- 08:44 AM 10/08/2018 #21
Công dụng của quả lựu với sức khỏe con người như thế nào
Lựu là một loại quả có hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Vậy công dụng của quả lựu với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Lựu là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, C, E và nhiều khoáng chất khác. Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe, lựu đang được rất nhiều chị em ưa chuộng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của qủa lựu với sức khỏe con người.
* Tổng quan về lựu
Lựu là loài cây lâu năm. Lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống ngắn. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 cái ở ngọn cành, hoa màu đỏ tươi, nở vào mùa hè. Hoa có 5-6 lá đài hợp ở gốc, 5-6 cánh hoa màu đỏ, rất nhiều nhị bầu nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Quả mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả còn 4 - 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng.
Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ có độ 22% chất tanin. Ngoài ra còn có 0,5-0,7% alcaloid toàn phần là pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao. Đây là thuốc độc bảng A. Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn.
Thành phần hóa học của quả lựu: dịch quả chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza… Vỏ quả và vỏ rễ chứa nhiều tanin, granatin, hoạt chất peletierin, izopeletierin, ac.betulic, ac.usolic và iso quercetin. Nước ép lựu là nguồn kali, vitamin C và các chất chống ôxy hoá quý. Theo Đông y vỏ quả vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân, vỏ rễ vị đắng chát, tính ấm, sát trùng.
* Công dụng của quả lựu với sức khỏe con người
+ Cải thiện tiêu hóa: Khi nói đến hệ thống tiêu hóa, lựu có tác dụng kỳ đối với dạ dày và gan. Nó cũng giúp làm dịu bệnh viêm đường tiết niệu,và điều hòa nhu động ruột.
+ Duy trì huyết áp: Nước lựu làm giảm tổn thương và viêm mạch máu, giảm huyết áp cao. Nó cũng hoạt động như một aspirin tự nhiên, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.
+ Chống lão hóa: Một chế độ ăn uống bổ sung nước ép quả lựu giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn do tiếp xúc với ánh mặt trời. Nó cũng giúp duy trì sự tái sinh của da, ngăn ngừa nám và đốm đen.
+ Giúp chữa lành sẹo: Nước lựu tái tạo tế bào da và đẩy nhanh việc chữa lành các vết thương. Hạt lựu cũng chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho da, bảo vệ da khỏi cháy nắng và làm lành vùng da bị tổn thương do nắng.
+ Duy trì ổn định đường huyết: Mặc dù có chứa đường fructose nhưng các nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân tiểu đường khi uống nước ép lựu trong 2 tuần không hề gặp bất kỳ một sự gia tăng lượng đường nào trong máu.
+ Tăng miễn dịch: Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu kích thích các tế bào máu trắng hoạt động hiệu quả hơn. Nước lựu còn có tính kháng khuẩn, giúp làm giảm vi khuẩn đường miệng, gây sâu răng và nhiễm khuẩn tụ cầu.
+ Lợi ích về tim mạch: Lựu duy trì tình trạng khỏe mạnh của trái tim bằng cách hỗ trợ đàn hồi động mạch và làm giảm viêm mạch máu. Nó cũng làm giảm xơ vữa động mạch – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch. Ngoài ra, nước ép lựu giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch.
+ Ngăn ngừa thiếu máu: Thiếu máu có thể gây ra khi cơ thể thiếu các tế bào máu đỏ trong khi lựu có chứa hàm lượng sắt cao giúp cơ thể sản xuất tế bào máu đỏ. Lựu cũng được coi là một phương thuốc tuyệt vời chữa bệnh đau mắt đỏ: bạn chỉ cần vắt vài giọt nước cốt lựu và nhỏ vào mắt bị đau.
+ Làm dịu dạ dày: Những ai đau dạ dày có thể tăng cường ăn loại quả này. Từ thời cổ đại, nước lựu đã được sử dụng để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ do lựu có khả năng làm tăng sản xuất các enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Thêm một muỗng cà phê mật ong vào cốc nước ép lựu có tác dụng điều trị chứng khó tiêu.
+ Hỗ trợ sụn: Nước lựu có tác dụng ức chế các enzym gây tổn hại cho sụn, giảm viêm khớp và viêm xương. Uống nước ép lựu thường xuyên có thể kiềm chế sự khởi phát của bệnh Alzheimer và các vấn đề thần kinh khác. Lựu cũng được cho là giúp làm tan sỏi thận và thậm chí giúp rối loạn chức năng cương dương.
+ Hỗ trợ quá trình mang thai: Nước lựu chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như axit folic cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Đặc tính chống viêm có chứa trong lựu cũng giúp cải thiện lưu lượng máu cho cả mẹ và thai nhi. Kali trong nước ép lựu ngăn ngừa chuột rút thường gặp trong quá trình mang thai và lựu thậm chí còn được cho là có thể ngăn ngừa sinh non.
+ Bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư: Chất chống oxy hóa trong trái cây có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, do đó ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư. Nước lựu sản sinh apoptosis - một trạng thái mà các tế bào ung thư tự hủy hoại chính mình. Chính vì thế, lựu được coi là rất có lợi trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, cũng như ngăn chặn các hormone aromates - một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư vú.
* Lưu ý khi ăn quả lựu
Khi ăn lựu, bạn cũng chú ý một số hạn chế. Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vì vậy, khi ăn không nên nuốt hạt lựu, với người lớn thì cần nhai kỹ trước khi nuốt.
Một số đối tượng cũng nên hạn chế ăn lựu như: Những người bị bệnh viêm dạ dày; Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức; Những người bị nóng trong người, đặc biệt là trẻ em; Các bệnh nhân bị đái tháo đường, vì lựu có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem công dụng của quả lựu với sức khỏe con nguời như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của qủa chanh với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả đu đủ với sức khỏe con người như thế nào
>>> Người bị bệnh tim nên ăn gì tốt cho sức khỏe
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/08:45 AM 10/08/2018 #22Công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào
Lê là loại quả giàu vitamin khoáng chất, đặc biệt mùi vị của loại quả này rất thơm ngon và dễ ăn. Vậy công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Lê có liên quan đến những trái cây khác như táo, dâu tây, mơ và đào. Trong quả lê có chứa rất nhiều chất xơ, có thể có lợi cho việc giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu. Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn lê mỗi ngày. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào?
* Tổng quan về quả lê
Lê là các loài cây bản địa của khu vực duyên hải và các khu vực có khí hậu ôn hòa tại Cựu thế giới, từ miền tây châu Âu và miền bắc châu Phi kéo dài về phía đông ngang qua châu Á. Chúng là các cây gỗ có kích thước vừa phải, cao tới 10 – 17 m, thường với tán lá cao và hẹp; một vài loài là dạng cây bụi. Lá của chúng mọc so le, lá đơn, dài 2 – 12 cm, màu xanh lục bóng ở một số loài, ở các loài khác có lông tơ màu trắng bạc mọc rậm; hình dáng lá từ hình ô van rộng bản tới hình mác hẹp. Phần lớn thuộc loại lá sớm rụng, nhưng 1 - 2 loài ở Đông Nam Á là thường xanh. Phần lớn các loài chịu lạnh tốt, sống được khi nhiệt độ hạ xuống tới khoảng từ −25 °C tới −40 °C trong mùa đông, ngoại trừ các loài thường xanh, là các loài chỉ chịu được lạnh tới khoảng −15 °C.
Hoa của chúng thường màu trắng, hiếm khi nhuốm màu vàng hay hồng, đường kính 2 – 4 cm, và có 5 cánh hoa, 5 lá đài và nhiều nhị. Giống như các loài táo tây có quan hệ họ hàng gần, quả lê là dạng quả táo, ở phần lớn các loài hoang dã có đường kính 1 – 4 cm, nhưng một số dạng gieo trồng thì chiều dài lên tới 18 cm và chiều rộng lên tới 8 cm; hình dáng quả thay đổi tùy theo loài, từ hình cầu dẹt tới hình cầu cho tới dạng quả lê kinh điển 'hình lê' của lê châu Âu với phần sát cuống thuôn dài và phần cuối quả dạng củ hành.
Quả (theo nghĩa 'ẩm thực') của lê là dạng quả táo, một loại quả giả, thực chất là sự phình to của đế hoa (hay ống đài). Nằm bên trong lớp cùi thịt của nó mới là quả thật sự (quả theo nghĩa 'thực vật học'), hình thành từ 5 lá noãn dạng sụn, trong ẩm thực nó bị gọi chung là "lõi".
