- 10:16 AM 24/06/2015 #1Giá: 12,000đSố điện thoại: O9831OO7O sáuĐịa chỉ: Số 30 ngách 64/3 Phố Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà NộiTình Trạng: Còn hàng
SHOP MINH TÚ – Cho thuê chuông báo đái dầm
Con bạn đái dầm hàng đêm?
Bạn đang mệt mỏi vì phải giặt chăn, ga sau mỗi đêm?
Bạn lo lắng vì con bị hăm khi đóng bỉm?
Bạn muốn con bạn hết đái dầm theo cách tự nhiên nhất?
Chỉ với chi phí chưa đến 12k/ngày. Hãy lựa chọn giải pháp điều trị đái dầm hiệu quả nhất được áp dụng tại các nước tiên tiến trên thế giới, lần đầu tiên có mặt tại Việt nam “Chuông báo đái dầm”.
Liên hệ: 0983100706 (Mrs Minh). Call/SMS/Skype/Zalo/Viber
Email: minhminhbtt@gmail.com
Website: Chuông báo đái dầm
Facebook: https://www.facebook.com/chuongbaodaidam
Địa chỉ duy nhất: Số 30 ngách 64/3 Phố Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội
Chia sẻ:
Bé nhà mình bị đái dầm từ bé đến tận 7 tuổi. Các loại thuốc Đông y, thuốc nam, thuốc bắc, các loại mẹo vặt lá lẩu, nướng nhện … không ăn thua gì hết. Trước khi áp dụng phương pháp dùng “chuông báo đái dầm”, mình vô cùng khổ sở với vụ tè dầm của bé. Đặt chuông để canh bé dậy tè thì bé tè lúc sớm, lúc muộn, thấp thỏm cả đêm, mà canh không đúng giờ nên sáng dậy vẫn phải giặt một đống đồ (sau này mình tìm hiểu thì được biết thêm rằng việc đánh thức bé dậy khi bàng quang chưa đầy là không khoa học, làm tình trạng của bé trầm trọng hơn). Bé nhà mình ngủ rất say, nên đái dầm ướt từ cổ đến chân mà bé vẫn ngủ tì tì. Hôm nào mẹ ngủ quên là con lạnh đến sáng (may mà chưa bị viêm phổi, hic). Lo con bị lạnh nên lại chuyển sang đóng bỉm, kết quả bé bị hăm, rất mất vệ sinh, nhất là với bé gái.
Mình sục sạo khắp trên mạng và thấy rằng phương pháp dùng “chuông báo đái dầm” rất phổ biến ở các nước tiên tiến, có một số bài báo ở Việt Nam giới thiệu về phương pháp này. Đây là một phương pháp rất tự nhiên: Chuông báo sẽ kêu khi bé tè được vài giọt, đánh thức bé dậy đi đái tiếp. Việc đánh thức đúng lúc bàng quang đầy sẽ tạo cho bé phản xạ nhận biết đúng thời điểm để dậy đi đái. Theo thời gian tạo cho bé phản xạ để bé biết tự tỉnh dậy trước khi đái, dần dần hết bị đái dầm. Phương pháp này đòi hỏi mẹ phải kiên trì, vất vả một thời gian.
Thông tin thêm về chuông báo đái dầm các mẹ xem theo các link:
Chuông báo đái dầm
https://www.facebook.com/chuongbaodaidam
Đái dầm ở trẻ em - Sự lợi hại của đồng hồ báo thức (Bài 3) | Bác sỹ Nhi khoa
Bệnh đái dầm ở trẻ em - VnExpress Sức Khỏe
Tư vấn trực tuyến phòng và điều trị bệnh đái dầm- VnExpress
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có bán thiết bị này. Mình đặt mua một chiếc “chuông báo đái dầm có dây” từ New Zealand (với giá 2,5tr cả thuế, phí hải quan, phí vận chuyển, cũng sót ruột lắm). Kết quả thành công mỹ mãn sau 1,5 tháng sử dụng. Từ đó đến nay đã hơn 5 tháng, bé không hề đái dầm, kể cả uống sữa ngay trước khi đi ngủ. Nếu có buồn tè thì bé cũng biết tự dậy đi một mình. Feeling very happy!! Mình thấy rất tiếc đã không tìm hiểu để áp dụng cho bé sớm hơn. (Nếu áp dụng sớm hơn thì ngoài tiết kiệm sức lực, cũng tiết kiệm được kha khá chi phí mua bỉm hàng tháng!).
