ở phía trong. Trong cùng là khối dịch quả có màu vàng nhạt đến vàng cam và bao lấy những chùm hạt nhỏ màu nâu hoặc đen, ruột trái có vị chua ngọt thanh hơi giống chanh. Mùi vị của dịch quả rất đặc trưng và lôi cuốn. Loại quả vàng nói chung có cây khỏe mạnh và trái to hơn loại quả tía, nhưng thịt của quả tía thì ít acid hơn, hương thơm đậm đà hơn và có tỉ lệ nước quả nhiều hơn. Hạt của quả tía màu đen, còn hạt của quả vàng có màu nâu. Quả lai giữa dạng vàng và tía cho ra màu sắc và các tính chất trung gian. 80 ngày sau khi thụ phấn thì quả chín.
* Công dụng của quả chanh leo với sức khỏe con người
+ Chanh dây chứa nhiều axcid amin như: prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin.. tốt cho người bị suy nhược cơ thể. Loại quả này còn là nguồn cung cấp lượng vitamin C và vitamin A dồi dào. Vitamin C là vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Đây cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cho mẹ bầu. Còn vitamin A giúp cải thiện thị lực và chống nhiễm trùng, hữu ích trong việc chữa thiếu máu, có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp thư giãn, cũng như giảm các triệu chứng mất ngủ.
Ngoài ra, chiết xuất từ chanh dây còn có hiệu quả trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Các dưỡng chất carotenoid và polyphenol dồi dào trong chanh dây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
Chanh dây cũng thường được sử dụng để chữa trị các vấn đề tiêu hóa và các bệnh liên quan đến dạ dày. Hàm lượng chất xơ trong chanh dây rất tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Nó hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ, giữ cho đường tiêu hóa luôn sạch sẽ. Các hạt trong loại quả này cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp làm sạch ruột kết và cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón cũng như làm giảm các chứng viêm xương khớp. Tinh dầu trong hạt chanh dây là loại làm sáng da và không chứa chất nhờn ,vì vậy nó được hấp thụ vào da một cách nhanh chóng.
Tác dụng giữ ẩm và làm sạch da của chanh dây giúp nuôi dưỡng tất cả các loại da, đặc biệt là da bị mụn, chống lão hóa da và chống viêm da hết sức hiệu quả. Chanh dây đặc biệt có lợi cho người bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Nó có tính chất làm buồn ngủ, giúp bạn thư giãn và làm dịu các dây thần kinh. Uống một ly nước ép chanh dây trước khi ngủ có thể làm dịu tâm trí, giúp bạn bớt căng thẳng và có một giấc ngủ yên bình.
Tác hại khi uống nhiều chanh leo: Dù chanh dây nhiều lợi ích, nhưng dùng thường xuyên và liều cao hơn sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn mửa. Đôi khi nó làm cho chóng mặt và loạn nhịp tim. Chanh dây cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược, và làm tăng mức độ buồn ngủ. Nó còn làm tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông. Chanh dây cũng dễ gây dị ứng trên da như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Không dùng chanh dây cho người loét dạ dày vì nhiều axít hữu cơ, và có nguy cơ xuất hiện sỏi thận. Cần đến bác sĩ ngay nếu thấy một trong các triệu chứng trên. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng liều quá cao.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả chanh dây với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả dâu tằm với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/09:04 AM 17/09/2018 #47Công dụng của quả chuối với sức khỏe con người như thế nào
Chuối là loại quả thông dụng trong đời sống hàng ngày và có nhiều công dụng với sức khỏe. Vậy công dụng của quả chuối với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Chuối có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng chuối vì chúng là nguồn cung cấp kali, magiê và chất xơ. Ngoài ra, chuối còn chứa tryptophan (axit amin giữ vị trí quan trọng trong giấc ngủ, kiểm soát đau đầu, viêm ruột), vitamin B, sắt và vitamin B6. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết công dụng của quả chuối với sức khỏe con người.