Lê và táo tây cũng có quan hệ họ hàng gần với mộc qua Kavkaz. Một khác biệt chính giữa lê và táo là ở chỗ cùi thịt của quả lê chứa thạch bào (còn gọi là "sạn").
Lê bao gồm 84% nước và 15,2% carbs, chất xơ chiếm 20% trong Carbs. Một quả lê cỡ trung bình (178 g) chỉ chứa 101 calo. Lê chứa một lượng nhỏ vitamin C, vitamin K, đồng và kali.
* Công dụng của quả lê với sức khỏe con người
+ Ngăn ngừa viêm nhiễm: Các thành phần trong quả lê có đặc tính chống viêm cao, làm giảm đau, giảm viêm do các bệnh viêm khớp gây ra.
+ Chất xơ cao: Lê bao gồm hàm lượng chất xơ phong phú, loại quả này sẽ cung cấp cho bạn 25-30 gram chất xơ mỗi ngày, giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giúp bạn thư thái.
+ Tăng cường hệ thống miễn dịch: Lê là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin như B2, B3, B6, C và K. Nó cũng giàu chất canxi, folate, kali, magie, đồng và mangan. Hợp chất này hỗ trợ tối đa tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
+ Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy, việc tiêu thụ những loại trái cây chứa nhiều chất anthocyanin sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2.
+ Giảm cholesterol: Lê có chứa pectin, có tác dụng rất lớn trong việc giảm mức cholesterol trong máu. Ngoài ra chất xơ còn giúp giảm thiểu lượng cholesterol xấu bằng cách liên kết ruột mật, được tiết ra từ cholesterol và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
+ Ngăn ngừa ung thư: Hàm lượng chất xơ cao trong quả lê có thể giúp kết dính khá nhiều các axít mật thứ cấp. Sự hiện diện quá mức của những hợp chất này luôn hiện diện trong ruột có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già và những rắc rối khác ở ruột.
+ Cung cấp năng lượng: Khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi hay suy nhược, hãy thử ăn một trái lê, nó sẽ mang đến cho bạn năng lượng dồi dào từ những thành phần glucose và fructose tự nhiên, bởi cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ glucose và chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể hoạt động.
+ Chống tác hại của các gốc tự do: Trong trái lê có chứa rất nhiều kim loại có ích cho cơ thể như Cu, vitamin C và K. Chúng hoạt động như những chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Một trái lê có chứa đến 11% vitamin C và 9.5% Cu cần thiết trong một ngày.
+ Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Theo một nghiên cứu công bố năm 2007 trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ, những loại quả có sắc tố xanh và vàng (bao gồm cả quả lê) sẽ làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch, đặc biệt với phụ nữ đã mãn kinh, lượng chất xơ dồi dào trong trái lê có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
+ Không gây dị ứng: Lê được coi là loại trái cây ít gây dị ứng nhất. Vì theo lời bác sĩ, ăn lê thường xuyên không gây ra phản ứng dị ứng đối với bất kì ai. Đây là lý do tại sao quả lê thường là một trong những loại trái cây mọi người thường hay cho trẻ sơ sinh ăn đầu tiên.
+ Giảm ho đờm: Lê cũng có tác dụng rất tốt cho việc loại bỏ lượng đờm trong cổ họng, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi trẻ em có cảm giác khó thở và cảm lạnh, bạn có thể cho trẻ uống một ly nước ép lê để tăng cường năng lượng đã mất và xóa bỏ lượng đờm trong ngực trẻ.
+ Cải thiện sức khỏe tim mạch: Lê có khả năng làm giảm tỷ lệ bệnh tim. Các chất chống oxy hóa có trong lê có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Điều này cũng hỗ trợ trong việc giữ cho động mạch hoạt động rõ ràng, giảm viêm và mức oxy hóa cao.
+ Ngăn ngừa loãng xương: Lê là một trong số ít các loại trái cây có chứa nhiều khoáng chất boron. Đây là khoáng chất vi lượng đóng vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng. Chúng giúp cơ thể hấp thu canxi nên boron rất cần thiết cho "sức khỏe" của xương. Nếu thiếu boron, cơ thể sẽ khó tổng hợp các khoáng chất như phốt pho, magiê...
+ Giảm nguy cơ bị đột quỵ: Tác dụng của chất xơ là hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Một cuộc nghiên cứu được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội tim mạch Mỹ cho thấy, nếu tăng cường thêm 7g chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày, nguy cơ phải đối mặt với cơn đột quỵ đầu tiên trong cuộc đời của bạn sẽ giảm khoảng 7%. Một quả lê to sẽ cung cấp khoảng từ 8g – 10g chất xơ.
* Lưu ý khi ăn quả lê
+ Quả lê kỵ thịt ngỗng: Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức; lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
+ Quả lê kỵ nước đun sôi: Quả lê không nên dùng chung với nước đun sôi. Vì lê tính sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước đun sôi, một nóng một lạnh kích thích đường tiêu hóa gây tả.
+ Quả lê kỵ củ cải: Quả lê với củ cải thuộc thức ăn thường dùng, và đều có giá trị dinh dưỡng khá cao, nhưng ăn chung hai thứ sẽ làm sưng tuyến giáp trạng.
+ Quả lê kỵ rau dền: Trên thực tế nếu ăn cùng một bữa rau dền và quả lê bạn sẽ bị nôn và rối loạn tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh tiêu hóa nên tránh xa món ăn này cùng nhau.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả lựu với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của qủa chanh với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả đu đủ với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/09:03 AM 13/08/2018 #23Công dụng của quả măng cụt với sức khỏe con người như thế nào
Măng cụt là loại quả ngon bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Vậy công dụng của quả măng cụt với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Trong quả măng cụt có nguồn gốc từ Việt Nam, người ta tìm ra các chất có hoạt tinh ức chế enzyme mạnh góp phần hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp,… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về quả măng cụt và công dụng của quả măng cụt với sức khỏe con người như thế nào?
* Tổng quan về quả măng cụt
Cây măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20–25 m. Lá dày, dai, màu lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có lá bắc. Hoa lưỡng tính có cuống có đốt. Quả hình cầu, to bằng quả cam trung bình, vỏ ngoài màu đỏ tím dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá dài, phía đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn ngọt thơm ngon. Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường: sucroza, fructoza, glucoza và có thể cả maltoza. Nó thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi. Phổ sắc ký lỏng tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số ấy hơn 30 chất đã được xác định. Nhiều nhất theo phần trăm là hexenol, tương đối ít hơn là octan, đứng trước hexyl acetat, a-copaen, aceton, furfural, hexanol, methyl butenon, toluen. Những chất khác đều dưới 2% nhưng góp phần với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt. Ngoài hexyl acetat và hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất hexenal, hexanol, a-bisabolen mà ra, thêm vào mùi xoài với a-copaen, mùi hoa lài với furfuryl methylceton, mùi huệ dạ hương với phenyl acetaldehyd, mùi cỏ với hexenol, hexanal, mùi cỏ héo với pyridin, mùi lá ướt với xylen, mùi hoa khô với benzaldehyd, mùi hồ đào với d-cadinen. Aceton, ethyl cyclohexan đóng góp tính chất dịu ngọt trong lúc toluen, a-terpinol đem lại mùi đường thắng, methyl butenol, guaien mùi dầu, valencen đặc biệt mùi mứt cam. Đáng để ý là nếu furfurl methylceton cống hiến hương thơm dễ chịu thì furfural lại cho thoáng vào một mùi hôi khó ngửi.
Thành phần dinh dưỡng quả măng cụt: Áo hạt măng cụt không thấy được khảo cứu. Phần lớn các công tác đều hướng về vỏ quả. Thành phần chính đã được xác định là một loạt xanthon mà những chất chính là mangostin, a-mangostin, b-mangostin, g-mangostin, các isomangostin, normangostin, bên cạnh trioxyxanthon, pyranoxanthon, dihydroxy methyl butenyl xanthon, trihydroxy methyl butenyl xanthon, pyrano xanthenon. Các garcinon A, B, C, D, E, mangostinon, garcimangoson A, B, C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin từ măng cụt nguồn gốc Việt Nam, benzophenon glucosid tuy số lượng ít cũng đã được tìm ra. Cũng có một vài bản báo cáo trình bày thành phần hóa học của lá măng cụt. Bên cạnh protein (7,8 %), tanin (11,2 %), đã được xác định là các trihydroxy methoxy methyl butenyl xanthon, ethyl methyl maleimid glucopyranosid, cùng các triterpenoid như cycloartenol, friedlin, b-sitosterol, betulin, mangiferadiol, mangiferolic acid, cyclolanostendiol, hydroxy cyclolanostenon. Từ ruột thân cây, tetrahydroxy xanthon và dẫn xuất O-glucosid của nó cùng pentahydroxy xanthon, maclurin, cũng đã được tìm ra. Còn tử y (?) thì chứa đựng mangostin, các calaba xanthon, dihydroxy và trihydroxy dimethyl allyl xanthon.
