Khăn giấy, khăn giấy ướt giá hạt dẻ .......

  • Trang 5/5

    Chuyển tới trang

  • 1
  • ...
  • 3
  • 4
  • 5
    • 151 Bài viết

    • 8 Được cảm ơn

    #41
    lên nào, lên nào

    iframe: approve:
    • 151 Bài viết

    • 8 Được cảm ơn

    #42
    MÓN ĂN CHỮA CHỨNG RA MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ

    Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường, dù trời nóng hay lạnh, và chỉ bị khi trẻ ngủ. Mồ hôi trộm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng mắc nhiều ở trẻ em.
    Theo y học cổ truyền, mồ hôi trộm là do chân âm hư yếu, cơ thể không giữ được tân dịch, nhiệt thịnh gây ra nóng trong. Dưới đây là một số món ăn, nước uống để các mẹ tham khảo và áp dụng chữa cho con em mình.

    CHÁO GỐC HẸ:
    Gốc hẹ 30g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ.
    Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước đặc. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được. Cho trẻ ăn ngày một lần, cần ăn liền 2 - 3 ngày, nếu trẻ nhỏ chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.

    CHÁO CHẠCH
    Cá chạch đồng 100g, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
    Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật. Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc, xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn một lần trong ngày lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.

    CHÁO CÁ QUẢ
    Cá quả một con (200g), gạo 50g, ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ.
    Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 5 ngày.

    CHÁO TRAI
    Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
    Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một giờ vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền trong 4 - 5 ngày

    CHÁO SÒ, HẾN
    Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ.
    Sò, hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi bỏ vỏ, ruột thái nhỏ, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói. Cần ăn liền 3 - 5 ngày.

    CANH LÁ DÂU
    Lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
    Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày một lần với cơm, ăn liền 5 ngày.

    NƯỚC ĐẬU ĐEN
    Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tàu 5 quả.
    Đậu đen đem rang chín, cho vào nồi cùng long nhãn, táo tàu, thêm 300ml nước đun nhỏ lửa, khi còn 200ml chắt lấy nước, chia làm 4 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.

    NƯỚC MỘC NHĨ
    Mộc nhĩ 20g, táo tàu 5 quả.
    Mộc nhĩ rửa sạch cùng táo tàu cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 ngày.