* Tổng quan về quả chuối
Cây chuối thuộc về họ Chuối. Nó được trồng chủ yếu để lấy trái cây của nó, và ở mức độ ít hơn là thân và để trang trí. Vì cây thường mọc lên cao, thẳng, và hơi vững, nó thường bị lầm lẫn với thân cây thật, trong khi "thân" chính của nó là một "thân giả". Thân giả của một số loài có thể cao tới 2 - 8 m, với lá kéo dài 3,5 m. Mỗi thân giả có thể ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh, hay ngay cả màu đỏ, trước khi chết và bị thay bằng thân giả mới. Quả của những cây chuối dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột (xem Trái cây không có hột) vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể đa bội (thường là tam bội). Cây thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây non đem trồng thành bụi mới.
Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi buồng có 3 - 20 nải. Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30 - 50 kg. Một quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những người phương Tây thường ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt. Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali.
Cây chuối có thân giả lên tới 6 - 7,6 m, mọc lên từ một thân ngầm. Lá chuối ra theo hình xoắn và có thể kéo dài 2,7 m và rộng 60 cm. Cây chuối là loài thân thảo lớn nhất. Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực riêng, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, nhưng đôi khi có thể ra thêm – một thân cây chuối ở Hinigaran, Negros Occidental, Philippines ra năm hoa. Bắp chuối được dùng như rau ở Đông Nam Á; nó được hấp, trộn salad, hoặc ăn sống. Các hoa cái ở trên hoa đực và không cần được thụ phấn để tạo quả chuối.
* Công dụng của quả chuối với sức khỏe con người
+ Hạn chế tăng cân: Ăn chuối giữa các bữa ăn sẽ giúp bạn ăn ít hơn và hạn chế ăn vặt làm tăng cân.
+ Giảm lượng cholesterol xấu: Trong chuối chứa Vitamin B6, rất tốt cho tim mạch và miễn dịch của cơ thể nhờ làm giảm lượng cholesterol xấu.
+ Giúp ngủ ngon: Theo các nhà dinh dưỡng, chất Tryptophan trong chuối là tiền chất của Melatonin, thúc đẩy thư giãn và điều chỉnh giấc ngủ.
+ Ổn định đường huyết: Lượng protein và chất béo lành mạnh từ chuối sẽ làm chậm sự hấp thụ đường trong máu, giúp lượng đường trong máu luôn ổn định.
+ Giúp tăng lượng máu trong cơ thể: Thiếu sắt sẽ làm cơ thể thường xuyên mệt mỏi, giảm trao đổi chất và gây tăng cân. Chuối chứa nhiều sắt, sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
+ Giàu năng lượng: Chuối có rất nhiều năng lượng, giàu glucose. Ăn trước khi tập luyện giúp bạn có nhiều năng lượng hơn và ăn sau khi tập giúp phục hồi nhanh chóng hơn.
+ Chống lại ung thư: Chất chống oxy hóa Delphinidin có đặc tính chống lại các khối u. Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng Delphinidin vào tế bào ung thu dạ dày sẽ gây ức chế sự phát triển của khối u.
+ Dễ tiêu hóa hơn: Nếu cảm thấy khó chịu sau khi ăn, hãy dùng thêm 1 quả chuối. Với chất Prebiotic có trong chuối, nó sẽ giúp cho vi khuẩn đường ruột xử lý thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện hệ tiêu hóa.
+ Giải độc cơ thể: Chứa nhiều Pectin, chuối là phương pháp tự nhiên giúp giải độc cơ thể rất hiệu quả. Trong thực tế, Pectin giúp tăng bài tiết thủy ngân lên đến 150% trong vòng 24 tiếng khi ăn chuối. Nó còn giúp hạn chế hấp thụ chất béo và là cách giảm cân tuyệt vời từ thiên nhiên.
+ Tăng cường thị lực: Chuối chứa Vitamin C, vitamin A giúp tăng cường thị lực cho mắt. Ngoài ra, Beta Caroten, Vitamin E trong chuối còn giúp chống oxy hóa và rất có lợi cho mắt. Cùng với đó, Lutein là chất giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
+ Giảm huyết áp: Các bác sĩ cho biết lượng cali thấp và natri cao có liên quan đến giảm huyết áp và đột quỵ. Chuối có hàm lượng cali cao và natri thấp, là loại trái cây được công nhận là có khả năng giảm huyết áp và các cơn đau tim hiệu quả.
+ Giúp xương chắc khỏe: Mặc dù chuối không chứa nhiều canxi nhưng chúng lại có khả năng thúc đẩy hấp thụ canxi nhờ chất fructooligosaccharides. Fructooligosaccharides lên men trong ruột sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ tối đa lượng canxi có trong thức ăn.