Mình thấy rằng với chi phí mua chuông báo đái dầm từ 70$ đến 150$ từ nước ngoài (chưa kể thuế phí) là khá cao. Với mong muốn các bé giống như con mình được dùng sản phẩm tốt với chi phí thấp, mình đã nhập thêm thiết bị và quyết định mở dịch vụ cho thuê “chuông báo đái dầm”. Các mẹ làm phép thử so sánh 12k/ngày thuê chuông báo với công sức giặt đồ sau mỗi đêm, chi phí mua bỉm, hoặc so với thuốc trị đái dầm khác. Hơn nữa đây là phương pháp rất tự nhiên, rất hợp với sự phát triển của trẻ em.
Mình hy vọng sẽ có nhiều mẹ không phải mệt mỏi với chuyện đái dầm của con, các con cũng không còn tự ti rằng mình đã lớn mà vẫn còn tè dầm. Mình sẵn sàng tư vấn cho các mẹ về về cách sử dụng, các kinh nghiệm để đạt hiệu quả tốt nhất cho con.
Mời các mẹ xem Bảng giá và Tham khảo lịch theo dõi điều trị của bé nhà mình trong ảnh nhé. Cảm ơn các mẹ đã quan tâm!
Bài viết tương tự:
- Mỹ Phẩm Trắng Da Cao Cấp TMV Đảm Bảo Hiệu Quả An Toàn Tuyệt Đối
- Cám gạo Tắm Trắng Da Bity's House Hiệu Quả An Toàn - làm trắng da trị mụn thâm ,nám...Kem Dưỡng Trắng Japan.Bột mặt nạ thảo dược,ngọc trai .....
- Tổ chức các sự kiện với phong cách chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, chi phí hợp lý
- Hãy chăm sóc sức khỏe gia đình bạn ngay từ bây giờ với chi phí hợp lý. Khám và điều trị tại bệnh viện quốc tế Pháp Việt, An Sinh, Vũ Anh, .....
Chỉnh sửa lần cuối bởi memiu2007; 08/07/2018 vào lúc 05:38 PM.
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post3336197511:19 AM 08/07/2015 #2Tại sao “Chuông báo đái dầm” là cách tốt nhất để trị đái dầm?
Chuông báo đái dầm hoạt động trên nguyên lý “Phản xạ có điều kiện”. Nguyên lý này do nhà bác học người Nga Paplop phát hiện ra năm từ những năm 1990. Ông nhận thấy rằng sự kích thích không điều kiện kết hợp với một kích thích có điều kiện, sau một thời gian, kích thích có điều kiện sẽ có tác dụng giống như một kích thích không điều kiện.
Trong thí nghiệm với những con chó, Paplop nhận ra rằng việc đặt thức ăn trước miệng con chó là một kích thích không điều kiện làm cho con chó tiết nước bọt. Sau đó ông thí nghiệm với tiếng chuông mỗi lần cho chó ăn và sau một thời gian, ông nhận thấy rằng chỉ cần tiếng chuông thôi cũng đã làm con chó tiết ra nước bọt. Con người cũng có phản xạ như vậy và hầu hết chúng ta đều không nhận ra điều đó. Khi một kích thích không điều kiện và một kích thích có điều kiện xảy ra đồng thời, một sự kết nối được thiết lập.
Đối với những trẻ đái dầm, phản ứng với bàng quang đầy đáng lẽ sẽ giúp bé tỉnh dậy, nhưng nó không hoạt động. Tuy nhiên, chuông báo lớn giúp bé tỉnh dậy và tạo ra một phản ứng tức thì của cơ bàng quang, làm ngừng dòng nước tiểu từ bàng quang. Giải pháp này nhằm kết nối cảm giác khi bàng quang đầy với tiếng chuông, dần dần cảm giác bàng quang đầy sẽ làm bé tỉnh dậy như khi nghe thấy tiếng chuông.
Chuông báo đái dầm hoạt động bằng cách đặt cảm biến độ ẩm trong quần lót của trẻ. Khi một vài giọt nước tiểu đầu tiên thoát ra, làm chuông kêu to, đánh thức bé tỉnh dậy. Nếu bạn lo ngại rằng việc đánh thức bé dậy khi bé đã bắt đầu tè là quá muộn, thì hãy nhớ lại nguyên lý phản xạ có điều kiện của Paplop. Khi một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện xảy ra đồng thời, kích thích có điều kiện sẽ có tác dụng như một kích thích không điều kiện. Việc chuông kêu khi bé đã bắt đầu tè không phải là vấn đề. Bộ não thậm chí có thể kết nối ngược lại, nó kết nối việc tỉnh dậy khi có chuông báo với cảm giác khi bàng quang đầy. Theo thời gian, cảm giác khi bàng quang đầy tự nó trở nên mạnh mẽ như là âm thanh từ chuông báo để đánh thức bé tỉnh dậy.
