>> Bạn hiểu biết gì về bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Viêm niệu đạo

Niệu đạo là bộ phận quan trọng của đường dẫn tiểu, theo cấu tạo giải phẫu ở nam và nữ niệu đạo có độ dài ngắn khác nhau vì vậy bệnh cũng có sự khác nhau ở từng đối tượng

+ Biểu hiện của viêm niệu đạo: Điển hình là tình trạng tiểu rắt, tiểu đau, căng tiểu, nước tiểu có màu sẫm, có khi lẫn máu. Có cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu, đau phần bụng dưới, đau rát bộ phận sinh dục và hậu môn. Một vài triệu chứng khác như: ngứa, đau hoặc sưng ở dương vật, đau khi quan hệ tình dục hoặc có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch(đối với nam giới), có khi là đau phần bụng dưới, bộ phận sinh dục và hậu môn, dịch âm hộ có mủ, nhớt, ngứa ngáy (đối với nữ giới).

Lưu ý: triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu ra mủ cũng có thể là do nguyên nhân của bệnh lậu gây ra .

Viêm niệu đạo khi lây lan tới các cơ quan khác của bộ phận sinh dục, và có thể xuất hiện các dấu hiệu toàn thân như: đau bụng, đau lưng, có biểu hiện sốt cao, sưng khớp, nhưng ở một số bệnh nhân lại không có các biểu hiện điển hình.



+ Lưu ý đối với người bị bệnh: Khi có các biểu hiện của bệnh cần phải được khám chữa ngay, đặc biệt là đối với các trường hợp viêm niệu đạo do lậu gây ra, Chlamydia cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không đực tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

+ Điều trị bệnh viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo là do bệnh viêm đường tiết niệu gây ra nên cần được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa, căn cứ vào nguyên nhân trực tiếp gây bệnh qua các chẩn đoán lâm sàng, siêu âm xét nghiệm mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp và thông thường bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh đồ. Nếu có sự kết hợp của nhiều loại tác nhân gây ra bệnh thì cần phải sử dụng loại kháng sinh đặc hiệu mới có thể chấm dứt triệt để được sự phát triển của bệnh. Tái khám sau điều trị, kết hợp khám và chữa trị cùng với người bạn tình.

Viêm bàng quang

Bàng quang là bộ phận chứa nước tiểu từ niệu quản chuyển xuống bàng quang. Nếu bàng quang bị viêm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các chức năng của hệ tiết niệu, trong đó viêm ngược dòng từ bàng quang lên đến thận.

+ Biểu hiện khi bị viêm bàng quang: Người bệnh sẽ có cảm giác rát bỏng khi tiểu, tiểu thường xuyên, đau kéo dài ở vùng xương mu, đặc biệt là sau khi đi tiểu, nước tiểu có mùi khai nồng, hoặc có dính máu hay mủ. Viêm bàng quang có xu hướng tăng các triệu chứng vào cuối ngày, khi thời tiết se lạnh bàn chân cảm lạnh dẫn tới phản xạ kích ứng lên niêm mạc và cơ vòng của bàng quang.





  • Lưu ý: Khi dương vật có mùi lạ rất có thể đó là biểu hiện của bệnh viêm bao quy đầu.

+ Lưu ý đối với người bệnh: viêm bàng quang có thể dẫn tới lan đến thận rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần đi khám sớm, điều trị sớm nhất có thể, không nên chần chừ hoặc tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

+ Điều trị viêm bàng quang: bệnh nhân cần đi khám để phát hiện viêm do nhiễm khuẩn hay không. Nếu do vi khuẩn nhiễm cần điều trị bằng kháng sinh, thời gian và liều lượng dùng phụ thuộc vào loại vi khuẩn tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân, nếu bệnh viêm nhiễm nặng thì cần điều trị bằng kháng sinh phối hợp. Nếu viêm bàng quang không do nhiễm khuẩn có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh bằng cách lại trừ những nguyên nhân gây bệnh.

>>Một vài băn khoăn về bệnh viêm đường tiết niệu