* Công dụng của quả măng cụt với sức khỏe con người
+ Giảm cân: Các kháng thể Xanthones trong măng cụt khiến các tế bào trở nên mềm hơn, có thể thấm nước và có khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Điều này khiến chúng ta cảm thấy thoải mái hơn đồng thời cũng không phải lo chuyện tăng cân.
+ Giảm cholesterol: Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Các công trình nghiên cứu cho thấy kháng thể Xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm tác dụng gây lão hóa của cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm.
+ Ngăn ngừa biến chứng các bệnh về mắt: Cataracts và glaucoma là hậu quả của sự phá hủy do chất phóng xạ gây ra cho các lăng kính protein trong mắt. Những biến chứng mắt kể trên có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh phơi nắng và dùng chất dinh dưỡng bổ sung có chất chống lão hóa hữu hiệu chẳng hạn như những chất trong măng cụt.
+ Giải nhiệt cơ thể: Măng cụt tính mát, giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt và làm dịu căng thẳng. Măng cụt còn được biết đến như là “khắc tinh” của sầu riêng - một loại quả có thể sinh nhiệt cao. Ở Thái Lan, người ta gọi sầu riêng và măng cụt là “quả vợ chồng”, nếu ăn quá nhiều sầu riêng bị nhiệt trong người thì bạn có thể ăn vài quả măng cụt là để giải nhiệt cơ thể.
+ Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư: Măng cụt chứa hàm lượng các xanthone cao nhất (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật) có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Chất này chứa nhiều trong vỏ măng cụt. Tuy nhiên vì vỏ ngoài của măng cụt hơi đắng, nên trong Đông y thường kết hợp với một số vị khác để làm thuốc.
+ Giữ cân bằng trong dạ dày: Một trong những hậu quả của sự lão hóa là suy giảm tính axit trong dạ dày, dẫn đến tăng vi trùng trong dạ dày, gây ra chứng tiêu chảy, đau quặn bụng, ợ hơi và cơ thể không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Kháng thể Xanthones trong trái măng cụt có thể tiêu diệt sự sinh sôi quá mức của vi khuẩn trong dạ dày, giúp cải thiện và tái lập sự cân bằng trong dạ dày.
+ Làm đẹp da: Các chứng bệnh ngoài da như chàm (eczema), viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, và chứng ngứa thường được điều trị bằng Steroids và các loại kem chống nấm. Sử dụng nước măng cụt bôi rửa ngay trên vùng da đang bị tổn thương cho thấy các chứng bệnh ngoài da kể trên đã điều trị tự nhiên mà không cần thuốc men và không sợ bị phản ứng phụ như khi sử dụng dược phẩm.
+ Giảm huyết áp: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Những cặn lắng nguy hiểm thường làm hẹp đường lưu thông máu trong các động mạch khiến gia tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ. Măng cụt đã tỏ ra hữu hiệu, nhất là đối với những người có trọng lượng cơ thể trung bình, trong việc giảm huyết áp và ngăn sự tấn công huyết áp của mạch máu đường phổi.
+ Làm dịu bệnh hen suyễn: Suyễn là chứng bệnh viêm của hệ thống hô hấp. Măng cụt chính là một chọn lựa lý tưởng so với thuốc suyễn thường không được ưa chuộng cho lắm với lý do là măng cụt có khả năng chống nhiễm trùng, ngăn chứng viêm và giảm thiểu dị ứng phát khởi... một cách tự nhiên. Măng cụt chính là một chọn lựa lý tưởng so với thuốc suyễn vì măng cụt có khả năng chống nhiễm trùng, ngăn chứng viêm.
+ Tăng cường thể lực: Trong quả măng cụt chứa axit Trytophan - chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin tạo sự phấn chấn trong tinh thần. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, khả năng chống mệt mỏi của măng cụt là một trong những điểm lợi tìm thấy từ trái cây này. Những người dùng măng cụt đã từng khen ngợi về sự tăng cường sinh lực thấy rõ và trạng thái khỏe khoắn trong người sau khi ăn. Quả măng cụt khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt có mùi thơm thu hút.
* Lưu ý khi ăn măng cụt
+ Phản ứng dị ứng: Theo Live Strong, ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.
+ Nhiễm axít lactic: Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa tính mạng.
+ Can thiệp quá trình đông máu: Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa. Do làm chậm đông máu, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật vì có thể tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của qủa măng cụt với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của hạt mít với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của qủa chanh với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/09:04 AM 13/08/2018 #24Công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào
Sung là loại quả quen thuộc với chúng ta nó là loại quả dùng để ăn chơi hoặc thay đổi khẩu vị. Vậy công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột, chữa viêm ruột, lòi rom, sa trực tràng…Sung chín chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào?
* Tổng quan về quả sung
Cây thân gỗ cao tới 25–30 m, đường kính thân cây tới 60–90 cm; hoa đơn tính cùng gốc. Vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Các cành nhỏ, phiến lá non và chùm quả với các sợi lông cong xuống hay được che phủ rậm rạp bằng lông tơ mềm màu trắng. Các cành nhỏ màu nâu. Các lá kèm hình trứng-mũi mác, dài 1,5–2 cm, có màng và lông tơ. Các lá sớm rụng, mọc so le; cuống lá dài 2–3 cm; phiến lá hình elip-trứng ngược, elip hay elip hẹp, kích thước 10-14 x 3-4,5(-7) cm, dai như da, lục nhạt ở xa trục, có lông tơ khi còn non, không lông và hơi xù xì khi già, màu lục sẫm ở gần trục và nhẵn nhụi, gốc lá hình nêm hơi cùn, mép lá nguyên, nhọn đỉnh tới hơi cùn; gân bên cơ sở 2, gân thứ cấp 4-8 ở mỗi bên của gân giữa.
Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn trên thân cây già, đôi khi ở nách lá trên các cành non hay trên các cành nhỏ không lá đã già, mọc thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín, hình quả lê, đường kính 2-2,5 cm, phần gốc quả thu nhỏ thành cuống, lỗ chân lông trên đỉnh hình rốn, phẳng; cuống dài khoảng 1 cm; các lá bắc tổng bao hình tam giác-trứng. Các hoa đực và cái cũng như vú lá mọc ra trên cùng một cây. Hoa đực: các lỗ chân lông cận đỉnh, không cuống; thùy của đài hoa 3 hay 4; nhị 2. Vú lá và hoa cái: có cuống nhỏ; các thùy đài hoa thẳng, đỉnh 3- hay 4-răng; vòi nhụy ở bên; núm nhụy hình chùy. Ra hoa trong khoảng tháng 5 tới tháng 7.
Thành phần của quả sung: Trong 100g quả sung có chứa 1g protein, 0,4g chất béo, 12,6g đường, 49mg Ca, 23mg P, 0,4mg Fe, 0,05mgcaroten, 12,3g dẫn xuất không protein, 3,1g khoáng toàn phần.
* Công dụng của quả sung với sức khỏe con người
+ Công dụng chữa sa đì từ quả sung: Sung 2 qảu, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.
+ Trị hen phế quản bằng quả sung: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.
+ Trị kiết lỵ từ quả sung: Sung vài quả sắc kỹ lấy nước, chế thêm 1 chút đường rồi uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sắc uống.
+ Công dụng bất ngờ của quả sung trong việc trị viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô tán bột, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 9g với nước ấm.
+ Công dụng của quả sung chữa viêm khớp: (1) sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. (2) sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
+ Trị mụn nhọt, lổ loét bằng quả sung: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại
+ Công dụng của quả sung chữa viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy 1 chút thổi vào họng. Hoặc: sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rôi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
+ Công dụng của quả sung chữa ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dể ăn.
+ Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hóa – quả sung có thẻ chữa được: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phúy thì dùng được, chế thêm 1 chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
+ Công dụng của quả sung: trĩ xuất huyêt, sa trực tràng: (1) sung tươi 10 quả đem hầm với 1 đoạn ruột già lợn cho nhừ rồi ăn. (2) sung tươi 6g, rễ thị 9g, sắc uống. Nếu không có quả có thể dùng lá sung sắc lấy nước xông ngâm tai5 chỗ chừng 30 phút.
+ Sản phụ thiếu sữa thì dùng quả sung: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc rất ít.
+ Tốt cho hệ tiêu hóa: Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
+ Ngừa ung thư và tiểu đường: Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.
+ Quả sung giúp giúp huyết áp: Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp. Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.
+ Ngừa loãng xương: Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu. Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.
+ Ngăn ngừa ung thư và bệnh tiểu đường: Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho thấy các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
* Lưu ý khi ăn quả sung
Tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng:
+ Gây hại cho máu: Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Đồng thời, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
+ Giảm đường huyết: Ăn sung làm giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Chính vì vậy, nếu cơ thể bạn có lượng đường huyết thấp, nên tránh ăn sung.
+ Các Oxalate có hại: Trong sung chứa rất nhiều oxalate, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Đồng thời, sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.
Trên đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả sung với sức khỏe con nguời. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của qủa chanh với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của qủa chanh với sức khỏe con người như thế nào
>>> Tác dụng của lá đu đủ tươi với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/09:07 AM 16/08/2018 #25Công dụng của quả mận với sức khỏe con người như thế nào
Quả mận là loại quả phổ biến vào mùa hè và được nhiều người ưa thích. Vậy công dụng của quả mận với sức khỏe con người như thế nào không phải ai cũng biết. Mận là loại trái cây ưa thích của nhiều người vào mùa hè, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Quả mận chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch, đôi mắt, sắc đẹp… Tuy nhiên, ăn quá nhiều mận có thể gây hại cho cơ thể. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả mận với sức khoẻ con người như thế nào.
* Tổng quan về quả mận
Mận hay còn gọi mận bắc là một loài cây rụng lá nhỏ bản địa tại miền bắc Việt Nam và Trung Quốc, mận được trồng trong các vườn cây ăn quả ở miền bắc Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc. Cây mận có thể cao đến 10 mét, và có chồi màu nâu đỏ. Các lá dài từ 6 - 12 cm và rộng 2,5 - 5 cm, cạnh lá có rặng cưa. Những bông hoa xuất hiện vào đầu xuân, có đường kính 2 cm với năm cánh hoa màu trắng. Quả mận là loại quả hạch có đường kính 4 - 7 cm và có thịt màu hồng - vàng; quả có thể được thu hoạch vào mùa hè. Khi chín, có thể ăn sống quả. Ngoài ra, có thể làm ô mai hoặc ngâm lấy nước uống.
+ Thành phần quả mận: Cứ 100g mận chứa rất nhiều kali, vitamin A, sắt, vitamin B2, các vitamin nhóm B và magiê. Loại trái này còn rất nhiều chất sơ làm cải thiện khả năng tiêu hóa. Một quả mận chín chuẩn có 26% vitamin C, 13% vitamin K và 11% vitamin A.
* Công dụng của quả mận với sức khỏe con người như thế nào
+ Tốt cho xương khớp: Theo India Times, mận có thể làm tăng đáng kể mật độ khoáng xương ở cột sống và cẳng tay.
+ Bảo vệ tim mạch: Một quả mận chứa khoảng 113 mg kali, giúp kiểm soát huyết áp cao, giảm nguy cơ đột quỵ và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch.
+ Kiểm soát lượng đường trong máu: Mận là loại trái cây có chỉ số đường huyết GI rất thấp, giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
+ Hỗ trợ giảm cân: Không chỉ chứa ít calo, mận còn giàu vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho những ai muốn giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể hiệu quả.
+ Ngăn ngừa ung thư: Các sắc tố xanh đỏ gọi là anthocyanin được tìm thấy trong quả mận rất giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
+ Tăng cường chức năng tiêu hóa: Quả mận chứa rất nhiều vitamin A, vitamin B2, các vitamin nhóm B, sắt, ma giê và kali giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, mận còn là loại quả rất giàu chất sơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp người ăn mận không bị táo bón.
+ Tốt cho mắt: Với hàm lượng vitamin A rất cao trong một quả mận, người ăn loại quả này sẽ có thể chăm sóc đôi mắt của mình tốt hơ nữa. Cụ thể, dưỡng chất đó giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và chống lại các vi khuẩn gây hại. Vì thế, đôi mắt sẽ sáng hơn và tinh nhạy hơn.
+ Giúp tóc chắc khỏe và làm đẹp da: Vitamin A trong quả mận giúp cho làn da của bạn trở nên trắng sáng hơn. Đồng thời, các nhóm vitamin cùng sắt, magie trong quả mận sẽ nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe hơn. Tình trạng tóc rụng nhiều sẽ được đẩy lùi nếu bạn ăn mận thường xuyên.
+ Cải thiện trí nhớ: Đồng thời, các chất chống oxy hóa trong mận còn có tác dụng ngăn ngừa những thiệt hại xảy ra ở tế bào thần kinh trong não. Nhờ vậy, nếu bạn ăn mận tức là bạn đang biết cách giúp trí nhớ của mình hoạt động tốt hơn. Các chất chống oxy hóa trong mận giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương. Ăn 3 - 4 quả mận mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả.
+ Thanh lọc máu: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng cung cấp chất xơ dồi dào của mận giúp ngăn ngừa vón cục tiểu cầu, một trong những nguyên nhân gây các bệnh rối loạn máu như xơ cứng động mạch và cao huyết áp. Mận còn giúp thanh lọc máu bằng cách cung cấp thêm oxy. Hàm lượng vitamin C trong quả mận khá cao nên nó có thể giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa bên trong các động mạch. Vì vậy, ăn mận có thể có tác dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh như xơ cứng hay xơ vữa động mạch.
* Lưu ý khi ăn quả mận
Tuy là công dụng của quả mận tốt nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn quá nhiều có thể gây ra:
+ Hàm lượng axit cao: Điều này có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt ở trẻ em. Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ trầm trọng thêm bệnh.
+ Gây nóng: Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn mận vì dễ bị nóng, phát ban, không tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.
+ Hại thận: Mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.
+ Làm giảm tác dụng của một số loại thuốc: Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh dừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả mận với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả măng cụt với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả đu đủ với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/09:10 AM 16/08/2018 #26Công dụng của quả sấu với sức khỏe con người như thế nào
Sấu là loại quả được ưa thích vào mùa hè và được chế biến thành nhiều món khác nhau. Vậy công dụng của quả sấu với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Quả sấu là một loại quả đặc biệt, chỉ xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Sấu có thể dùng để làm gia vị như nấu các món canh, làm lẩu, vịt om sấu, nước sấu... Với mỗi món ăn, sấu đều làm tăng hương vị để món ăn đó hấp dẫn hơn rất nhiều. Ngoài ra, chị em có thể làm thêm món sấu ngâm mắn ăn kèm trong bữa cơm mùa hè cũng rất tuyệt. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả sấu với sức khỏe con người như thế nào.
* Tổng quan về quả sấu
Quả sấu là loại quả của cây sấu. Khi vào mùa sấu, quả sấu được bán rất nhiều tại các chợ ở miền Bắc Việt Nam, trước đây có giá rẻ và dễ mua. Khi còn xanh, quả sấu được dùng để nấu canh chua, ngâm nước uống. Quả chín được dùng làm ô mai sấu, làm sấu dầm, tương giấm v.v. Các sản phẩm chế biến từ quả sấu được nhiều người Việt Nam ưa thích, đặc biệt là phụ nữ. Chỉ riêng món ô mai sấu cũng đã được làm thành nhiều loại như: sấu chua dòn, sấu dầm chua cay, sấu dầm chua mặn, sấu ngọt, sấu ngâm gừng v.v…
Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa… Sấu chín chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, bao gồm: 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.
* Công dụng của quả sấu với sức khỏe con người như thế nào?
+ Trị mụn nhọt, lở ngứa: Dùng lá ấu tươi đun nước tắm rửa hoặc lá sấu rửa sạch, giã nát, bọc bằng băng gạc sạch đắp lên vết mụn.
+ Tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn ngay.
+ Chữa say rượu: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu khô sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống. Hoặc dùng nước sấu ngâm đường và gừng để uống rất có hiệu quả.
+ Trị nôn nghén cho phụ nữ mang thai: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành. Hoặc dùng quả sấu xanh ngâm đường uống cùng giúp giảm nôn nghén, tuy nhiên không nên uống nhiều vì có thể gây tăng đường huyết cho bà bầu.
+ Trị nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng: lấy quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày. Hoặc lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền.
+ Chữa ho: Có nhiều cách dùng quả sấu chữa ho như sau: Cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3 – 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Hoặc cùi sấu tươi 25g sắc với 250ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.
* Các món ăn được chế biến từ quả sấu
+ Sấu ngâm mắm: Sấu ngâm mắm có màu xanh đẹp mắt, vị đậm đà, giòn giòn, chua chua, cay cay, kích thích vị giác rất cao.
+ Sấu ngâm đường: Không cần phải bàn cãi, sấu ngâm đường là một trong những loại nước uống ngon, bổ, có tác dụng giải nhiệt cực tốt vào mùa hè rồi. Nếu bạn chưa biết cách ngâm sấu sao cho để được lâu, quả sấu giòn ngon, không bị nổi váng.
+ Vịt om sấu món ngon từ sấu: Vịt om sấu là món ăn vô cùng nổi tiếng, đứng đầu danh sách trong các món ngon từ sấu tươi. Món ăn này vô cùng thích hợp dùng trong các bữa cơm xum họp gia đình ngày cuối tuần. Thịt vịt được om chín mềm, ngấm ra nước đậm đà, ngầy ngậy, hòa quện với vị chua thanh mát của quả sấu. Thêm vài miếng khoai sọ để nước dùng thêm đặc sánh. Trộn với bún ăn hoài không chán!
+ Canh sườn nấu sấu: Nguyên liệu: 250g sườn non: rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với hành khô, hạt nêm, nước mắm, tiêu; Sấu tươi 6 quả: cạo vỏ, cắt đôi; Cà chua 1 quả: thái miếng cau; Gia vị: nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, hành khô, dầu ăn, hành lá
Cách nấu canh sườn với sấu: Cho dầu vào chảo đun nóng rồi đổ hành khô vào phi thơm. Đổ sườn vào đảo sơ rồi cho sấu vào đảo thêm một lúc nữa cho ngấm gia vị. Thêm nước vào đun sôi thì bỏ cà chua vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Tắt bếp rồi rắc hành lá lên trên
+ Canh cá lóc nấu sấu: Nguyên liệu: 1 con cá lóc cỡ vừa: chặt lát vừa ăn và ướp với ít muối, hành, hạt nêm; 6 trái sấu tươi: cạo vỏ và cắt đôi; Cà chua 1 quả: rửa sạch, thái miếng cau; Gia vị: hành tím, hành lá, ớt, muối, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn
Cách nấu canh cá lóc với sấu: Cho cá lóc vào chảo rán vàng. Phi thơm hành tím với ít dầu rồi cho cà chua, sấu, thêm chút hạt nêm rồi đảo qua cho ngấm gia vị. Đổ nước vào đun sôi. Sau khi nước sôi thì cho cá lóc đã rán vào. Đun thêm 15 phút cho cá ngấm gia vị rồi tắt bếp, rắc hành lá lên trên
+ Sấu dầm muối ớt: Nguyên liệu: 250g sấu tươi (chọn quả bánh tẻ): cạo vỏ và khía vòng quanh trái trước khi ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút; Gia vị: muối, đường và ớt bột;
Cách làm sấu dầm muối ớt: Trộn đều 50g đường, 15g muối và 1 muỗng cà phê ớt bột với sấu. Xóc đều và để khoảng 15 phút. Vậy là bạn đã có món sấu dầm muối ớt rồi.
+ Tôm xào sấu chua: Nguyên liệu: 9 quả sấu bánh tẻ: cạo vỏ và thái lát; 500g tôm sú: rửa sạch, bóc vỏ chừa lại phần đuôi và rút chỉ đen; 2 trái ớt chuông, một xanh và một vàng: cắt bỏ cuống và thái miếng vuông; Ớt và tỏi: băm nhuyễn; Gia vị: Tương ớt, đường, hạt nêm, dầu hào và dầu ăn.
Cách làm tôm xào sấu: Phi thơm tỏi và cho sấu vào xào vừa chín tới. Sau đó, cho lần lượt phần tôm và ớt chuông vào xào cùng. Khi tất cả đã tái chín, nêm nếm gia vị và cho thêm 2 muỗng cà phê dầu hào vào. Tắt bếp ngay và bạn sẽ có món tôm xào sấu tuyệt ngon.
+ Canh sấu rau nhút với thịt nạc: Nguyên liệu: 1 bó rau nhút: nhặt sạch, thái khúc; Cà chua 1 quả: bổ miếng cau; Thịt nạc thăn 250g: thái mỏng, ướp gia vị; Sấu xanh 6 quả: cạo sạch vỏ, ngâm nước lạnh, khía vòng tròn quanh quả; Rau ngò ( ngổ), hành lá: rửa sạch, thái nhỏ; Gia vị gồm: hành tím, hạt tiêu, hạt nêm, dầu ăn.
Cách nấu canh rau nhút thịt nạc: Cho dầu vào chảo đun nóng, đổ hành tím vào phi thơm rồi cho thịt nạc vào xào xăn. Cho tiếp nước trắng vào đun sôi. Bỏ sấu vào đun sôi thêm 15 phút nữa thì cho cà chua, rau nhút, nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun tiếp khoảng 3 phút thì tắt bếp. Rắc rau ngò, hành lá lên trên.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả sấu với sức khỏe con người như thế nào và giúp bạn tìm hiểu 1 số món ăn ngon về quả sấu. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả măng cụt với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả lựu với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/08:25 AM 18/08/2018 #27Công dụng của quả óc chó với sức khỏe con người như thế nào
Quả óc chó là loại quả quen thuộc có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Vậy công dụng của quả óc chó với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Được coi là 1 trong 10 loại quả vàng, đứng đầu danh sách quả nhiều dinh dưỡng nhất, óc chó rừng đang được người mua ưa chuộng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả óc chó với sức khỏe con người.
* Tổng quan về quả óc chó
+ Giới thiệu về quả óc chó: Cây óc chó thuộc nhóm cây thân gỗ lâu năm trong bộ Dẻ (Fagales), chiều cao cây có thể to lên 20m. Hoa của nó đơn tính, khá giống với đuôi sóc. Quả có lớp vỏ mềm, bên trong hạt là lớp vỏ cứng màu vàng nâu, phần nhân bên trong chứa nhiều dầu, nhăn giống như não.
+ Mùi vị hạt óc chó: khi ăn sống hạt óc chó sẽ không cảm nhận được vị ngon của nó, không ngon bằng các hạnh nhân hay hạt điều rang. Nhưng khi đã được chế biến thì khi ăn dù quả óc chó không ngọt, vì nhạt nhưng cảm nhận được mùi thơm đặc trưng, cảm giác ăn béo ngậy, bùi bùi rất hấp dẫn, thậm chí ăn một lần cũng có thể “nghiền” luôn hạt óc chó.
+ Quả óc chó có những loại nào?: Quả óc chó ở các vùng miền khác nhau thường mang các tên gọi khác nhau, do đặc điểm của từng vùng miền và giống óc chó khác nhau tạo nên nhiều loại quả óc chó. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có 2 loại quả óc chó được bán nhiều trên thị trường là quả óc chó Mỹ và quả óc chó Trung Quốc.
Quả óc chó Mỹ: có các loại như Chanlder, Harley, Tulare, Vina, Howard.
Quả óc chó Trung Quốc: Óc chó huyết, óc chó Vân Nam
Qủa óc chó rừng Việt Nam: óc chó quả tròn
+ Thành phần dinh dưỡng trong 100mg quả óc chó: OMEGA 37,7 gr; Chất xơ 7,1 gr; Protein 15 gr; Photpho 380 mg; Kali 328 mg; Magie 135 mg; Canxi 108 mg; Sắt 5,5 mg; Vitamin C 3 mg;
* Công dụng của quả óc chó với sức khỏe con người
+ Có tác dụng kiểm soát cân nặng: Việc chế biến và sử dụng hạt óc chó đúng liều lượng còn có tác dụng kiểm soát cân nặng lý tưởng theo thời gian.