Độ tuổi nào cần điều trị đái dầm?
Trước 5 tuổi, hành vi tiểu tiện khi ngủ của trẻ là biểu hiện sinh lý. Đến ba tuổi, trẻ bước vào giai đoạn khô ráo, đa số sẽ hết đái dầm trong giai đoạn này. Từ ba tuổi đến 5 tuổi, hành vi đái dầm có thể tạm chấp nhận bởi ở tuổi này, trẻ có thể chưa phát triển hoàn thiện về thần kinh, phản xạ chưa đủ thiết lập. Nhưng khi trẻ trên 5 tuổi mà vẫn đái dầm thì cần có biện pháp điều trị. Trước hết nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc như hạn chế uống nước, cho trẻ tiểu trước khi lên giường ngủ và dùng biện pháp báo thức.
Nên điều trị với “chuông báo đái dầm” trong bao lâu?
Mỗi trẻ em cần một khoảng thời gian khác nhau để điều trị thành công với chuông báo đái dầm, thông thường, mất khoảng vài tuần tới vài tháng. Một số bẻ ngủ quá say cần nhiều thời gian và hỗ trợ nhiều hơn từ phía bố mẹ. Sử dụng chuông báo đái dầm liên tục cho tới khi bé không đái dầm trong 14 ngày.
Nguồn:
DRI Sleeper - Our Solution to Bedwetting – DRI Sleeper®
Tư vấn trực tuyến phòng và điều trị bệnh đái dầm- VnExpress
Chỉnh sửa lần cuối bởi memiu2007; 20/09/2015 vào lúc 05:33 PM.
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post333619751 thành viên đã cảm ơn vì bài viết hữu ích (xem)02:58 PM 31/07/2015 #3Cảm ơn các mẹ đã quan tâm tới sản phẩm của Shop MINH TÚ. Một số mẹ góp ý Hình ảnh bảng giá ở trên hơi mờ nên Shop đăng lại tại đây, mời các mẹ tham khảo:
BẢNG GIÁ CHO THUÊ CHUÔNG BÁO ĐÁI DẦM
1. DRI-Sleeper-Excel (Chuông báo có dây): 350K/ tháng. Các tháng sau giảm dần mỗi tháng 50K (đến tháng thứ ba). Đặt cọc 2.000.000đ
2. DRI-Sleeper-Eclipse (Chuông báo không dây): 600K/ tháng. Các tháng sau giảm dần mỗi tháng 50K (đến tháng thứ ba). Đặt cọc 4.000.000đ
Khách hàng không phải trả trước tiền thuê thiết bị, chỉ đặt cọc bằng giá trị thiết bị. Tiền đặt cọc sẽ được trả lại khi hoàn trả thiết bị và trừ tiền thuê (Ngày thuê không chẵn tháng: tính theo ngày).
Có 2 phương thức giao hàng cho các mẹ lựa chọn:
1. Giao hàng miễn phí:
* Giao hàng và tư vấn miễn phí tại nhà quý khách ở nội thành Hà Nội.
* Khách hàng ở ngoại thành Hà Nội, các tỉnh khác: Sau khi đặt hàng, khách hàng đặt cọc vào tài khoản. Shop sẽ gửi thiết bị và hướng dẫn sử dụng chi tiết qua đường chuyển phát nhanh đến tận nhà. Hỗ trợ online 24/7. Sau khi khách hàng hoàn trả thiết bị, tiền đặt cọc (sau khi trừ tiền thuê) sẽ được chuyển khoản trả khách hàng.
Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh Minh.
Số tài khoản: 105 2038 4689 010 tại Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Nội Bài
2. Sử dung dịch vụ "Giao hàng, thu tiền hộ tại nhà"
Quý khách muốn sử dụng dịch vụ "Giao hàng, thu tiền hộ tại nhà" vui lòng trả thêm phí "Giao hàng, thu tiền hộ". Hãng vận chuyển sẽ giao hàng và thu tiền đặt cọc tại nhà quý khách. Liên hệ số Hotline 0983100706 để biết mức phí cụ thể cho từng khu vực.
Shop MINH TÚ – Cho thuê chuông báo đái dầm
Hotline: 0983100706 (Mrs Minh) Call/SMS/Skype/Zalo/Viber - Email: minhminhbtt@gmail.com
Website: Chuông báo đái dầm
Facebook: https://www.facebook.com/chuongbaodaidam
Địa chỉ duy nhất: Số 30 ngách 64/3 Phố Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội
Chỉnh sửa lần cuối bởi memiu2007; 20/09/2015 vào lúc 05:34 PM.