    iframe: approve:
    • 151 Bài viết

    • 8 Được cảm ơn

    #43
    Dinh dưỡng cho trẻ sau 1 tuổi:
    Từ 1 tuổi bé có thể ăn thức ăn của “người lớn”. Vậy những thực phẩm nào có thể cho bé ăn được, để giúp trí tuệ của bé phát triển một cách tốt nhất?
    I ốt
    I ốt có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu như bé nhận không đầy đủ lượng i ốt thì hậu quả có thể nhận thấy chỉ khi bé bắt đầu tới trường và mang điểm kém về nhà. Ở những nước thiếu i ốt tự nhiên, chỉ số trí tuệ trung bình của người dân kém hơn các nước khác có i ốt đầy đủ từ 10 đến 15%.
    Nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được tự động cho bé uống i ốt, nếu không có tư vấn của bác sĩ! Việc này có thể làm hại sức khỏe của bé. Dùng muối chứa i ốt trong nấu ăn thì an toàn hơn.
    Omega-3
    Omega-3 những a xít béo không bão hòa. Hãy cho bé ăn nhiều cá và hải sản. Những thực phẩm này chứa chất phốt pho và a xít béo omega-3 cần thiết cho hoạt động có hiệu quả của bộ não.
    Những a xít kỳ diệu này làm nhẹ quá trình chuyển những tín hiệu thần kinh giữa các nơron não bộ, và cần thiết cho việc hình thành tế bào thần kinh. Nhờ đó, sự chú ý, trí nhớ, khả năng tập trung của bé dần phát triển hơn.
    Sắt
    Sắt nhà “bác học bé nhỏ” cần phải nhận được chất sắt qua thức ăn. Trẻ thiếu chất sắt thường vô tâm trước tất cả, thờ ơ, không tập trung. Chất sắt có trong thịt, gan, đại mạch nâu, kê, các loại đậu, bánh mỳ…
    Vì sao cơ thể thường thiếu chất sắt? Khi chất béo, canxi, và phốt pho thừa sẽ gây cản trở việc hấp thụ chất sắt của cơ thể.
    Vì thế không nên ăn chung thịt và sữa, phô mai. Cả chất tanin cũng cản trở việc hấp thụ sắt, vì thế không nên uống trà và cà phê trong bữa ăn có thịt.
    Chất sắt có trong các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc và hạt dẻ được hấp thụ tốt hơn cùng với vitamin C, vì thế khi ăn cháo kê hay đại mạch nâu nên uống thêm cuốc nước hoa quả sẽ rất tốt.
    Kẽm
    Chất kẽm rất có ích cho não bộ, vì kẽm giúp bảo vệ các tế bào trước những tác động có hại, ảnh hưởng tới trao đổi chất, tham gia vào hình thành mô não bộ, kiểm soát, tổng hợp những chất đạm phụ trách về trí nhớ và học tập.
    Khi thiếu chất vi lượng này cơ thể không có biểu hiện gì đặc biệt, nên chúng ta rất khó nhận biết để kịp thời bổ sung. Nếu như bạn nhận thấy bé bắt đầu nhìn kém trong bóng tối và nheo mắt, dù không có rối loạn thị giác rõ rệt nào, hãy cho bé đi thử máu.
    Nếu phát hiện ra bé thiếu kẽm, hãy bổ sung vào thực đơn của bé gan, thịt, trứng, nấm, ngũ cốc và các loại hạt dẻ, hạt bí đỏ và hạt vừng.
    Những thực phẩm tốt nhất
    - Cá hồi: nguồn cung cấp a xít béo, omega-3.
    - Quả việt quất: Nhờ chứa nhiều vitamin và các chất chống ô xy hóa, quả việt quất tác dụng rất tốt tới trí nhớ.
    - Quả hồ đào: Làm tăng tượng serotonin – chất tác động tốt tới hệ thần kinh trung ương.
    - Sô-cô-la đen: Tác động tốt tới hoạt động của bộ não, và có khả năng làm tâm trạng tốt lên nhanh.
    - Trứng: Trứng có chứa chất Cholin – chất đặc biệt quan trọng cho hoạt động của bộ não. Nó giúp tăng cường sự tập trung.
    - Bơ: Chứa nhiều a xít đơn bão hòa làm tăng tuần hoàn máu cho các mô não bộ. Hành lượng kali cao, làm họat động tâm lý và thần kinh tốt hơn.
    Thêm lời khuyên cho mẹ
    - Không cho trẻ ăn những thực phẩm đóng hộp, có chứa chất bảo quản như xúc xích, cá, thịt hộp, nước uống có ga…
    - Không tự ý cho bé uống thuốc (kể cả thuốc bổ), mà không có sự tư vấn của các bác sĩ.
    Với chế độ dinh dưỡng hợp lý bạn nên nhớ lịch tiêm vac xin và khám định kỳ co trẻ, theo dõi cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ hợp lý.
    Tham khảo thêm những thực phẩm cần thiết trong tháp dinh dưỡng để cung cấp đủ chất cho trẻ.

    iframe: approve:
    • 151 Bài viết

    • 8 Được cảm ơn

    #44
    Hôm trước mình có xem chương trình tivi Nhật giới thiệu về top 10 loại rau, củ tốt nhất cho trẻ em. Đương nhiên là tốt cho trẻ em thì cũng tốt cho người lớn, và mọi người đều có thể áp dụng rồi nhỉ.
    Mình xin liệt kê ra đây để mọi người tham khảo nhé. Thứ tự về dinh dưỡng của chúng sắp xếp theo thứ tự như sau

    1. Cà rốt
    2. Rau bina (rau chân vịt, rau bó xôi) (ほうれんそう)
    3. Củ cải
    4. Rễ cây ngư bàng ゴボウ(Burdock)
    5. Cà chua (tomato)
    6. Súp lơ xanh (「ブロッコリー)
    7. Bắp cải
    8. Rau đay
    9. Bí ngô (かぼちゃ)
    10. Ớt xanh (ピーマン)

    Cà rốt được các chuyên gia dinh dưỡng gọi là loại rau củ vạn năng (万能野菜). Nó giúp phát triển thị lực, nhiều loại Vitamin A, E... Vỏ củ cà rốt cũng chứa nhiều vitamin nên mọi người đừng gọt vỏ vứt đi nhé (nếu cà rốt sạch như bên Nhật). Cách chế biến cà rốt tốt nhất đó là xào qua với một ít dầu ăn thì sẽ làm khả năng hấp thu vitamin A tốt hơn nhiều. Mình hay xào qua với ít dầu, đập thêm quả trứng vào và xào lên. Món này mình rất hay ăn, không ngờ hôm trước tivi giới thiệu đúng món ăn này để chế biến cho trẻ.

    Rau bina ( cải bó xôi, rau chân vịt) chứa rất nhiếu sắt và protein nên chỉ ăn một lượng ít cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Nấu canh hoặc luộc, xào... Sau khi ăn rau bina này mà ăn thêm dâu Tây hay những hoa quả có nhiều vitaminC thì nó sẽ giúp khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng từ rau bina vào cơ thể được tốt hơn đó.