+ No lâu hơn: Chuối chưa chín hẳn có nhiều tinh bột kháng giúp hạn chế tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt cháy chất béo. Một nghiên cứu cho thấy, thay vì ăn tinh bột thì bạn chỉ cần thay thế 5% tinh bột kháng từ chuối sẽ giúp đốt cháy chất béo lên 30%.
+ Giảm căng thẳng, bất an: Ngoài mang tới giấc ngủ ngon, cải thiện tâm trạng, Trytophan cũng giúp giảm lo lắng, cáu kỉnh, tức giận và nhiều hình thức tiêu cực của tâm trạng khác. Chuối cũng có norepinephrine giúp giảm căng thẳng.
+ Chống đầy bụng: Chắc hẳn không ít người sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng chỉ với 2 quả mỗi ngày trong 2 tháng, chị em có thể khiến chuyện này giảm đi tới 50%. Lý do là bởi chuối chứa 1 lượng vi khuẩn chống đầy bụng, cung cấp potassium tốt cho da, giúp hạn chế tích nước trong cơ thể.
+ Đốt cháy mỡ bụng: Một lý do khiến người nghiện rượu hay bị nặng bụng là do cồn làm cạn kiệt Cholin và gây tích mỡ nhiều hơn. Chuối chính là giải pháp trong những trường hợp như vậy. Trong mỗi quả chuối có khoảng 12mg Choline, một loại vitamin giúp loại bỏ các gene gây tích mỡ vùng bụng.
+ Giúp đại tiện dễ dàng hơn: Nếu bạn có con nhỏ, có thể áp dụng cách này. Lượng chất xơ cao trong chuối sẽ giúp đẩy chất thải ra ngoài dễ hơn, chưa hết nó cũng giúp ích cho người bị tiêu chảy vì lượng Probiotic bên trong nó. Bất cứ ai có vấn đề về đường ruột cũng nên sử dụng chuối để cải thiện tình hình.
+ Tăng lượng cơ cho cơ thể: Sau khi tập luyện, bạn có cảm thấy cơ bắp bị đau nhức? Đó là do chế độ ăn uống của bạn thiếu hụt magiê. Hãy ăn 1 quả chuối ngay sau tập, nó sẽ giúp bạn bù đắp lượng magie bị thâm hụt nhanh chóng và chưa hết, chuối cũng giúp tăng lượng protein để xây dựng cơ bắp tốt hơn. Ngoài ra, magie còn giúp phân tán và giải phóng chất béo khỏi cơ thể.
+ Chống lại bệnh tật: Mặc dù chuối không có Vitamin A, nhưng nó lại có khả năng giúp cơ thể hạn chế thiếu vitamin A. Bởi vì chuối có 3 loại Carotenoid khác nhau là Provatamin A Carotenoid, Beta-carotenoid, Alpha-carotenoid mà từ đó cơ thể sẽ chuyển nó thành Vitamin A. Ngoài ra, theo các chuyên gia, thực phẩm chứa càng nhiều Carotenoid thì khả năng chống lại các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường càng cao.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của quả chuối với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả dâu tằm với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/09:45 AM 19/09/2018 #48Công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào
Rau má là thức ăn phổ biến mà tính mát thường làm rau thơm ăn kèm với thịt chó,… Vậy công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Rau má vốn được coi là thực phẩm lành tính nên được sử dụng trong việc chế biến thức ăn và nước uống giải khát rất phổ biến. Rau má vốn được coi là thực phẩm lành tính nên được sử dụng trong việc chế biến thức ăn và nước uống giải khát rất phổ biến. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu công dụng của ra má với sức khỏe như thế nào.
* Tổng quan về rau má
Rau má là loại cỏ sống dai, mọc bò, rễ mọc ở các mấu của thân. Lá có cuống dài 10-12 cm, phiến lá khía tai bèo tròn, gốc lá hình tim, rộng 2-4 cm. Gân lá hình chân vịt. Cụm hoa tán đơn gồm các hoa rất nhỏ. Quả dẹt. Cây mọc hoang ở ruộng vườn, bãi cỏ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, rau má được trồng nhiều trong các vườn nhà thuộc xã An phú đông, Thạnh lộc huyện Hóc môn. Cây còn được trồng ở Tiền Giang.
Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5–20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ.
Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.
+ Bộ phận dùng: Toàn cây có thể thu hái quanh năm.
+ Thành phần hóa học: Các hoạt chất chính là các saponin triterpennoid nhóm ursan. Chất quan trọng là asiaticosid, khi thủy phân thì cho phần aglycon là acid asiatic và phần đường gồm có 1 rhamnose và 2 glucose. Mạch đường nối theo dây nối ester với nhóm carboxyl ở C-28. Saponin thứ 2 là madecassosid. Chất này có phần aglycon là acid madecassic và mạch đường cũng giống như asiaticosid. Ngoài ra còn có một số saponin khác với hàm lượng thấp.
* Công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào?
+ Giúp tăng trí nhớ: Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.
+ Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.
+ Làm lành vết thương: Rau má có chứa hóa chất được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.
+ Làm đẹp: Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da của họ. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa, cải thiện tuần hoàn và cải thiện trí nhớ… Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.
+ Tốt cho các bệnh tim mạch: Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
+ Giảm stress: Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân. Ngoài ra, trong dân gian các thầy lang đã dùng rau má để điều trị cho các bệnh như bệnh vẩy nến, eczema, nhiễm trùng hô hấp, viêm loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai... Đồng thời, rau má còn có tác dụng trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.
* Lưu ý khi sử dụng rau má không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ sau:
+ Gây sảy thai: Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất cho trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.
+ Nhức đầu: Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc uống lạm dụng nước rau má để giải nhiệt, có thể khiến bạn bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì vậy bạn không nên sử dụng quá nhiều.
+ Giảm khả năng mang thai: Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em nào đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.
+ Làm giảm tác dụng của thuốc: Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
+ Tiêu chảy: Rau má là loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt. Nhưng đồng thời, sử dụng nhiều cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy. Đặc biệt với người có thân nhiệt thấp và hay lạnh bụng thì càng dễ tiêu chảy. Do đó, khi sử dụng rau má, bạn nên ăn thêm một lát gừng để làm ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau má.
+ Tăng lượng đường trong máu: Nhiều người cho rằng rau má giúp giải nhiệt tốt trong mùa hè, nên ngày nào cũng ăn loại rau này, hoặc ép lấy nước uống. Nhưng việc dùng quá nhiều rau má như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.
* Lời khuyên và cách dùng rau má đúng cách
Rau má không đơn thuần chỉ là rau, mà nó còn là một loại thảo dược. Do đó, khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc. Cùng xem cách dùng rau má đúng cách cho bạn:
- Rau má thường được ăn sống hoặc ép trực tiếp lấy nước. Do đó, khi sử dụng cần rửa thật sạch với nước để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40 g rau má, nhưng không được dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.
- Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc thì không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả dâu tằm với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả thanh long với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/09:46 AM 19/09/2018 #49Công dụng của hành tây với sức khỏe con người như thế nào
Hành tây là loại củ rất quen thuộc với chúng ta, dùng để làm gia vị món ăn hoặc ăn sống. Vậy công dụng của hành tây với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Hành tây tươi là một loại củ có vị cay nồng, mùi hăng khi ăn sống nhưng khi đã nấu chín thì vị lại rất ngọt và thơm. Không chỉ là một món ăn ngon, bổ dưỡng, hành tây còn là một loại dược liệu giúp phòng tránh và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu công dụng của hành tây với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về củ hành tây
Hành tây có tên khoa học là Allium cepa, bộ phận dùng của hành tây là phần thân hành hay còn gọi là phần củ. Đây là loại rau đã được sử dụng phổ biến ở châu Âu từ xưa đến nay trong bữa ăn hàng ngày.
Hành tây là loại rau, khác với hành ta là loại gia vị. Nếu như hành ta có thể dùng cả phần lá và phần củ mà thực ra củ hành ta rất nhỏ thì hành tây chủ yếu dùng củ. Củ hành tây là phần thân hành của cây hành tây. Hành tây có họ hàng với hành tím thường phơi hay sấy khô làm hành khô. Hành tây có nguồn gốc từ Trung Á được truyền qua bên châu Âu rồi tới Việt Nam. Loài này hợp với khí hậu ôn đới.