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post3336197503:27 PM 12/08/2015 #4BIỆN PHÁP HỖ TRỢ KHI DÙNG PHƯƠNG PHÁP CHUÔNG BÁO ĐÁI DẦM
Để thực hiện phương pháp "chuông báo đái dầm" thành công đòi hỏi bố/mẹ phải rất kiên trì và quyết tâm. Việc thức dậy hàng đêm với con trong thời gian dài gây ra khá nhiều mệt mỏi. Để giúp con nhanh tiến bộ, bố/mẹ tham khảo các biện pháp hỗ trợ sau:
- Nói cho bé hiểu, quyết tâm “chiến đấu” với chứng đái dầm và hợp tác thực hiện để có kết quả tốt. Không chế nhạo hay phạt bé vì “tội” đái dầm.
- Khuyến khích, động viên bé khi bé có tiến bộ (Tự dậy đi tiểu khi có chuông kêu, thời gian đi tiểu xa hơn, những đêm không bị đái dầm …). Có thể treo giải thưởng nếu bé hết đái dầm.
- Giúp bé lập lịch theo dõi sự tiến bộ và dán cho bé một tấm hình ngộ nghĩnh cho mỗi đêm không đái dầm.
- Vào ban ngày, khuyến khích bé nhịn hết cỡ đến khi thật buồn tiểu mới đi tiểu: Giúp làm tăng thể tích bàng quang.
- Hạn chế uống nước sau bữa tối, cho bé đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Thời gian đầu sử dụng, những bé ngủ quá say có thể không thức dậy khi có chuông báo. Bố/mẹ cần gọi con dậy ngay khi có chuông báo để đi tiểu tiếp. Đảm bảo bé tỉnh táo hoàn toàn để hình thành phản xạ tỉnh dậy khi có chuông báo, dần dần kết nối để hình thành phản xạ tỉnh dậy khi bàng quang đầy.
- Ở giai đoạn đầu sử dụng chuông báo đái dầm, những bé ngủ quá say có thể không thức dậy khi có chuông báo. Bố/mẹ có thể sử dụng biện pháp “mồi”. Biện pháp này dựa trên chiến lược “Trí nhớ tương lai”, có nghĩa là cài đặt điều gì đó để bộ não nhớ đến trong tương lai, nhằm “mồi” cho bộ não của bé tỉnh dậy khi có chuông báo. Trước khi trẻ ngủ, cho trẻ giả vờ nằm ngủ trên giường. Cài hộp chuông báo vào áo, làm cho chuông báo kêu bằng cách chạm khăn ẩm vào cảm biến. Yêu cầu bé dậy, tắt chuông và đi vào WC. Lặp lại vài lần như vậy để bộ não của bé hình thành phản xạ thức dậy khi có chuông báo.
- Khi bé đã có tiến bộ (nhiều đêm không đái dầm): Một số chuyên gia khuyên nên thử thách bé trước khi bỏ đồng hồ: cho bé uống thêm nước trước khi đi ngủ để kiểm tra khả năng tỉnh giấc trước chuông khi bàng quang rất đầy.
(Shop MINH TÚ tổng hợp)
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post3336197503:25 PM 17/08/2015 #5HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUÔNG BÁO ĐÁI DẦM CÓ DÂY “DRI Sleeper excel”
1. Gắn hộp chuông báo vào áo: Khâu hoặc ghim miếng gai dính vào áo và đặt chuông báo dính vào miếng gai dính. Nối dây nối của cảm biến vào hộp chuông báo. Tốt nhất để dây ổ cắm hướng lên trên. Luồn dây nối vào trong áo và đặt cảm biến vào trong quần lót.
Mẹo: Một số bé có thể làm tụt cảm biến trong khi ngủ. Có thể tốt hơn nếu đặt dây nối xuống dưới hộp chuông báo giữa hai lớp gai dính. Hoặc có thể luồn dây qua lỗ cúc áo trên cùng và buộc chặt. Một giải pháp đơn giản khác là dùng dây chun buộc chặt dây nối và chuông báo.
2. Đặt cảm biến vào lớp bông hoặc miếng vải xô và đặt vào trong quần lót. (Cảm biển rất nhậy với độ ẩm và có thể đổ chuông nếu bạn cần khi tay bị ướt).