+ Tác dụng chống lão hóa: Quả óc chó chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp lọc bỏ những gốc tự do. Chất polyphenols có trong quả óc chó giúp ngăn ngừa tổn thương gan gây ra bởi hóa chất, làm chậm quá trình lão hóa cũng như các nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa hiện nay.
+ Có tác dụng nhuận tràng: Bên cạnh nhiều chất dinh dưỡng, trong hạt óc chó chứa nhiều chất xơ. Nhiều nghiên cứu đã chứng mình rằng việc ăn quả óc chó giúp tăng lượng vi khuẩn có li trong đường ruột, giúp giảm viêm, tiêu hóa tốt hơn.
+ Cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới: Vô sinh ở nam giới là một trong những triệu chứng bệnh thường gặp hiện nay, để cải thiện tình trạng này, khuyên sử dụng quả óc chó để cải thiện sức khỏe, chất lượng tinh trùng và tăng khả năng làm cha ở nam giới
+ Cải thiện tình trạng mất ngủ: Với nhiều người đang đau đầu trong vấn đề tìm giải pháp để khắc phục tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn vài quả óc chó trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa chứng mất ngủ tốt hơn, sâu giấc hơn.
+ Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quả óc chó có tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2. Việc bổ sung chế độ ăn chứa hạt óc chó nhằm sản sinh ra chất insulin, một loại chất mà các bệnh nhân tiểu đường không có. Áp dụng sau 3 tháng đạt kết quả.
+ Có tác dụng ngăn ngừa sỏi túi mật: Với cuộc khảo sát trên 60000 người áp dụng chế độ ăn kèm quả óc chó mỗi ngày, giúp giảm đáng kể tình trạng sỏi túi mật. Vì vậy đối với bệnh nhân đang mắc bệnh sỏi túi mật, được bác sĩ khuyên dùng nên áp dụng thực đơn có chứa quả dinh dưỡng mỗi ngày. Với những ai muốn phòng tránh được nhiều bệnh trong đó có bệnh sỏi túi mật
+ Tác dụng tốt cho trí não: Quả óc chó là một trong những thực phẩm tốt cho trí não,với những dưỡng chất có trong quả óc chó như: vitamin E, folate, melatonin, Omega-3 và các chất chống oxy hóa. Sử dụng đúng liều lượng quả óc chó mỗi ngày giúp hòi phục trí nhớ, giúp não hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về rối loạn thần kinh, rối loạn hành vi và nhận thức như: ám ảnh, trầm cảm…
+ Quả óc chó tốt cho bà bầu và thai nhi: Với phụ nữ mang thai thì sử dụng đúng hàm lượng quả óc chó mỗi ngày sẽ có thể phòng tránh được nhiều bệnh tật như trầm cảm, suy nhược cơ thể,các triệu chứng tiền sản giật.. giúp ngủ sâu giấc và tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Axit béo omega-3 có trong quả óc chó giúp não thai nhi phát triển tốt nhất, đồng thời giúp cải tiện sự phát triển trí tuệ ở trẻ sơ sinh. Các khoáng chất như kali, selen, canxi, mangan, đồng, sắt, magiê, kẽm… có tác dụng tốt cho sức khỏe mà các bố mẹ cần biết để bổ sung cho con nhé.
+ Quả óc chó có khả năng chống ung thư cao: Quả óc chó là một trong những loại quả có khả năng chống lại các tác nhân gây ung thư, vì thế nó được mệnh danh là “Vua các loại hạt” quả không hề sai đúng không nào. Trong quả óc chó rất giàu chất chống oxy hóa, hàm lượng oxy hóa cao hơn hẳn các loại hạt khác.
Theo một số nghiên cứu mới nhất gần đây, áp dụng chế độ ăn hoàn toàn quả óc chó giảm 30-40%% sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu khác trên chuột khi cho ăn 2 nắm hạt óc chó mỗi ngày ( ăn tương đương người) đã giảm 50% nguy cơ ung thư vú cũng như làm chậm lại 50% tốc độ tăng trưởng của khối u.
+ Tốt cho tim mạch: Quả óc chó được coi là một loại quả “trường thọ” cải thiện sức khỏe của tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng có trong hạt óc chó lớn hơn nhiều so với các loại hạt như: hạnh nhân, macca, hạt dẻ cười. Trong thành phần dinh dưỡng của quả óc chó có chứa nhiều axit béo omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Với những người mắc các bệnh tim mạch như: nhịp tim thất thường, suy tim…thường được khuyên dùng ăn quả óc chó mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh và phục hồi sức khỏe một cách nhanh nhất.
Trong quả óc chó cũng chứa nhiều acid alpha liolenic ( ALA) có khả năng chống viêm và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Chế độ ăn giàu AlA ngăn ngừa việc xảy ra những cơn đau tim nặng cũng như giảm nguy cơ đột tử tới 50%.
* Cách sử dụng và chế biến quả óc chó đúng cách
Dùng kìm kẹp quả Óc chó, sau đó ăn phần nhân, phần vẩy ở giữa bỏ, có thể dùng óc chó làm bánh, làm nhân sôcôla, ép lấy dầu, dùng với sữa tươi, ngon hơn khi bỏ quả Óc chó vào lò vi sóng với nhiệt độ 160 độ rồi lấy ra bóc ăn, sẽ có vị thơm và bùi hơn, quả óc chó có HSD trong 1 năm nhưng sử dụng tốt nhất trong vòng 2-3 tháng sau khi mở túi.
+ Cách ăn: Ngày ăn 5-6 quả Óc chó chia đều thành nhiều bữa nhỏ; người ăn kiêng nên ăn trước bữa ăn, uống nhiều nước.
+ Cách bảo quản quả Óc chó: Bảo quản ở nơi thoáng mát khô ráo, không để hở không khí; khi mở túi nên đóng mép kĩ sau mỗi lần sử dụng. Có thể cho vào lọ đậy kín; bảo quản tốt nhất ở ngăn mát của tủ lạnh.
Chiến đấu với một số bệnh ung thư: quả Óc chó rất giàu chất chống oxy hóa và một số loại khác của chất chống oxy hóa.
Hợp chất chống oxy hóa được gọi là axit ellagic; loại chất rất hữu ích trong cuộc chiến chống ung thư. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, do đó nó có thể giúp bệnh nhân ung thư phục hồi trong giai đoạn hóa trị hoặc xạ trị.
Với những lợi ích, tác dụng của quả óc chó trên đây giúp chúng ta nắm rõ được những tác dụng cụ thể mà quả óc chó mang lại từ đó có thể bổ sung quả óc chó để tốt cho sức khỏe, phòng chồng bệnh tật. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả sấu với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả măng cụt với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả lựu với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/08:27 AM 18/08/2018 #28Công dụng của quả cà chua với sức khỏe con người như thế nào
Cà chua là loại quả quen thuộc với bữa ăn của mọi gia đình từ thành thị đến nông thôn. Vậy công dụng của quả cà chua với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chấtcần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả cà chua với sức khỏe con người.
* Tổng quan về quả cà chua
Cà chua là một loại rau quả làm thực phẩm. Quả ban đầu có màu xanh, chín ngả màu từ vàng đến đỏ. Cà chua có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe. Cà chua thuộc họ cây Bạch anh, các loại cây trong họ này thường phát triển từ 1 đến 3 mét chiều cao, có những cây thân mềm bò trên mặt đất hoặc dây leo trên thân cây khác ví dụ nho. Họ cây này là một loại cây lâu năm trong môi trường sống bản địa của nó, nhưng nay nó được trồng như một loại cây hàng năm ở các vùng khí hậu ôn đới.
Cà chua được phát triển trên toàn Thế giới do sự tăng trưởng tối ưu của nó trong nhiều điều kiện phát triển khác nhau. Các loại cà chua được trồng trọt phổ biến nhất là loại quả đường kính khoảng 5 - 6 cm. Hầu hết các giống được trồng đề cho ra trái cây màu đỏ, nhưng một số giống cho quả vàng, cam, hồng, tím, xanh lá cây, đen hoặc màu trắng. Đặc biệt có loại cà chua nhiều màu và có sọc.