    Củ cải có tác dụng làm ấm cơ thể...Hơn nữa mọi bộ phận của nó không bỏ đi phần nào mà đều ăn được, do đó đừng gọt vỏ củ cải vứt đi nhé (nếu ở Nhật có thể an tâm với chất lượng rau không sợ thuốc sâu). Lá củ cải nấu canh cũng rất tốt.

    Rễ cây ngư bàng không biết ở VN có không nhỉ. Ở Nhật mọi người có thể chế biến theo những cách sau. Thái sợi lát rồi chiên giòn lên với bột chiên cho trẻ ăn giống kiểu tenpura. Món này kích thích trẻ nhai nữa. Và mình sẽ nói tác dụng của vận động nhai đến phát triển trí não ở phần dưới.

    Rau đay nhà mình chứa nhiều canxi. Hồi bé mình ăn rau đay suốt ngày nên chắc nhờ thế mà không bị thiếu hụt canxi bao giờ thì phải. Có thể luộc hay nấu canh.

    Mình kể sơ qua tác dụng của các loại thực phẩm như vậy để mọi người biết. Cái nào có thể áp dụng thì mọi người áp dụng nhé.

    Các chuyên gia về dinh dưỡng và trẻ em cũng khuyến cáo rằng khi trẻ còn nhỏ tuổi (0-4 tuổi) thì quá trình nhai là một vận động giúp kích thích sự tăng trưởng của trí não. (Cái này chắc có người đã biết, có người chưa biết nên mình vẫn nói). Mình đọc báo thấy nói có nhiều mẹ cứ nghiền hết thức ăn cho con, không cho chúng tập nhai đến nỗi có trẻ 4 tuổi mà vẫn ăn cháo chứ chưa ăn cơm.
    Mình không nói những ví dụ báo kể là đúng hay sai (vì mình chưa có con nên chưa kiểm chứng được) nhưng nhìn trên phương diện khoa học để phân tích thì vận động nhiều sẽ giúp cho các nơron thần kinh trong não liên kết nhiều hơn, bền chặt hơn, và sự liên kết đó như là sự truyền tải thông tin nên sự liên kết càng nhanh và nhiều thì sẽ giúp não hoạt bát và thông minh hơn. Mà trẻ càng nhỏ thì càng cần trí não của chúng phát triển. Vì thế nhai cũng là một quá trình vận động quan trọng trong những vận động khác như leo trèo, chạy nhảy của trẻ.

    Nên không phải cứ uống các loại sữa có nhiều thành phần dinh dưỡng giúp phát triển trí não như quảng cáo trên tivi là đủ đâu nhé. Chính việc cho trẻ con vận động nhiều nữa mới là cách để trí não chúng phát triển, và giúp hấp thu các chất dinh dưỡng chúng được cung cấp. Vì sao trẻ hay chạy nhảy, tinh nghịch thì tiếp thu bài nhanh cũng là một ví dụ minh chứng đó.

    iframe: approve:
    • 17,569 Bài viết

    • 534 Được cảm ơn

    #45
    1 thành viên đã cảm ơn vì bài viết hữu ích (xem)
    iframe: approve:
    • 151 Bài viết

    • 8 Được cảm ơn

    #46

    Cháo lê thịt bò


    Nguyên liệu
    · Thịt bò gân: 100g, thịt bò thăn: 50g
    · Gừng: 2 lát
    · Lê: 1/2 quả
    · Gạo tẻ, 1 nhúm gạo nếp
    · Hành lá, ngò.
    Chế biến
    · Cho thịt bò gân cho vào nồi luộc lấy nước, dùng nước này nấu cháo.
    · Lê gọt vỏ, bào nhuyễn
    · Thịt bò thăn băm nhỏ.
    · Phi thơm gừng, cho thịt bò thăn vào xào (gừng giúp khử tanh và tạo mùi thơm cho thịt bò), nêm 1 tí xíu nước mắm.
    · Phi thơm hành, cho lê bào vào xào chín, múc cháo đã hầm nhừ cho vào, nấu khoảng 5 phút. Khi thấy lê cháo đã quyện đều thơm ngọt cho thịt bò đã xào vào, nấu thêm 2 phút, nêm thêm chút nước mắm cho vừa ăn, rắc hành ngò băm nhỏ, tắt bếp.
    Công dụng: Lê kết hợp với thịt bò giúp tạo độ ngọt và mùi thơm rất đặc trưng cho cháo. Thêm vào đó lê có nguồn vitamin C dồi dào lại chứa nhiều chất xơ tốt cho trẻ đang bị táo bón.

    iframe: approve:
  • Trang 5/5

    Chuyển tới trang

  • 1
  • ...
  • 3
  • 4
  • 5

LinkBacks Enabled by vBSEO