3. Cắt một vết trên miếng vải bông để tạo đường rãnh và đặt cảm biến vào trong. Để giữ chặt cảm biến, lấy băng dính lại.
Mẹo: Bạn có thể cắt đôi miếng bông và đặt cảm biến vào trong để cảm ứng đổ chuông ngay khi có ít nước tiểu nhất. Hoặc bạn có thể đặt cảm biến vào giữa hai lớp quần lót hay khâu một túi nhỏ trong quần lót để đựng cảm biến, túi phải vừa với cảm biến để tránh bị tụt ra.
4. Cho bé thực hành 4 đến 5 lần trước khi đi ngủ để bộ não của bé hình thành phản ứng khi có chuông báo: Trước khi trẻ ngủ, cho trẻ giả vờ nằm trên giường. Gắn hộp chuông báo vào vai áo và cắm dây nối vào. Cho chuông báo kêu bằng cách nhỏ vài giọt nước hoặc chạm khăn ẩm vào cảm biến. Yêu cầu bé dậy, tắt chuông và đi vào WC.
5. Khi chuông kêu, bé tỉnh dậy, tháo chuông và đi tiểu.
Lưu ý: Trong thời gian đầu, những bé ngủ quá say có thể không tỉnh dậy khi có chuông báo. Bạn phải đánh thức bé để bé tỉnh dậy và đi tiểu tiếp. Hãy đảm bảo rằng bé tỉnh dậy hoàn toàn, điều này sẽ giúp bé nhớ để tỉnh dậy khi có chuông báo vào hôm sau.
6. Luôn luôn rửa cảm biến bằng xà phòng sau khi bé tè, rửa kỹ lại bằng nước sạch và lau khô. Nếu xà phòng không được rửa sạch, nó có thể làm cho cảm biến đổ chuông.
7. Điều trị liên tục hàng đêm đến khi bé không tè trong 14 đêm.
8. Kiểm tra các lỗ cảm ứng trước khi sử dụng: Dùng nước ấm nhỏ vào các lỗ cảm ứng và kiểm tra xem cảm ứng có làm chuông kêu.
NHÀ SẢN XUẤT
Anzacare Limited
P O Box 400
Waikanae 5250.
NEW ZEALAND
Chỉnh sửa lần cuối bởi memiu2007; 17/08/2015 vào lúc 03:42 PM.
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post3336197503:42 PM 17/08/2015 #6HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUÔNG BÁO KHÔNG DÂY DRI Sleeper® eclipse
1. Đặt hộp chuông báo tên bàn gần giường của trẻ. Bật công tắc “ON/OF” từ vị trí 0 (Tắt) sang vị trí 1 (Bật). Hộp chuông sẽ kêu bíp 5 tiếng để hiển thị đã được bật.
2. Tháo cảm biến khỏi khớp chuông báo. Lưu ý: nếu tay bạn đang ẩm khi cầm cảm biến có thẻ làm chuông báo kêu. Do đó, tốt nhất tránh chạm vào hai dải cảm biến. Nếu chuông kêu theo cách này, tắt công tắc trên hộp chuông báo và lau khô cảm biến, sau đó bật công tắc lại.
3. Đặt cảm biến với hai dải cảm biến màu đen vào trong một một túi thấm nhỏ. Cắt một rãnh 2,5cm để cho cảm biến vào trong túi.
Lưu ý: Lớp trên cùng của túi được thiết kế để giữ khô. Nếu cảm biến được đặt ngay dưới lớp đầu tiên của túi thấm, nó có thể bị ướt và làm đổ chuông khi bé bị ướt (ví dụ: ra mồ hôi). Hãy cho cảm biến xuống dưới vài lớp hấp thụ, như vậy nó sẽ làm ướt hai dải cảm biến màu đen khi bé tè.
Tránh sử dụng lớp thấm quá mỏng vì nó có thể dẫn đến đổ chuông sai, chẳng hạn khi bé ra mồ hôi. Không sử dụng miếng lót vì nó có thể làm chuông không kêu do miếng lót hút hết nước tiểu.
Nên thực hành trước với cảm biến đặt trong túi thấm trước khi sử dụng cho bé, để chắc chắn rằng nó có thể làm chuông kêu: Cho cảm biến vào túi thấm và bật công tắc chuông báo, nhỏ một vài giọt nước ấm vào túi thấm để xem nước thấm vào dải cảm biến như thế nào trước khi làm chuông kêu.
4. Đặt túi thấm chứa cảm biến vào đáy quần lót của trẻ gần vị trí nước tiểu chảy ra nhất.