+ Thành phần dinh dưỡng trong 100mg cà chua: Đạm 600 mg; Tinh bột 4.2 g; Tro 400 mg; Canxi 12 mg; Sắt 1.4 mg; Nước 93.9 g; Chất xơ 800 mg; Phốt pho 26 mg; Carotin 1 mcg; Tỉ lệ thải bỏ 5 g; Vitamin C 40 mg; Vitamin PP 500 mg; Vitamin B1 100 mcg; Trong cà chua được tìm thấy hàm lượng vitamin A khá cao, trung bình cứ 100g cà chua chín sẽ đáp ứng được 13% hàm lượng vitamin A cho cơ thể.
* Công dụng của quả cà chua với sức khỏe con người
+ Giữ xương chắc khỏe: Cà chua có chứa vitamin K và canxi giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và chống loãng xương-nguyên nhân của gãy rạn, biến dạng xương dẫn đến khuyết tật.
+ Thúc đẩy giấc ngủ ngon: Với nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng 1 bát súp hoặc sinh tố cà chua.
+ Làm sáng da: Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da. Chà bột cà chua lên làn da thô ráp của bạn giúp se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.
+ Giảm lượng đường trong máu: Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận- những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
+ Chữa các bệnh mãn tính: Nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính. Một chương trình nghiên cứu chỉ ra rằng uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF-alpha trong máu, một sát thủ gây viêm. Cà chua rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch và Alzheimer.
+ Giúp giảm cân: Nếu bạn đang cố gắng giảm vài cân nhất định phải có cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn vì nó ít chất béo và không chứa cholesterol.Cà chua chứa rất nhiều chất xơ và nước, do đó sẽ giúp bạn cảm thấy no. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc thêm chúng vào món thịt hầm ăn cùng xà lách, và các thực phẩm ăn uống thân thiện khác.
+ Tốt cho mái tóc của bạn: Nhờ các vitamin và chất sắt giúp mái tóc bị hư hỏng và không có sự sống của bạn thêm bóng mượt. Hơn nữa, cà chua có tính axit có thể cân bằng độ pH trong tóc. Nếu bạn bị gàu và ngứa da đầu, dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn sau khi gội đầu, và rửa lại bằng nước lạnh hoặc ấm sau 4-5 phút. Không sử dụng quá thường xuyên vì axit của cà chua có thể làm khô mái tóc của bạn.
+ Cải thiện thị lực: Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin.
+ Phòng chống ung thư: Ăn nhiều cà chua có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản, và ung thư buồng trứng nhờ các chất chống ôxy hóa, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua. Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả cà chua với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả óc chó với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả sấu với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả mận với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/01:45 PM 21/08/2018 #29Công dụng của quả cà tím với sức khỏe con người như thế nào
Cà tìm hay còn gọi là cà dái dê là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Vậy công dụng của quả cà tím với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Cà tím vừa là quả làm món ăn hàng ngày vừa là những phương thuốc chữa bệnh. Nó cũng là loại quả làm đẹp da, trị nám. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả cà tím với sức khỏe con người.
* Tổng quan về quả cà tím
Cà tím hay cà dái dê là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Nó là cây một năm, cao tới 40 - 150 cm (16 - 57 inch), thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10 - 20 cm và rộng 5 -10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm. Các giống hoang dại có thể lớn hơn, cao tới 225 cm (84 inch) và lá to (dài tới trên 30 cm và rộng trên 15 cm). Tên gọi cà tím không phản ánh đúng loại quả này, do có nhiều loại cà khác cũng có màu tím hay quả cà tím có màu đôi khi không phải tím. Tuy nhiên, tên gọi cà dái dê cũng không phản ánh đúng hình dạng của quả, do quả của nhiều giống cà tím (cà dái dê) không phải ôvan thuôn dài như dái dê mà lại tròn, có đường kính từ 5 cm đến 8 cm..
Quả tươi có mùi vị hơi không hấp dẫn, nhưng khi chế biến rồi thì nó trở thành dễ chịu hơn và có kết cấu rắn chắc, giàu hương vị. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của nó. Nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu ăn/mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến được các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt; các hạt mềm và (giống như hạt cà chua) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù nhiều người thích gọt bỏ nó đi.
+ Giá trị dinh dưỡng trong quả cà tím: Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cà tím xuất phát từ vitamin, khoáng chất và hàm lượng dinh dưỡng chứa trong nó. Cà tím là nguồn giàu vitamin C, K, B6, thiamin, niacin, magiê, phốt pho, đồng, chất xơ, axit folic, kali và mangan. Nó hầu như không có cholesterol, hoặc chất béo bão hòa.
* Công dụng của quả cà tím với sức khỏe con người như thế nào
+ Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn: Cà tím chứa nhiều chất phytonutrients cải thiện lưu lượng máu chảy vào não, nhưng những chất này chủ yếu chứa trong vỏ của cà tím. Do đó, quả cà tím càng đẹp thì nó càng ngon có giá trị dinh dưỡng.
+ Duy trì huyết áp: Ngoài tác dụng của cà tím đối với cholesterol xấu trong cơ thể, nó còn bảo vệ trái tim của chúng ta theo những cách khác. Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy flavonoid quan trọng có thể giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng.
+ Điều trị cảm giác bồn chồn, lo lắng: Một công dụng khác của cà tím là phòng ngừa, điều trị chứng mất ngủ và sự bồn chồn lo lắng. Trong cà tím chứa nhiều magie, đây là phương pháp điều trị bệnh mất ngủ tự nhiên, đơn giản và hiệu quả.
+ Giảm hàm lượng cholesterol: Cà tím đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống tim mạch và máu. Các nghiên cứu tiến hành tại Pháp trong 10 năm qua đã chỉ ra rằng cà tím làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, nhưng tác dụng này chỉ đạt được nếu bạn nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ.
+ Tăng cường sức khỏe tim mạch: Việc tiêu thụ thực phẩm này thường xuyên và điều độ sẽ giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu trong máu, tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, cà tím chứa nhiều nước và chất xơ có tác dụng duy trì sự trao đổi chất trong cơ thể ở mức tốt nhất. Từ đó, giúp cho tim của bạn hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh hơn.
+ Tốt cho làn da và tóc: Không chỉ chăm sóc sức khỏe, cà tím còn giúp duy trì làn da đẹp và mái tóc khỏe mạnh vì trong cà tím chứa nhiều nước. Những ai bị mất nước thường dễ có mái tóc mỏng, khô và bị chẻ ngọn trong khi làn da thì bị khô ráp, nhăn nheo. Do đó, bổ sung đủ nước thông qua ăn uống không chỉ giúp cải thiện mái tóc và làn da, mà còn tốt cho hoạt động chung của cơ thể.
+ Tăng cường sức đề kháng: Trong quả cà tím có chứa dồi dào vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP và chất sắt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê, kali và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím còn có tác dụng cải thiện cấu trúc xương, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
+ Phòng ngừa ung thư: Thịt quả cà tím chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Cà tím có chứa hàm lượng chất xơ rất cao có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng. Chất xơ trong cà tím khi di chuyển qua đường tiêu hóa, có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư khác vì nó còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bạn nên ăn cà tím nguyên cả vỏ vì các nghiên cứu cho thấy, lớp vỏ cà tím chứa nhiều chất xơ hơn cả ruột.
Ngoài ra, cà tím còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa và đường ruột, có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2... Với những lợi ích tuyệt vời mà cà tím mang lại cho sức khỏe, bạn nên bổ sung cà tím vào chế độ ăn hàng ngày để thu lại nhiều lợi ích thiết thực cho cơ thể.
* Những lưu ý khi ăn quả cà tím
+ Cà tím có thể kết hợp với nhiều loại thịt và các loại rau khác nhau rất hợp vị. Bạn có thể biến tấu chúng theo nhiều kiểu như chiên, nướng, hấp luộc hay làm các món salad để đổi vị cho cả nhà. Tuy nhiên, không nên bỏ vỏ cà tím, bởi vì vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Mà trong quá trình trao đổi chất, vitamin C lại cần thiết để hỗ trợ vitamin B.
+ Cà tím có giá trị dinh dưỡng tốt, nhưng nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Trong tất cả các cách ăn thì món salad cà tím giữ được gần như nguyên vẹn nhất hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím. Nhớ thêm chút giấm khi trộn như mẹo nhỏ đã nói ở trên sẽ khiến cho món ăn vừa miệng lại tránh được ngộ độc solanine.