+ Dinh dưỡng: Hành tây vừa được xem là một loại gia vị vừa như một loại rau rất giàu Kali, Selen, Vitamin C và Quercetin. Trong củ hành đỏ rất giàu các hợp chất và nhóm lưu huỳnh như DMS, DDS, DTS & DTTS gây mùi cay nồng.
* Công dụng của hành tây với sức khỏe con người
+ Táo bón và đầy hơi: Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.
+ Lợi tiểu và làm sạch máu: Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút.
+ Nâng cao chất lượng “chăn gối”: Hành là một chất kích thích tình dục mạnh, chỉ đứng thứ hai sau tỏi.
+ Chữa ù tai: Trong một số nền văn hóa, người ta nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai để chống lại sự ù tai.
+ Giảm cholesterone: Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu.
+ Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
+ Chống đông máu: Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.
+ Phòng chống ung thư ruột kết: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
+ Loãng xương: Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.
+ Tăng cường miễn dịch: Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.
+ Tiểu đường: Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
+ Tốt cho huyết áp: Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.
+ Hô hấp: Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.
+ Rụng tóc: Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tây trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác.
+ Chống nhiễm khuẩn: Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
* Lưu ý khi sử dụng hành tây
Hành tây mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh nếu chúng ta sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều hành tây có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi, hoặc mùi cơ thể khó chịu hơn. Ngoài ra, hành tây khi sử dụng nhiều có thể gây hại cho dạ dày. Do đó, đối với những người đã và đang mắc bệnh về dạ dày cần nấu chín để dùng hoặc trộn giữa hành sống và chín với nhau cũng có thể làm giảm tác dụng phụ không mong muốn đó.
+ Một số trường hợp nên hạn chế dùng hành tây:
- Người bị đau dạ dày: Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.
- Người đau mắt đỏ: Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
- Những người huyết áp thấp: Những người mắc bệnh huyết áp thấp nên nghiên cứu một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý với thịt và rau để đảm bảo nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.
- Phụ nữ mang thai bị sung huyết: Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc sung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…
- Người sinh lý yếu: Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục … ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp. Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của hành tây với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả thanh long với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/08:38 AM 22/09/2018 #50Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào
Chùm ngây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao và cho đến nay nhiều người chưa biết. Vậy công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Rau chùm ngây từ khi du nhập vào Việt Nam đã được quảng cáo là loại rau thần dược với rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vậy thực sự công dụng của chùm ngây như thế nào? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về chùm ngây
Cây có nguồn gốc xuất phát từ vùng Nam Ấn Độ nhờ vào khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt nên vào thời điểm hiện tại này nó đã xuất hiện trên 80 quốc gia trên thế giới như Thái lan, Việt Nam, Châu Phi, Mỹ La Tinh…1989 là năm mà loại cây này được trồng tại Việt Nam. Nhưng do chưa được biết đến nên thời điểm hiện tại này loại cây này mới được trồng phổ biến tại đất nước của chúng ta.
Chùm ngây thuộc dạng cây thân gỗ cao tới vài chục mét, lá có dạng chét hình trứng được mọc đối. Hoa của chùm ngây màu tráng nhìn sơ qua hơi giống hoa đậu. Mọc thành chùy ở nách lá và có lông tơ mịn, quả nang treo cạnh 3 có chiều dài tầm 25 cho đến 30cm những phần nào có hạt sẽ hơi gồ gề có rãnh dọc. Hạt của chùm ngây có màu đen to bằng với hạt đậu của cây Hà Lan có 3 canh, 3 cánh màu trắng vàng.
Giá trị dinh dưỡng, giá trị y học của cây chùm ngây: Chùm ngây là loại cây trồng có nhiều giá trị dinh dưỡng cao và hầu hết tắt cả các bộ phận của cây đều có thể mang lại những giá trị dinh dưỡng rất là cao. Chung cấp nhiều hỗn hợp chất quý hiếm alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid, zeatin, quercetin, và kaempferol. Theo những nghiên cứu gần đây cho biết thì cây chùm ngây có chứa đến 90 hỗn hợp chất dinh dưỡng. Trong đó bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chát cùng với 18 loại acid amin, chất chống oxy hóa có đến 46 loại. Các chất này có khả năng chóng viêm nhiễm rất tốt, làm kháng sinh, kháng độc tố cho cơ thể giúp điều trị u xơ, u tuyến tiền liệt, hạ huyết áp, bảo vệ gan, hạ cholesterol. Cây và lá là hai bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Quan sát hình bên dưới ta có thể biết được hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời có trong loại cây này.