5. Khi chuông kêu, chắc chắn rằng bé tỉnh dậy ngay và ra khỏi gường, tắt chuông, vào WC đi tiểu tiếp.
6. Tháo cảm biến khỏi miếng vải xô hoặc túi bông nhỏ và rửa sạch bằng xà phòng.
Lưu ý: Không sử dụng các chất tẩy rửa Clo để rửa Cảm biến, điều này sẽ làm làm hỏng dải cảm biến và không thể sửa chữa được.
7. Lau thật khô cảm biến, đặt biệt là giữa hai dải cảm biến màu đen. Nếu cảm biến không được lau khô, nó sẽ không được thiết lập lại và chuông sẽ không kêu trong lần sử dụng tiếp theo.
8. Cho cảm biến vào miếng xô hoặc túi bông khô khác và cài lại cho bé khi bé đi ngủ lại.
9. Lặp lại bước 5 đến bước 8 nếu chuông lại kêu lần nữa.
10. Vào ban ngày, khi không sử dụng, tắt công tắc trên chộp chuông báo để để tránh hết pin trong quá trình điều trị.
Một số cách cài cảm biến khác:
1. Khâu một miếng nhỏ vải nhỏ vào đáy quần lót nơi nước tiểu chảy ra để đặt cảm biến
2. Sử dụng 2 chiếu quần lót để đặt cảm biến vào giữa.
NHÀ SẢN XUẤT
Anzacare Limited
P O Box 400
Waikanae 5250.
NEW ZEALAND
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post3336197512:22 PM 04/09/2015 #7Shop đã khai trương website: Chuông báo đái dầm
Mời các bố/mẹ vào xem thông tin và nhận khuyến mại:
Khuyến mại tháng 9-2015: Nhân dịp khai trương website và khai giảng năm học mới: Giảm 10% phí thuê thiết bị cho 10 khách hàng đầu tiên đặt hàng từ ngày 05/9/2015 đến 15/9/2015)
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post3336197510:10 PM 15/09/2015 #8Một số mẹ lo lắng vì thời gian đầu sử dụng bé chưa dậy được khi có chuông báo. Shop đã liên hệ với nhà sản xuất và họ tư vấn rất nhiệt tình các mẹ à. Mời các bố/mẹ tham khảo:
TƯ VẤN CỦA NHÀ SẢN XUẤT (Công ty ANZACARE) ĐỐI VỚI NHỮNG TRẺ NGỦ QUÁ SAY
Ngủ quá say cũng là một vấn đề đối với trẻ đái dầm. Ở giai đoạn đầu sử dụng Chuông báo đái dầm, một số bé có thể không thức dậy được khi có chuông báo, thậm chí còn tè hết trên giường mà không tè thêm khi vào WC. Chúng tôi gợi ý bố/mẹ nên áp dụng những biện pháp sau:
1. Biện pháp Mồi:
Biện pháp này dựa trên nguyên lý “Trí nhớ tương lai”, có nghĩa là cài đặt điều gì đó để bộ não nhớ đến trong tương lai, nhằm “mồi” cho bộ não của bé tỉnh dậy khi có chuông báo. (Một ví dụ đơn giản cho biện pháp này là bạn nghĩ mình cần thức dậy vào lúc 6h30 sáng và đặt chuông đồng hồ báo thức. Thực tế bạn sẽ thức dậy trước khi chuông báo thức kêu vì bộ não đã được “mồi” để thức dậy vào giờ đó.)
Trước khi trẻ ngủ, cho trẻ giả vờ nằm ngủ trên giường. Cài hộp chuông báo vào áo, làm cho chuông báo kêu bằng cách chạm khăn ẩm hoặc miếng kim loại (như thìa inox ...) vào cảm biến. Yêu cầu bé dậy, tắt chuông và đi vào WC. Lặp lại vài lần như vậy để bộ não của bé hình thành phản xạ thức dậy khi có chuông báo.
2. Nhớ lại:
Mẹ có thể thảo luận với bé rằng mẹ sẽ cho bé một “từ mã “ để nhớ khi mẹ gọi bé dậy trong đêm khi chuông kêu, mẹ yêu cầu bé lặp lại “từ mã” đó vào buổi sáng để đảm bảo bé nhớ rằng bé cần tỉnh dậy. Nỗ lực này nhằm giúp bé tập trung vào việc bé cần làm gì khi bé tỉnh dậy vào ban đêm sau khi đã đái dầm. Mẹ có thể làm một bảng theo dõi có có bao nhiêu đêm bé nhớ được từ mã đó. Mẹ có thể coi đó như một trò chơi và có phần thưởng cho bé khi bé nhớ được từ mã mỗi đêm trong vòng 1 tuần.
