Mang thai là điều thiêng liêng của người phụ nữ - đó là chức năng đặc biệt của người phụ nữ. Để một đứa trẻ ra đời, người phụ nữ phải mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày, chịu rất nhiều vất vả, đau đớn trong suốt quá trình mang thai. Từ những giai đoạn ốm nghén, rồi khi bào thai lớn hơn họ phải chịu đau lưng, nhức mỏi, cảm giác nặng nề và đặc biệt là đau chân. Bình thường bàn chân đã phải “mang vác” toàn bộ cơ thể rồi, bây giờ đôi chân phải mang cho cả 2 người trong một cơ thể. Nên cũng dễ hiểu khi các phụ nữ khi mang thai đều cảm giác nặng nề, khó di chuyển.
Mỗi bước đi của người phụ nữ trong giai đoạn này đặc biệt rất được cẩn trọng và chú ý. Họ đi chậm hơn và chắc hơn.
Đôi chân trở nên vất vả hơn khi mang nặng hơn nên các mẹ bầu thường hay bị sưng chân, các mạch máu ở chân nổi gân xanh nhiều hơn, cảm giác bị thốn, kim châm ở lòng bàn chân.
Đôi chân luôn trong tình trạng mỏi mệt và muốn được ngồi. Thùy xin điểm qua những nguyên nhân gây đau chân của “mẹ bầu” nhé:
Đau chân do tăng cân trong thời gian mang thai:
Việc tăng cân nhanh chóng so với cân nặng thông thường là nguyên nhân chính gây ra việc đau chân. Mỗi ngày bào thai càng phát triển thì người mẹ càng sẽ có cảm giác nặng nề hơn. Đôi chân phải chịu lực do toàn bộ trọng lượng cơ thể mang lại nhiều hơn.
Đau chân do hormone:
Những tháng cuối thai kỳ, trong cơ thể người phụ nữ mang thai sẽ sản sinh ra các hormone giúp nới lỏng các dây chằng để chuẩn bị quá trình vượt cạn. Nên cũng dễ hiểu càng vào những tháng cuối thì người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, chân đau nhức và không có cảm giác muốn đi hơn.
Đau chân do đau thần kinh tọa:
Theo các bác sĩ chuyên gia sản, một trong những nguyên nhân thường gặp khác là các mẹ bầu bị đau thần kinh tọa do sự phát triển của bào thai. Các chị sẽ thường đau hông, đau đùi dưới và mông do dây thần kinh ở hông bị ép. Dây thần kinh này bắt đầu từ phía lưng dưới chạy xuống đến chân và hết bàn chân. Trong trường hợp khác cũng có thể do kích thước của tử cung tăng lên đè lên các dây thần kinh. Các chị sẽ cảm giác đau, tê hoặc bị ngứa khó chịu ở cơ thể.
Đau chân do thiếu chất và bị chuột rút.
Phụ nữ từ khi mang thai đến giai đoạn cuối sinh nở sẽ thường xuyên bị chuột rút. Tình trạng này mắc phải do cơ thể người mẹ thiếu dưỡng chất và bào thai cần nhiều hơn dưỡng chất đó đã thu nhận nhiều hơn mức thông thường dẫn đến mẹ thiếu dưỡng chất. Thông thường người phụ nữ mang thai sẽ cần nhiều Magie, chất Sắt, Canxi. Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu nên nhớ bổ sung nhiều hơn các chất trên hơn mức bình thường để nuôi dưỡng đứa trẻ.
CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ CHO NGƯỜI PHỤ NỮ MANG THAI
Thùy đã liệt kê những nguyên nhân gây đau chân khi phụ nữ mang thai. Họ đã phải loại bỏ đi những đôi dép cao gót hằng ngày và sử dụng những đôi dép bệt. Tuy nhiên không phải sản phẩm dép nào cũng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ cho người phụ nữ mang thai trong khi chân của họ thường bị đau, sưng và nhức do trọng lượng cơ thể và các yếu tố khách quan trong quá trình mang thai.
Những đôi dép da, dép cao su thông thường có quai cứng và điều này sẽ gây cấn lên da của các mẹ bầu. Nhiều trường hợp quai dép cấn làm chảy máu hay gây chân sưng to hơn. Bàn chân nổi nhiều gân xanh do chọn dép không phù hợp.
Vậy phụ nữ mang thai nên chọn dép gì phù hợp?
Dép quế là sản phẩm từ thiên nhiên, thành phần chủ yếu là cói và quế giúp hỗ trợ sức khỏe cho người sử dụng mà Thùy đã viết rất nhiều trước đó.
Vậy dép quế hỗ trợ sức khỏe cho người phụ nữ mang thai như thế nào?
Với tính năng nhẹ, êm, nên các mẹ bầu sẽ không cảm giác là nặng nề khi nhấc đôi dép.
Quai dép được bọc bằng lớp mousse bên trong phần quai dép nên không làm cấn bàn chân các chị. Trong trường hợp chân của các chị bị sưng do quá trình mang thai gây ra thì cũng không làm các chị bị đau nhức vì dép được thiết kế thông thoáng, nhẹ và êm ái.