Giá trị của chùm ngây trong ẩm thực: Trong bữa ăn hằng ngày các bạn có thể sử dụng nó để nấu canh, trộn salad, xào thịt bò hoặc ăn sống, xay thành sinh tố. Bột làm từ lá cây chùm ngây có thể bảo quan lâu mà không sợ mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có của nó. Dùng cho trẻ ăn kèm cùng với cháo, bột, pha nước uống…đều rất tốt.
Trong hoa của chùm ngây có chứa nhiều mật và hàm lượng dinh dưỡng cao các bạn có thể phơi khô rồi dùng hoa khô nấu nước uống thây cho nước trà. Vừa có dưỡng chất vừa tốt cho sức khỏe nữa
Quả chùm ngây non được dùng để xào, nấu canh cùng với xương hầm hay ninh cùng súp đậu cô ve sẽ ngon tuyệt vời mùi vị của nó sẽ hơi giống với mùi của măng tây. Hạt rang lên ăn thơm, ngon giống như đậu phộng, rễ non có thể ăn sống làm gia vị mù tạt
Trong lĩnh vực khác như làm đẹp chùm ngây cũng được sử dụng rộng rãi chế biến thành các mỹ phẩm, các dược phẩm, nước giải khát, các thực phẩm chức năng. Chùm ngây là dược liệu quý hiếm có thể chữa trị được vô số các bệnh hiểm nghèo như tiểu đường, thiếu máu, bệnh còi xương, trụy tim mạch, loét dạ dày, suy nhược thần kinh, đâu dạ dày, tăng khả năng ham muốn tình dục cho nam giới. Theo như thông kê mới nhất gần đây thì chùm ngây là loại cây có thể chữa trị đến 300 căn bệnh hiểm nghèo, có khả năng chống lão hóa cao giúp phòng ngừa một số bệnh ung thư nguy hiểm.
* Công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào?
+ Bổ máu: Chùm ngây có lợi trong việc điều trị bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
+ Hồi phục vết thương: Lá chùm ngây giúp vết thương nhanh đóng vảy, giảm sẹo và nhanh lành hơn.
+ Bảo vệ gan: Chùm ngây chứa các chất làm giảm tổn thưởng gan do thuốc chống lao, kích thích quá trình hồi phục gan.
+ Bảo vệ thận: Chùm ngây có tính chống ô xi hóa cao, hấp thụ, loại bỏ kim loại nặng, chất độc hại giúp giảm tổn thương, bảo vệ thận.
+ Ngừa thai: Chất chiết xuất từ chùm ngây chứa alpha-sitosterol cấu trúc giống estrogen, có tác dụng ngăn ngừa thụ tinh, giúp ngừa thai.
+ Bảo vệ hệ tim mạch: Chùm ngây chứa các chất chông ô xi hóa mạnh giúp ngăn ngừa tổn thương cơ tim, duy trì một trái tim khỏe mạnh.
+ Chống viêm, kháng khuẩn: Chùm ngây có tính chống viên, kháng khuẩn, kháng nấm nên được ứng dụng vào mục đích bảo quản thực phẩm.
+ Chăm sóc da và tóc: Dầu chùm ngây giúp ngăn ngừa lão hóa da, giảm nếp nhăn, vết nâu, bảo vệ da, tóc khỏi các tác động của tia cực tím, kích thích mọc tóc,…
+ Làm sạch nước: Hạt chùm ngây được sử dụng trong các hệ thống lọc nước tự nhiên. Hạt của nó hoạt động như một chất kết tụ, giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm và tảo gây hại.
+ Điều hòa huyết áp: Chùm ngây giúp điều duy trì mức độ tối ưu của huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp, giảm lượng mỡ trong gan, thận và huyết thanh tăng cao.
+ Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Chùm ngây có tác dụng giảm lượng đường trong máu, nước tiểu, cải thiện rõ rệt nồng độ hemoglobin và tổng hàm lượng protein ở người tiểu đường.