+ Những người không nên ăn cà tím
- Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
- Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
- Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
- Ăn quá nhiều cà tím có thể gây ngộ độc. Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
- Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của quả cà tím với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả cà chua với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả lê với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả mít với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/01:47 PM 21/08/2018 #30Công dụng của qủa bí đỏ với sức khỏe con người như thế nào
Bí đỏ là loại quả giàu chất dinh dưỡng được chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày. Vậy công dụng của qủa bí đỏ với sức khỏe con người như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bí đỏ là loại quả đứng ở vị trí đầu tiên về hàm lượng dinh dưỡng cũng như vitamin, muối khoáng. Nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà bí đỏ còn giúp làm đẹp cho làn da. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả bí đỏ với sức khỏe con người.
* Tổng quan về quả bí đỏ
Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ bầu bí. Từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng ngọn bí, hoa bí, quả bí (cả quả non và quả chín) để chế biến thức ăn hằng ngày và lấy hạt bí để trị bệnh giun, sán.
Bí đỏ có hàm lượng sắt cao, các chất muối khoáng, giàu vitamin và các axít hữu cơ tốt cho cơ thể. Quả bí có thịt màu vàng, bí đỏ có nhiều nguyên tố vi lượng và các axit amin như: alanine, valin, leucin, cystin, lysin…
Trong 100g thịt bí chín có 90% nước, 1% protein, 8% glucid, 19mg photpho, 430mg kali, 23mg calci, 17mg manhê, 0,5mg sắt, 8mg vitamin C (15% nhu cầu hàng ngày), 22mcg folacin (11%), 1mg beta-caroten. Ngoài ra còn có nhiều vitamin như B1, B2, PP, B6 đặc biệt có 400g vitamin B5 và có cả các axit béo quý như linoleic, linolenic.
Theo y học cổ truyền, bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng. Thường được dùng để chữa ung thư, cao huyết áp, đái tháo đường, đau thần kinh liên sườn, suy chức năng gan, thận, áp xe phổi… Hoa và lá bí đỏ tính lương, vị ngọt vào 2 kinh tâm, vị có tác dụng thanh thấp nhiệt, tiêu thũng, trị vàng da, lỵ, ho, ung thư, thủng độc. Bông bí có thể dùng để nấu canh.
Trong hạt bí có chứa chất phytosterol giúp phòng và hỗ trợ điều trị phì đại tiền liệt tuyến. Ngoài ra, nó có khả năng kích thích tuyến tuỵ tiết insulin giảm đường huyết, chữa đái tháo đường. Bí đỏ có nhiều chất xơ, ít chất oxalate giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh, tránh ứ đọng trong ruột non, giảm thiểu sự tái hấp thu oxalate từ ruột để tạo nên sỏi thận, do đó “hóa giải” sự hình thành sỏi calcium oxalate ở thận.
Đồng thời, bí đỏ được xem là một loại thực phẩm bổ não vì chứa nhiều L-trytophan-một cấu thành của protein mà tế bào thần kinh thường dùng để tổng hợp seretonin (thành phần hóa học có tác dụng gây phấn chấn) giúp giảm stress, phòng chống mất ngủ ở người già nếu ăn thường xuyên tuần 3 - 4 bữa. Quả bí chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều beta-caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp sáng mắt, trị quáng gà, khô mắt, thích hợp cho phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ và người già.
* Công dụng của quả bí đỏ với sức khỏe con người như thế nào
+ Giúp làm đẹp da: Chất carotenoid có trong bí đỏ làm chậm quá trình lão hóa da,giúp da sáng đẹp, không mụn và ít nếp nhăn.
+ Ngăn ngừa ung thư: Những thực phẩm có màu vàng như bí đỏ, cà rốt, khoai lang có chứa nhiều chất chống oxy hóa và beta- carotene nên có tác dụng ngăn ngừa các căn bệnh ung thư.
+ Giúp giảm cân: Bí đỏ là một thực phẩm giàu chất xơ,chứa hàm lượng calo và chất béo thấp. Bí đỏ chính là một thực phẩm lí tưởng cho những người muốn giảm cân hay những người thừa cân, béo phì.
+ Tẩy giun: Dùng bí đỏ ăn sống hoặc hạt bí đỏ rang chín kết hợp với việc dùng thuốc tẩy giun sẽ đem lại hiệu quả tẩy giun cao. Đặc biệt với trẻ nhỏ,ăn bí đỏ thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa chứng giun sán.
+ Giảm trầm cảm: Thành phần magie trong bí đỏ tham gia vào các phản ứng hóa học trong não. Nhờ đó, tâm trạng của bạn sẽ thoải mái, thư giãn hơn. Vì vậy, ăn bí đỏ sẽ giúp bạn xua tan đi những căng thẳng trong cuộc sống.
+ Chống lão hóa: Bí đỏ có thể giúp bảo vệ da và chống lại mức độ ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời tới làn da. Hàm lượng vitamin C dồi dào có trong bí đỏ có thể chống lại các gốc tế bào tự do gây ra lão hóa, thậm chí còn giúp làm đẹp da.
+ Ngăn ngừa nguy cơ bị tiểu đường: Bí đỏ giúp làm hạ đường huyết trong máu, hỗ trợ tránh được nguy cơ bị tiểu đường. Tượng tự, những người đang bị bệnh này nếu ăn bí đỏ sẽ cải thiện tình trạng cơ thể, tránh phát triển thành bệnh mãn tính.
+ Có lợi cho tim mạch: Những chất physterol và những axit béo omega 3, omega 6 là những chất có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp. Và đặc biệt trong hạt bí đỏ rất giàu những chất này.
+ Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: Bí đỏ rất giàu hàm lượng vitamin C nên bí đỏ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch trở nên khỏe mạnh. Với hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể của chúng ta sẽ chống lại được các vi khuẩn, vi rút có hại cho cơ thể.
+ Phòng ngừa tiểu đường: Với bệnh nhân tiểu đường, bí đỏ thực sự là thực phẩm tốt. Bí đỏ giúp hạ đường huyết trong máu nên giúp ngăn ngừa được bệnh tiểu đường. Hơn nữa, nó còn có giúp kiềm hãm khả năng phát triển bệnh thành mãn tính đối với những người đã bị bệnh tiểu đường.
+ Tốt cho xương và mắt: Bí đỏ giàu carotene (chất này trong cơ thể được chuyển hóa thành Vitamin A) nên giúp duy trì thể lực,giúp mắt phát triển. Hơn nữa, bí đỏ còn chứa một lượng lớn các chất khoáng và canxi, natri, kali . Đặc biệt với người già và người bệnh huyết áp những chất này giúp ngăn ngừa loãng xương và tăng huyết áp. Ngoài ra, nó còn chứa magie, phốtpho, sắt, đồng, mangan, crôm và nhiều yếu tố khác giúp xương phát triển.
+ Tốt cho sự phát triển não bộ: Bí đỏ chứa nhiều chất axit glutamine, chất cần thiết cho hoạt động não bộ. Chất này có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não, bồi dưỡng não. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, những chất trong hạt và hoa bí ngô không những giúp cho thai nhi phát triển tế bào não, tăng cường sức sống cho thai nhi mà còn giúp ngăn ngừa những chứng phù nề, tăng huyết áp, các biến chứng khác khi mang thai và phòng chống bệnh sốt xuất huyết sau khi sinh.
* Một số tác hại khi ăn bí đỏ sai cách
Tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe là vô cùng ấn tượng và đáng cân nhắc. Tuy nhiên, nếu bạn ăn sai cách thì cũng phải đối mặt với cũng tác hại khôn lường dưới đây:
+ Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo ăn nhiều bí đỏ sẽ khiến da ở chóp mũi, lòng bàn tay, bàn chân chuyển vàng.
+ Người đang bị bệnh rối loạn tiêu hóa nên hạn chế ăn bí đỏ vì nó chứa nhiều chất xơ không tốt cho tình trạng của bệnh.
+ Không nên ăn bí đỏ đã để lâu và bí đỏ đã nấu để trong tủ lạnh, vì như vậy sẽ ảnh gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cơ thể.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả bí đỏ với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả óc chó với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả sấu với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào
NGUYỄN VĂN KHƠ - BNC medipharm - Nhà Phân phối TPCN chính Hiệu Mỹ
Tel: 0986.890.216
Web: https://bnc-medipharm.com - https://haicauhoan.com/LinkBacks Enabled by vBSEO