3. Bài tập cơ bàng quang:
Vào ban ngày, khi bé buồn tè, hộ tống bé cùng với chuông báo và cho chuông kêu khi bé tè, yêu cầu bé cố gắng ngừng tè giữa chừng. Thực hành như thế trong vài ngày (tuy nhiên không cần phải thực hiện luôn luôn mỗi lần bé tè). Việc này giúp bé ghi nhớ vào trong tiềm thức rằng bé cần kìm hãm các cơ bàng quang khi có chuông kêu vào lúc bé tè dầm vào ban đêm.
4. Gợi lại:
Khi bé muốn đi tè, cho bé vào giường trước, đóng rèm cửa như buổi đêm, cho bé nằm xuống giường và giả vờ ngủ. Yêu cầu bé tự nói to rằng bé cảm thấy bàng quang như thế nào và tại sao đó là dấu hiệu bé cần tỉnh dậy vào ban đêm và đi tè. Việc này cũng là nhằm giúp bé ghi nhớ vào trong tiềm thức rằng bé cần nhận biết khi bàng quang đầy và tỉnh dậy để đi tiểu vào ban đêm.
5. Tăng kích cỡ bàng quang:
Biện pháp này giúp làm tăng kích cỡ của bàng quang và giảm số lần đi tiểu trong đêm. Khi bé vào toilet, khuyến khích bé nhịn thêm vài phút trước khi đi tiểu. Dần dần tăng thời gian nhịn thêm đến 10 phút. Thông thường các bé, đặc biệt là bé trai có khuynh hướng nhịn tiểu vì các bé mải chơi và bàng quang sẽ được giãn ra một cách tự nhiên.
6. Uống đủ nước trong ngày:
Việc cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày là rất quan trọng. Điều này giúp tăng kích cỡ bàng quang và giúp bàng quang trữ được nhiều nước tiếu hơn nên giảm số lần đi tiểu trong đêm. Uống 250ml nước 6 lần trong ngày (khi bé ngủ dậy, trước khi đi học, vào bữa sáng, bữa trưa, buổi chiều và bữa tối) có thể giúp bé tiến bộ hơn.
7. Ghi nhận sự tiến bộ của bé
Việc khuyến khích khi bé tiến bộ là rất cần thiết và có ý nghĩa. Bạn có thể lập một lịch theo dõi và để bé tự ghi nhận những tiến bộ của mình vào đó.
Trong một số trường hợp, cần tới 12-20 tuần để các bé ngủ quá say thoát khỏi tè dầm. Sử dụng các biện pháp trên có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị, nhưng đỏi hỏi rất nhiều sự nỗ lực và kiên trì.
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post333619751 thành viên đã cảm ơn vì bài viết hữu ích (xem)04:07 PM 09/10/2015 #9Mời các bố/mẹ tham khảo: Thông tin từ Blog của Bệnh viện nhi TW về PP dùng chuông báo đái dầm:
Đái dầm ở trẻ em - Sự lợi hại của đồng hồ báo thức (Bài 3) | Sức khỏe Trẻ em
18/07/2014
Đái dầm ở trẻ em - Sự lợi hại của đồng hồ báo thức (Bài 3)
"Dụng cụ báo thức cảm nhận độ ẩm là vũ khí tối ưu trong cuộc chiến chống đái dầm, giúp mang lại hiệu quả tối đa và sự an toàn tuyệt đối. Đồng hồ gồm 2 phần chính: một thiết bị đơn giản nhạy cảm với độ ẩm, được gắn bên ngoài quần lót của bé, và một chiếc loa nhỏ gắn lên vai. Khi gặp những giọt nước tiểu đầu tiên, đồng hồ sẽ phát ra âm thanh chói tai, khiến trẻ ngừng tiểu tiện theo phản xạ.
Tiếp đó, hai khả năng có thể xảy ra:
• Một là bé thức giấc và có thể kịp đi nhanh vào nhà vệ sinh.
• Hai là bé vẫn tiếp tục ngủ rất say. Lúc này cha mẹ thức giấc và sẽ đánh thức bé, đưa vào nhà vệ sinh, đợi bé đi tiểu xong rồi đặt lại đồng hồ báo thức. Nếu thói quen này được thực hiện liên tục, sau 4-6 tuần, trẻ có thể tự tỉnh dậy khi nghe chuông.