+ Hỗ trợ điều trị rối loạn dạ dày: Chùm ngây có tính kháng acid, kháng histamin, kháng khuẩn nên rất hiệu giúp điều trị các rối loạn ở bụng như: táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày và viêm đại tràng loét.
+ Phòng ngừa ung thư: Tác dụng của cây chùm ngây trong phòng ngừa ung thư là do chứa 46 loại chất chống ô xi hóa, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
+ Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer: Chùm ngây giúp thay đổi các monoamines não như norepinephrine, serotonin và dopamine, giúp bảo vệ, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.
+ Hỗ trợ điều trị hen: Nhờ tác dụng của cây chùm ngây trong việc chống viêm, chống dị ứng, giảm co thắt giúp giảm các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản, viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ.
+ Phòng sỏi thận, sỏi bàng quang: Các chất trong chùm ngây có tác dụng chống mất nước và làm giảm đáng kể oxalat trong nước tiểu. Điều này giúp chống lại sự hình thành sỏi trong thận, bàng quang.
+ Cải thiện sức khoẻ mắt: Nhờ giàu các chất chống ô xi hóa mà chùm ngây rất có lợi trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt. Chúng cũng ức chế sự dày lên của màng mao mạch và ngăn ngừa rối loạn chức năng võng mạc.
+ Cải thiện sức khoẻ xương: Chùm ngây chứa khoáng chất thiết yếu như canxi và phốt pho có lợi cho việc phòng ngừa loãng xương, xương chắc khỏe. Đồng thời nhờ tính chất chống viêm, giảm đau giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, gãy xương.
+ Tăng khả năng miễn dịch: Chùm ngây kích thích hệ thống miễn dịch bằng các tác động tích cực như: tăng tổng số bạch cầu, kháng thể,… Chùm ngây là loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là người đau yếu, bệnh tật.
+ Ức chế hệ miễn dịch: Hạt chùm ngây có đặc tính ức chế miễn dịch, phục vụ cho các trường hợp điều trị cấy ghép nội tạng, các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp. Chúng giúp ức chế miễn dịch giúp các cơ quan mới được ghép an toàn trong cơ thể.
* Những lưu ý khi sử dụng chùm ngây
+ Sử dụng và sấy cây chùm ngây lúc cây còn tươi: Nên sử dụng lá thật tươi, tốt nhất là vừa tuốt ra khỏi cây, lá non ăn mềm hơn lá già nhưng hăng hơn và kém bùi hơn lá già. Nếu bảo quản tủ lạnh không nên để lâu, và phải bọc kín để tránh bay hơi nước khiến lá héo già và mất chất dinh dưỡng. Nếu nhiều lá không dùng hết ngay thì nên phơi khô trong bóng râm, nơi thoáng gió, sau đó xay thành bột khô, trộn với bột gạo, đỗ.. nấu cho trẻ ăn. Cây chùm ngây sau khi thu hái khỏi cành chỉ nên áp dụng công nghệ sấy lạnh, phơi khô trước 12 giờ.
+ Không nên ăn quá nhiều chùm ngây: Vì loại cây này rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng vitamin C và canxi có trong lá khá cao, nên nếu ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến thừa vitamin C, thừa canxi, không có lợi cho sức khỏe.
+ Hạn chế ăn chùm ngây vào buổi tối và tránh ăn quá nhiều: Vitamin C có trong chùm ngây có thể khiến thần kinh của bạn hưng phấn vào lúc bạn cần nghỉ ngơi, vì thế không nên ăn rau chùm ngây buổi tối để tránh bị mất ngủ, trằn trọc.
+ Cho gia vị vừa phải: Thường khi nấu canh hay chế biến các món ăn khác với chùm ngày chỉ cần nêm một chút muối và hạt nêm. Muốn giữ vitamin thì nên đun canh, cháo, bột sôi chín thì cho lá chùm ngây xay nhỏ vào. Nếu là lá non thì sôi lại là được, nếu lá già hơn thì phải đun lâu 1 chút.
+ Phụ nữ đang mang thai không được ăn chùm ngây: Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế, người đang mang thai giai đoạn đầu không nên sử dụng chùm ngây để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của chùm ngây với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của hành tây với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả dâu tằm với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/LinkBacks Enabled by vBSEO