Trẻ nói lắp là nói lặp lại, kéo dài hoặc không nói ra được một từ nào đó cần nói. Tật này hay xảy ra ở trẻ tập học nói, 2,5-3 tuổi. Khoảng 80% trẻ nói lắp tự khỏi trong 2 năm, 20% còn lại sẽ khỏi khi đi học và khoảng 5% trẻ tiếp tục nói lắp đến khi thành người lớn.



Trẻ em nói lắp có thể là lặp từ, chẳng hạn "Bố, bố... ơi", nếu không phát hiện kịp thời và điều chỉnh thì có thể chuyển thành dạng kéo dài từ (như bố...ố...ơi) hoặc mất hẳn từ (bố...ố... nhưng không phát ra được từ ơi). Tình trạng nói lắp của trẻ có thể tiến triển nặng khi người lớn có thái độ không đúng: như trách móc (mẹ bảo con không được lắp bắp thế cơ mà), quát mắng, chỉnh sửa không phù hợp... Khi đó, trẻ sẽ tránh nói hoặc phải dùng sức rất nhiều khi nói, khiến mất hẳn từ.
Theo bác sĩ, bệnh này điều trị càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, khi con nói lắp, bố mẹ càng cố gắng chỉnh sửa đôi khi lại gây tác dụng ngược, can thiệp đến tư duy ngôn ngữ tự nhiên của trẻ. Nếu cộng thêm những bình luận không tốt, thái độ chỉ trích, trẻ càng căng thẳng, tự ti và mức độ nói lắp nặng thêm. Hơn nữa, thường bố mẹ chỉ nhận ra con nói lắp là lặp từ còn bác sĩ sẽ đánh giá rõ mức độ lắp như thế nào. Cách chỉnh sửa không bài bản của bố mẹ làm cung phản xạ nói lắp nặng thêm, khó chữa hơn.
Hiện nay, có nhiều trường phái trị liệu nói lắp. Thứ nhất là nắn chỉnh cách nói, sử dụng các bài tập nói kết hợp với tập thở bằng cơ hoành. Thứ hai là khuyến khích người bệnh sử dụng các từ không bị lắp, dần dần tăng lên, phát triển rộng ra các từ trước đây hay lắp, có thể hát theo nhịp điệu, đọc bài quen thuộc, kết hợp với tập thở và tư vấn tâm lý... Với trẻ em, một liệu pháp khá hiệu quả là Lidcombe Program for stuttering - chương trình điều trị sớm tật nói lắp tại nhà, bằng cách không nắn chỉnh khi người bệnh nói không trôi chảy. Cụ thể là:
+ Cho trẻ xem tranh có các hình ảnh hoạt động, con vật, đồ chơi, bảo trẻ nói ngay, không cần nghĩ, không đi sâu vào vòng xoáy bị lắp. Những chỗ trẻ không nói lắp, khuyến khích, khen ngợi để bé tự tin hơn, nói đúng đần. Bố mẹ không được bình luận, chê bai con, không bao giờ tạo áp lực cho con. - Trẻ nói lắp ở Đà Nẵng
+ Cho trẻ tham gia các hoạt động về lời nói trong chương trình giao tiếp với nhóm: chẳng hạn như chơi, trò chuyện cùng anh chị, bố mẹ... Trong quá trình này, khi nói với bé hay nghe bé nói, cần luôn giữ thái độ bình thường, tuyệt đối không bảo bé bị nói lắp. Cho bé hát những bài hát con thích, sau đó đọc lời bài hát...
+ Khuyến khích trẻ nói từ đơn giản, không đòi hỏi tư duy ngôn ngữ. Không nên bắt trẻ nói nhiều tình huống phức tạp, không coi việc giao tiếp của trẻ căng thẳng quá Hình thành phản xạ nói không bị lắp từ câu đơn giản, dần dần, từ từ kéo sang những từ khác. - Trẻ nói lắp tại Đà Nẵng
Và thường, chương trình này được bác sĩ hướng dẫn cho bố mẹ để cùng con luyện tập ở nhà. Quá trình này cần thật kiên nhẫn, kiên trì và bố mẹ có sự cầu tiến, đúng phương pháp.