Cùng với thời gian, bé sẽ dự báo được tiếng chuông và tỉnh dậy trước khi quần bị ẩm. Sau 12 tuần sử dụng, rất nhiều trẻ không còn gặp sự cố ban đêm nữa. Khi bàng quang đầy, bé có thể tự tỉnh dậy và đi vệ sinh mà không cần đến đồng hồ báo thức. Hiếm khi trẻ bị đái dầm trở lại sau điều trị bằng đồng hồ báo thức loại này.
Một số điều cần chú ý:
• Cha mẹ cần giải thích rõ cho bé rằng mục tiêu của đồng hồ báo thức không phải để báo ‘sự cố’ đã xảy ra. Điều cần hướng tới là bé dự đoán trước tiếng chuông và tỉnh dậy khi chuông chưa kêu.
• Nên cho bé đi ngủ sớm hơn thường lệ (khoảng 30 phút), mệt mỏi do thức khuya có thể khiến tất cả mọi người khó tỉnh giấc khi chuông kêu.
• Nên dùng chuông báo thức liên tục mỗi đêm và chỉ ngừng ít nhất 1 tháng sau khi bé không đái dầm nữa.
• Một số chuyên gia khuyên nên thử thách bé trước khi bỏ đồng hồ: cho bé uống thêm nước trước khi đi ngủ để kiểm tra khả năng tỉnh giấc trước chuông khi bàng quang rất đầy.
................."
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post3336197504:08 PM 09/10/2015 #10Mời các bố/mẹ tham khảo Thông tin trên website của Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM
Web site bệnh viện Nhi Đồng 1
ĐÁI DẦM
Ðái dầm là gì?
Ðái dầm là sự rỉ nước tiểu không kiểm soát vào lúc ngủ, xảy ra ở lứa tuổi đã có khả năng kiểm soát được việc tiểu tiện ( khoảng 4 đến 5 tuổi ). Kiểm soát việc tiểu tiện là một quá trình phụ thuộc nhiều yếu tố: nhận thức được cảm giác đầy bàng quang, khả năng trử nước tiểu của bàng quang, khả năng kiểm soát tự chủ cơ thắt cổ bàng quang, nhu cầu tâm lý kiểm soát việc tiểu tiện và việc trải qua sự huấn luyện.
.........
Các phương pháp điều trị trẻ đái dầm:
Có 2 phương pháp chính để điều trị trẻ đái dầm: dùng thuốc và không dùng thuốc.
1. Phương pháp không dùng thuốc:
* Ðiều trị "tác động":
+ Khuyến khích trẻ không uống nước 2 giờ trước khi đi ngủ.
+ Khuyến khích trẻ tiểu hoàn toàn trước giờ ngủ.
+ Hướng dẫn trẻ tự dọn dẹp giường vào buổi sáng khi đái dầm.
+ Lập biểu đồ theo dõi diển tiến và khen thưởng trẻ mỗi đêm không đái dầm.
Phương pháp điều trị ban đầu hợp lý, đặc biệt áp dụng với các trẻ nhỏ. Tỷ lệ ngưng đái dầm hoàn toàn là khoảng 25%. Khi đạt được tình trạng ngưng đái dầm kéo dài, tỷ lệ tái phát thấp.
* Ðiều trị "hành vi": giúp trẻ tự thức dậy để đi tiểu:
+ Huấn luyện đi tiểu ban đêm: đánh thức trẻ với khoảng thời gian giảm dần trong vài đêm để trẻ tự đi tiểu hoặc giúp trẻ tự thay đồ khi đái dầm.
+ Dụng cụ báo động tiểu dầm: dụng cụ nhỏ, được mặc trực tiếp vào quần của trẻ và phát ra báo động bằng âm thanh hoặc rung động khi nước tiểu được cảm nhận ở quần lót. Có thể ngưng mang dụng cụ khi trẻ không đái dầm ít nhất 3 tuần liên tiếp. Tỷ lệ ngưng đái dầm lâu dài là 70%. Hiệu quả nhất khi kết hợp với các phương pháp điều trị hành vi khác hoặc phương pháp dùng thuốc.
2. Phương pháp dùng thuốc: không phải là chọn lựa ban đầu trong điều trị đái dầm và hiếm khi được sử dụng trước 8 tuổi. Có 3 loại thuốc để điều trị đái dầm: Imipramine, DDAVP và Oxybutinin
.....
Hãy để bé yêu học cách tự biến bộ với Chuông báo đái dầm!
http://zaodich.webtretho.com/forum/f2484/chuong-bao-dai-dam-tri-dai-dam-dut-diem-hieu-qua-an-toan-chi-phi-hop-ly-2149167/#post33361975LinkBacks Enabled by vBSEO